Truyện ma {Đông - Tây; Kim - Cổ}

conghieu1978

Moderator
Nụ Cười Của Người Đã Chết
Tác giả: Robert Arthur

(Sưu tầm từ nguồn: music.vietfun.com)
Bert có một tính rất khó chịu, lúc nào cũng cười được, khiến nhiều lúc tôi rất ghét. Trong mười lăm năm chung sống với anh ta, phải có tới mười hai lần tôi tính đến chuyện giết anh ta. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện, bởi cũng không thể giết người nếu không có cớ gì hết. Nhưng rồi Bert đã tạo cho tôi một cái cớ.
Tối hôm ấy, anh ta về đến nhà, mặt cau có:
- Betty, hôm nay anh gặp một chuyện xấu xa. Jack biển thủ một số tiền của Hội! Sáng mai anh sẽ tố cáo với cơ quan cảnh sát.
Tôi giật bắn người. Jack là nhân tình của tôi. Anh là thư ký riêng cho Bert và được Bert trả lương hậu hĩ. Nhưng Jack thích tiêu xài. Nói cho cùng, đây là lỗi của Bert. Nếu như Bert không bủn xỉn thì tôi đã có đủ tiền để cho Jack số anh ấy cần.
- Nếu vậy anh ta sẽ ngồi tù mất - tôi kêu lên - Nhưng chiều chủ nhật anh đã đi Mehicô. Nếu anh làm cho Jack bị bắt ngày mai, thì trong hai tuần anh đi vắng, văn phòng Hội sẽ bàn tán chuyện này và anh lại không có nhà để thanh minh. Tốt nhất là để đến hôm anh về đã.
- Em nói chí lý - Bert nói rồi ôm bụng, nhăn mặt. Từ lâu anh đã bị đau dạ dày vì ăn uống không chịu giữ gìn - Thôi được, để hôm nào đi Mehicô về anh sẽ tố cáo cũng được.
- Từ nay đến hôm đi, anh đừng tỏ vẻ gì để Jack nghi, đúng không, Bert?
- Cũng lại rất chí lý. Em nói bao giờ cũng đúng - Và anh cười toe toét. Bert có thói lúc nào cũng cười được, dù chuyện chẳng đáng cười chút nào hết. - Thôi, anh đi ngủ đây. Tối mai lại có buổi chiêu đãi lớn. Và sẽ có mặt Gordon mới thú chứ!
Gordon là nghệ sĩ hề nổi tiếng, chuyên dẫn chuyện trên đài Tryền hình, chương trình hài hước: "Cứ tìm đi, bạn sẽ thấy!". Bert rất mê ông ta và không bỏ một buổi trình diễn nào của Gordon.
Bert lên gác rồi, tôi ngồi lại một mình trong phòng khách. Ôi, Jack yêu quý! Anh ấy cao lớn, đẹp trai và biết cách đánh thức dậy mọi dây thần kinh, mọi thớ thịt của tôi. Bert lại hay phải đi công việc ở nơi xa, cho nên Jack càng có nhiều dịp bù lại cho tôi những thời gian tôi phải chịu đựng với lão chồng vô duyên. Nếu Jack phải ngồi tù thì tôi mất đi niềm sung sướng tột cùng ấy. Chưa kể rất có thể Jack sẽ nói ra hết mối quan hệ dan díu với tôi để kiếm tìm lòng khoan dung của Bert. Khi ấy, dứt khoát Bert sẽ tống cổ tôi ra vỉa hè và tôi sẽ lại không có đồng xu trong túi y hệt hồi chưa lấy Bert.
Tôi nhấc điện thoại gọi cho Jack:
- Anh yêu - tôi cố nói rất khẽ - Tối mai anh đến em nhé. Bert phải đi dự chiêu đãi. Em có chuyện cần bàn với anh. Không, đừng hỏi em chuyện gì. Chỉ biết là rất hệ trọng. Rất, anh nghe rõ chưa? Rất hệ trọng cho hai chúng ta! Thôi, gặp nhau em sẽ nói.
Tôi đặt máy xuống trước khi Jack kịp hỏi thêm. Sau đấy, tôi ngồi vào bàn ghi ra giấy những suy nghĩ của tôi. Tôi có kinh nghiệm muốn suy nghĩ rành mạch, tốt nhất là ghi ra giấy rồi nhìn vào đó mà cân nhắc. Gạch xóa, thêm bớt một lúc, tôi đã vạch xong kể hoạch mà tôi tính sẽ thi hành vào tối Chủ nhật, là buổi tối theo dự tính, Bert sẽ ra ga để đáp máy bay đi Mehicô.
Tôi xé vụn mảnh giấy vứt vào giỏ giấy lộn rồi đi ngủ.

