Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được sử dụng tại mọi nơi ở Trung Quốc để quản lý người dân, từ nhà vệ sinh công cộng đến việc thanh toán hóa đơn hay rút tiền ở máy ATM.
Với dân số quá đông như hiện nay, giới chức Trung Quốc đang sử dụng nhiều công nghệ khác nhau tại các thành phố lớn để quản lý. Theo SCMP, nhận diện khuôn mặt là công nghệ được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều nơi, từ các thị trấn nhỏ đến những đô thị rộng lớn.
Trên thực tế, công nghệ này đã vấp phải nhiều chỉ trích tại Mỹ do liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư của người dân. Tuy nhiên, nó lại được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời sống của người dân Trung Quốc.
Tại quốc gia này, để có thể di chuyển bằng tàu, người dân bắt buộc phải xuất trình thẻ ID. Tuy nhiên, thay vì đi qua các trạm kiểm soát do nhân viên quản lý như trước, hành khách đã có thể tự kiểm tra bằng máy nhận diện khuôn mặt. Chúng được bố trí tại khắp các ga tàu để quản lý nhu cầu di chuyển của người dân.
Người dân Trung Quốc đi qua các máy nhận diện khuôn mặt để có thể lên tàu.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng được các công ty đưa vào để quản lý thời gian của người chơi game. Tencent đã ứng dụng chúng để xác định xem trẻ em chơi những tựa game trên di động của hãng trong bao lâu mỗi ngày và sẽ áp dụng một số hạn chế khi khách hàng chơi quá nhiều.
Chính phủ Trung Quốc thường xuyên đưa ra cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, đồng thời bày tỏ mối quan ngại với các công ty sản xuất trò chơi về vấn nạn trẻ em nghiện game. Do đó, Tencent đã sử dụng khả năng nhận diện khuôn mặt để hạn chế giờ chơi game của đối tượng người chơi nhỏ tuổi.
Tuy nhiên, cách làm này của Tencent chưa mang lại nhiều hiệu quả khi nó có thể dễ dàng bị qua mặt. Một số người chơi đã gian lận bằng cách quét khuôn mặt của cha mẹ mình khi họ đang ngủ. Trong khi một số khác cố gắng chứng minh với nhà cung cấp dịch vụ rằng họ đã đủ tuổi để không bị giới hạn bằng cách giả giọng của một người lớn.
Theo Securities Daily, hiện tại để thanh toán hóa đơn tại một số nhà hàng ở Trung Quốc, người dân đã không cần sử dụng tiền mặt hay mã QR code trên điện thoại mà dùng nhận diện khuôn mặt. Công nghệ này đã được ứng dụng tại nhiều siêu thị ở trung tâm thành phố Tân Trịnh và đang được mở rộng ra nhiều nơi tại Trung Quốc.
Ứng dụng Alipay của Alibaba cho phép người dùng quét khuôn mặt để thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng.
Theo SCMP, bên cạnh tiền mặt và điện thoại thông minh, một thứ khác mà người dân Trung Quốc có thể để ở nhà là thẻ ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng lớn nhất tại quốc gia này đã trang bị hệ thống máy ATM tích hợp nhận diện khuôn mặt.
Nó cho phép người dân có thể sử dụng tính năng quét khuôn để rút tiền mặt. Người dùng sẽ cần phải nhập mật khẩu, số điện thoại hoặc số trên thẻ ID để xác nhận danh tính. Nhiều ngân hàng khác tại Trung Quốc cũng xác nhận sẽ sớm triển khai công nghệ này trong thời gian tới.
Theo New York Times, chính quyền Bắc Kinh đang phải chống lại nạn ăn cắp giấy vệ sinh bằng cách khóa nguồn cung cấp giấy, đồng thời sử dụng cảm biến tự động nhận diện khuôn mặt để lưu trữ thông tin.
Theo đó, thiết bị phân phát giấy có giá khoảng 750 USD sẽ xử lý một lượng giấy có chiều dài khoảng 60 cm cho một người trong mỗi 9 phút. Trước đó, người sử dụng toilet phải quét gương mặt để lưu trữ thông tin. Điều này gây ra không ít khó chịu với một số cư dân Trung Quốc.
Người dân cần quét khuôn mặt để nhận được giấy vệ sinh từ toilet công cộng.
Tại đất nước đông dân nhất thế giới, nhiều người bị bắt gặp sử dụng các tiện ích công cộng như một cách dự trữ nguồn cung các nhu yếu phẩm thiết yếu như xà bông, khăn giấy, giấy vệ sinh. Mô hình này cũng đang được chính phủ mở rộng ra nhiều thành phố lớn khác như Thượng Hải nhằm hạn chế tình trạng trên từ người dân.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng cho thấy sự tích cực trong việc đưa công nghệ này vào nhiều hơn các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống từ sân bay cho tới giáo dục. Nhận diện khuôn mặt đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (Gaokao) năm 2018, các điểm thi tại Trung Quốc đã sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra thí sinh trước khi vào phòng thi nhằm chống thi hộ đại học.
