tieuthieugia
Well-Known Member
http://sohoa.vnexpress.net/SH/Am-thanh/2009/08/3B9B0A5F/
Tự xếp đặt dàn home theater
Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ âm trầm sẽ được tăng cường nếu đặt ở góc phòng.
Sắp xếp loa theo một vòng cung cách tường ít nhất 30 cm và ở khoảng cách gần như bằng nhau tính từ điểm ngọt (sweet spot - điểm nghe âm thanh hay nhất). Sắp xếp sao cho loa trước và center ngang bằng với tai nghe bằng đinh chống rung, chân đế hay giá treo tường. Với các loa này, tốt nhất nên lựa chọn mẫu của cùng một nhà sản xuất để cho âm sắc liên kết một cách tối ưu và cho ra một dải âm liền mạch.
Để tái tạo trường âm surround, loa sau và loa bên nên được treo cao hơn tai nghe từ 30 đến 60 cm. Cách bố trí này là tối ưu cho xem phim, dù rằng bạn có thể không nhận biết được khác biệt về độ cao trong trường hợp nghe âm thanh đa kênh Super Audio CD và DVD-Audio do những âm này được mã hóa hiệu ứng theo hướng ngay từ trong studio.
Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ rằng âm trầm sẽ được tăng cường nếu được đặt ở góc. Phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho loa trầm và tránh những hướng quá chật hẹp, nếu không, kết quả là âm trầm sẽ bị âm và vang thay vì phải chắc và sâu.
Kỹ thuật "xoay ra/vào" chủ yếu dùng để chỉ việc điều chỉnh hướng của loa trước. "Xoay vào" nhằm hướng loa về phía điểm ngọt (hướng tâm), trong khi "xoay ra" chỉ quay hướng loa song song với tường để âm thanh có thể trải khắp phòng.
Hãy thử nghiệm xoay loa với các góc khác nhau để đạt hiệu ứng tốt nhất, nhưng về cơ bản cách đặt loa hướng tâm thường áp dụng với một nhóm nhỏ xem/nghe nhạc, còn hướng song song dùng khi lắp đặt dàn home theater cho nhu cầu của cả gia đình.
Dù cắt cáp nối chỉ là một bước bình thường, cũng nên chú ý cẩn thận để sao cho đầu cáp tiếp xúc được tối ưu nhất, giảm thiểu sự ăn mòn (ví dụ oxi hóa đồng) dẫn tới đoản mạch. Tách sợi cáp làm đôi, cắt bỏ lớp vỏ bọc khoảng 1 cm để lộ lớp lõi. Thật cẩn thận để không làm rụng mất sợi đồng nào. Vuốt thẳng đoạn dây lõi trần này ra rồi xoắn lại theo một chiều nhất định. Nếu cần thiết lấy kìm cắt bấm đầu để đầu được bằng phẳng
Quay mặt sau của ampli hay receiver, nhét hai đầu dây trần vào lỗ của hai vòng giữ dây và từ từ vặn vào cho chặt. Nhớ cắm đúng đầu dây màu đỏ với vòng "+" và màu đen vào vòng "-".
Tương tự như với ampli, cắm các đầu dây tương ưng vào các lỗ cắm hoặc lẫy trên loa theo đúng cực.
Một số loa cao cấp có tới hai cặp lỗ cắm để đánh bi-ampli cho chất âm được tăng cường hơn (về mặt lý thuyết). Đây là các cặp với các jumper kim loại nối cả hai vị trí lỗ cắm đỏ và đen cho các thiết đặt mono-ampli thông thường. Nối cáp loa vào bất kỳ vị trí nào trong nhóm đều được cả.
Không cần phải đọc sách hướng dẫn cài đặt nếu như bộ receiver A/V của bạn hỗ trợ chế độ tự động căn chỉnh âm thanh tối ưu (như chế độ Multichannel Acoustic Calibration System của Pioneer chẳng hạn).
Ba thông số loa cần lưu ý ở đây là kích cỡ loa, cân bằng âm lượng và dộ trễ âm thanh.
Kích cỡ loa: Đặt theo loại loa ở mỗi kênh. Do không có tiêu chuẩn công nghiệp thông thường nào nên hầu hết các thuật ngữ này sử dụng đều mang tính ước lệ. Ví dụ, các loa vệ tinh hay loa giá sách được coi là loại nhỏ, còn loa đứng sàn hay loa cột là loại loa to.
Cân bằng âm lượng: Về cơ bản, đây là chức năng được sử dụng nhằm cân bằng mức độ to nhỏ khác nhau giữa các kênh âm thanh. Hãy dùng chính đôi tai của bạn hay một thiết bị đo mức độ âm lượng để điều chỉnh trên mỗi kênh.
Độ trễ âm thanh: Chức năng này cũng tương tự như cân bằng âm lượng xét về mặt vị trị đặt loa. Độ trễ âm thanh được sử dụng để đồng bộ hóa âm thanh phát ra từ các loa để duy trì một dải âm kéo dài liên tục (do nhiều loa với các khoảng cách khác nhau tính từ điểm ngọt). Xem thêm sách hướng dẫn sử dụng để hiệu chỉnh chi tiết.
Thay cho kiểu đầu dây trần có thể là các đầu bọc sẵn với đủ hình dạng, từ hình quả chuối, hình ngạnh hay trụ. Các dây loa có đầu nối kiểu này đảm bảo tính chắc chắn và không bị ăn mòn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn đầu nối bọc sẵn phải phù hợp với vị trí nối dây trên loa hay ampli tại nhà.