Với dân số quá đông như hiện nay, giới chức Trung Quốc đang sử dụng nhiều công nghệ khác nhau tại các thành phố lớn để quản lý. Theo SCMP, nhận diện khuôn mặt là công nghệ được áp dụng phổ biến nhất tại nhiều nơi, từ các thị trấn nhỏ đến những đô thị rộng lớn.
Trên thực tế, công nghệ này đã vấp phải nhiều chỉ trích tại Mỹ do liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư của người dân. Tuy nhiên, nó lại được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời sống của người dân Trung Quốc.
Tại quốc gia này, để có thể di chuyển bằng tàu, người dân bắt buộc phải xuất trình thẻ ID. Tuy nhiên, thay vì đi qua các trạm kiểm soát do nhân viên quản lý như trước, hành khách đã có thể tự kiểm tra bằng máy nhận diện khuôn mặt. Chúng được bố trí tại khắp các ga tàu để quản lý nhu cầu di chuyển của người dân.
Người dân Trung Quốc đi qua các máy nhận diện khuôn mặt để có thể lên tàu.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng được các công ty đưa vào để quản lý thời gian của người chơi game. Tencent đã ứng dụng chúng để xác định xem trẻ em chơi những tựa game trên di động của hãng trong bao lâu mỗi ngày và sẽ áp dụng một số hạn chế khi khách hàng chơi quá nhiều.
Chính phủ Trung Quốc thường xuyên đưa ra cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, đồng thời bày tỏ mối quan ngại với các công ty sản xuất trò chơi về vấn nạn trẻ em nghiện game. Do đó, Tencent đã sử dụng khả năng nhận diện khuôn mặt để hạn chế giờ chơi game của đối tượng người chơi nhỏ tuổi.
Tuy nhiên, cách làm này của Tencent chưa mang lại nhiều hiệu quả khi nó có thể dễ dàng bị qua mặt. Một số người chơi đã gian lận bằng cách quét khuôn mặt của cha mẹ mình khi họ đang ngủ. Trong khi một số khác cố gắng chứng minh với nhà cung cấp dịch vụ rằng họ đã đủ tuổi để không bị giới hạn bằng cách giả giọng của một người lớn.
Theo Securities Daily, hiện tại để thanh toán hóa đơn tại một số nhà hàng ở Trung Quốc, người dân đã không cần sử dụng tiền mặt hay mã QR code trên điện thoại mà dùng nhận diện khuôn mặt. Công nghệ này đã được ứng dụng tại nhiều siêu thị ở trung tâm thành phố Tân Trịnh và đang được mở rộng ra nhiều nơi tại Trung Quốc.
Ứng dụng Alipay của Alibaba cho phép người dùng quét khuôn mặt để thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng.
Theo SCMP, bên cạnh tiền mặt và điện thoại thông minh, một thứ khác mà người dân Trung Quốc có thể để ở nhà là thẻ ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, một trong bốn ngân hàng lớn nhất tại quốc gia này đã trang bị hệ thống máy ATM tích hợp nhận diện khuôn mặt.
Nó cho phép người dân có thể sử dụng tính năng quét khuôn để rút tiền mặt. Người dùng sẽ cần phải nhập mật khẩu, số điện thoại hoặc số trên thẻ ID để xác nhận danh tính. Nhiều ngân hàng khác tại Trung Quốc cũng xác nhận sẽ sớm triển khai công nghệ này trong thời gian tới.
Theo New York Times, chính quyền Bắc Kinh đang phải chống lại nạn ăn cắp giấy vệ sinh bằng cách khóa nguồn cung cấp giấy, đồng thời sử dụng cảm biến tự động nhận diện khuôn mặt để lưu trữ thông tin.
Theo đó, thiết bị phân phát giấy có giá khoảng 750 USD sẽ xử lý một lượng giấy có chiều dài khoảng 60 cm cho một người trong mỗi 9 phút. Trước đó, người sử dụng toilet phải quét gương mặt để lưu trữ thông tin. Điều này gây ra không ít khó chịu với một số cư dân Trung Quốc.
Người dân cần quét khuôn mặt để nhận được giấy vệ sinh từ toilet công cộng.
Tại đất nước đông dân nhất thế giới, nhiều người bị bắt gặp sử dụng các tiện ích công cộng như một cách dự trữ nguồn cung các nhu yếu phẩm thiết yếu như xà bông, khăn giấy, giấy vệ sinh. Mô hình này cũng đang được chính phủ mở rộng ra nhiều thành phố lớn khác như Thượng Hải nhằm hạn chế tình trạng trên từ người dân.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng cho thấy sự tích cực trong việc đưa công nghệ này vào nhiều hơn các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống từ sân bay cho tới giáo dục. Nhận diện khuôn mặt đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (Gaokao) năm 2018, các điểm thi tại Trung Quốc đã sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra thí sinh trước khi vào phòng thi nhằm chống thi hộ đại học.
Theo Zing