Nguyễn Hà (theo Cnet)
Tự xếp đặt dàn home theater
Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ âm trầm sẽ được tăng cường nếu đặt ở góc phòng.
Sắp xếp loa theo một vòng cung cách tường ít nhất 30 cm và ở khoảng cách gần như bằng nhau tính từ điểm ngọt (sweet spot - điểm nghe âm thanh hay nhất). Sắp xếp sao cho loa trước và center ngang bằng với tai nghe bằng đinh chống rung, chân đế hay giá treo tường. Với các loa này, tốt nhất nên lựa chọn mẫu của cùng một nhà sản xuất để cho âm sắc liên kết một cách tối ưu và cho ra một dải âm liền mạch.
Để tái tạo trường âm surround, loa sau và loa bên nên được treo cao hơn tai nghe từ 30 đến 60 cm. Cách bố trí này là tối ưu cho xem phim, dù rằng bạn có thể không nhận biết được khác biệt về độ cao trong trường hợp nghe âm thanh đa kênh Super Audio CD và DVD-Audio do những âm này được mã hóa hiệu ứng theo hướng ngay từ trong studio.
Hãy bớt chút thời gian để tìm vị trí tối ưu đặt loa siêu trầm và nên nhớ rằng âm trầm sẽ được tăng cường nếu được đặt ở góc. Phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho loa trầm và tránh những hướng quá chật hẹp, nếu không, kết quả là âm trầm sẽ bị âm và vang thay vì phải chắc và sâu.
Kỹ thuật "xoay ra/vào" chủ yếu dùng để chỉ việc điều chỉnh hướng của loa trước. "Xoay vào" nhằm hướng loa về phía điểm ngọt (hướng tâm), trong khi "xoay ra" chỉ quay hướng loa song song với tường để âm thanh có thể trải khắp phòng.
Hãy thử nghiệm xoay loa với các góc khác nhau để đạt hiệu ứng tốt nhất, nhưng về cơ bản cách đặt loa hướng tâm thường áp dụng với một nhóm nhỏ xem/nghe nhạc, còn hướng song song dùng khi lắp đặt dàn home theater cho nhu cầu của cả gia đình.
Dù cắt cáp nối chỉ là một bước bình thường, cũng nên chú ý cẩn thận để sao cho đầu cáp tiếp xúc được tối ưu nhất, giảm thiểu sự ăn mòn (ví dụ oxi hóa đồng) dẫn tới đoản mạch. Tách sợi cáp làm đôi, cắt bỏ lớp vỏ bọc khoảng 1 cm để lộ lớp lõi. Thật cẩn thận để không làm rụng mất sợi đồng nào. Vuốt thẳng đoạn dây lõi trần này ra rồi xoắn lại theo một chiều nhất định. Nếu cần thiết lấy kìm cắt bấm đầu để đầu được bằng phẳng
Quay mặt sau của ampli hay receiver, nhét hai đầu dây trần vào lỗ của hai vòng giữ dây và từ từ vặn vào cho chặt. Nhớ cắm đúng đầu dây màu đỏ với vòng "+" và màu đen vào vòng "-".
Tương tự như với ampli, cắm các đầu dây tương ưng vào các lỗ cắm hoặc lẫy trên loa theo đúng cực.
Một số loa cao cấp có tới hai cặp lỗ cắm để đánh bi-ampli cho chất âm được tăng cường hơn (về mặt lý thuyết). Đây là các cặp với các jumper kim loại nối cả hai vị trí lỗ cắm đỏ và đen cho các thiết đặt mono-ampli thông thường. Nối cáp loa vào bất kỳ vị trí nào trong nhóm đều được cả.
Không cần phải đọc sách hướng dẫn cài đặt nếu như bộ receiver A/V của bạn hỗ trợ chế độ tự động căn chỉnh âm thanh tối ưu (như chế độ Multichannel Acoustic Calibration System của Pioneer chẳng hạn).
Ba thông số loa cần lưu ý ở đây là kích cỡ loa, cân bằng âm lượng và dộ trễ âm thanh.
Kích cỡ loa: Đặt theo loại loa ở mỗi kênh. Do không có tiêu chuẩn công nghiệp thông thường nào nên hầu hết các thuật ngữ này sử dụng đều mang tính ước lệ. Ví dụ, các loa vệ tinh hay loa giá sách được coi là loại nhỏ, còn loa đứng sàn hay loa cột là loại loa to.
Cân bằng âm lượng: Về cơ bản, đây là chức năng được sử dụng nhằm cân bằng mức độ to nhỏ khác nhau giữa các kênh âm thanh. Hãy dùng chính đôi tai của bạn hay một thiết bị đo mức độ âm lượng để điều chỉnh trên mỗi kênh.
Độ trễ âm thanh: Chức năng này cũng tương tự như cân bằng âm lượng xét về mặt vị trị đặt loa. Độ trễ âm thanh được sử dụng để đồng bộ hóa âm thanh phát ra từ các loa để duy trì một dải âm kéo dài liên tục (do nhiều loa với các khoảng cách khác nhau tính từ điểm ngọt). Xem thêm sách hướng dẫn sử dụng để hiệu chỉnh chi tiết.
Thay cho kiểu đầu dây trần có thể là các đầu bọc sẵn với đủ hình dạng, từ hình quả chuối, hình ngạnh hay trụ. Các dây loa có đầu nối kiểu này đảm bảo tính chắc chắn và không bị ăn mòn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn đầu nối bọc sẵn phải phù hợp với vị trí nối dây trên loa hay ampli tại nhà.
Nguyễn Hà (theo Cnet)