- o O o -

Đã đến chủ nhật. Chiều nay Bert sẽ ra ga xe lửa để ra thành phố, đáp máy bay đi Mehicô. Cũng sắp là lúc chấm dứt cuộc đời của anh ta. Tất nhiên Bert chưa biết gì hết, vẫn cười toe toét và đùa giỡn, kể chuyện tiếu lâm cho vợ nghe rồi lại tự mình cười rũ rượi.
Tôi làm bữa ăn tiễn chồng lên đường và Bert mời cả Jack để làm như không có chuyện gì. Tuy thỉnh thoảng Bert ôm bụng đau đớn, nhưng chỉ lát sau, đỡ đau, anh ta lại làm trò và cười vang. Anh ta kể cho tôi và Jack nghe về cuộc gặp với nhà hài hước nổi tiếng Gordon hôm trước cùng những câu nói cực kỳ hóm hỉnh của ông ta.
Jack có vẻ hồi hộp. Mồ hôi đổ trên trán và bàn tay anh nhiều lần run lên. Nhưng Bert không nhận thấy gì hết. Lát sau, Bert nói:
- Tôi xuống lấy xe đem ra đỗ ở cửa nhà nhé? Cẩn thận thế kẻo đến lúc nổ máy lại tắc tịt thì gay.
Anh ta cười lớn và lúc đã ra ngoài, tôi còn nghe thấy anh ta tiếp tục cười. Đúng là mình vớ phải thằng chồng vô duyên! Jack ngồi lại, thấm mồ hôi trán, nói giọng lo lắng:
- Betty! Chẳng lẽ không còn cách giải quyết nào khác nữa à? Ý anh muốn nói là nếu anh ngồi tù thì nhiều lắm cũng chỉ một năm thôi. Mà nếu anh nói khó với Bert thì có khi không phải ra tòa ấy chứ. Bert xưa nay tính tình rộng rãi, dễ tha thứ cho người nào tỏ ra ân hận.
- Anh yêu, em hiểu anh đang băn khoăn. Nhưng anh chưa biết lão chồng em đấy thôi. Lão thâm lắm. Lão không tha thứ đâu. Lão sẽ bắt anh phải chịu hình phạt cao nhất. Và khi anh đã ra tù, lão cũng còn tiếp tục trả thù. Với lại anh phải nghĩ đến em chứ. Dù một năm thôi em cũng không sao chịu nổi.
Tôi ôm anh. Hai đứa hôn nhau một lúc lâu, đê mê. Lúc buông tôi ra, Jack nói:
- Thôi được. Vì em, anh dám làm mọi thứ. Vả lại, cũng không còn cách nào nữa thật.
- Anh yên tâm, anh yêu. Em đã trù tính cặn kẽ cả rồi.
Bert quay lên. Tôi đã tập cách giấu kín tình cảm nên anh ta không biết gì hết.
- Em nhét lọ thuốc dạ dày vào vali của anh rồi chứ, Betty?
Tôi gật đầu và chợt nhìn thấy có vết bẩn trên áo, chắc là lúc ôm tôi hôn, trên tay đang cầm ly, Jack đã làm sánh rượu ra.
- Ôi, em phải thay áo mới được!
Nói xong, tôi chạy lên gác thay áo. Lúc tôi xuống thì Bert và Jack đã ngồi trong xe. Bert đang kể cho Jack nghe về một thư ký của anh ta ngày trước do thụt két đã phải ngồi tù sáu năm. Tôi biết Bert phịa, cốt để dọa Jack. Càng hay! Càng làm Jack quyết tâm giết Bert hơn.
Tôi cầm tay lái. Bert ngồi ghế trước bên cạnh tôi, còn Jack ngồi ghế sau. Dọc đường Bert liên tiếp kể chuyện tiếu lâm và ca ngợi tài hài hước của ông Gordon. Và chỉ mỗi mình anh ta cười ầm lên. Jack chỉ hơi mỉm cười, chắc trong lòng đang rất hồi hộp không còn bụng dạ đâu nghe chuyện hài hước.
Gần đến ga xe lửa, đến một chỗ hai bên là cánh đồng trống trải, tôi đỗ xe lại.
- Xe làm sao à? - Bert ngạc nhiên.
- Không, - tôi đáp - Nhưng hôm nay trời đẹp, ta ngắm phong cảnh một chút. Còn sớm. Cứ bao giờ thấy tàu đến, ta ra ga cũng kịp. Nghe báo tàu bao giờ cũng đến trễ, nửa giờ là ít.
- Em nói đúng, Betty! - Bert nói - Ôi anh nhớ lại một chuyện hài hước. Có một thằng cha chuyên môn nhỡ tàu, một hôm y...
Tôi không nghe. Tôi ngán đến tận cổ cái thói kể chuyện hài hước của anh ta rồi. Bỗng hai luồng sáng lóe lên từ phía xa. Tàu đến.
- Đi đi, em! - Bert giục.
- Đúng. Jack! - Tôi ra hiệu lệnh. Jack liền cầm khúc ống nước bằng kẽm quật mạnh lên đầu Bert. Bert thét lên, quay đầu lại nhìn, nhưng Jack quật luôn một đòn nữa và Bert gục hẳn. Tôi không ngờ chóng vánh đến thế. Đột nhiên, Jack kêu lên hoảng hốt.
- Ông ta chưa chết!
Tôi lắng nghe và đúng là có tiếng khò khè từ cổ họng Bert thoát ra, nhưng tiếng rên đã rất yếu. Tôi nói:
- Nhưng chỉ một lát thôi.
Đúng thế. Chỉ lát sau tiếng khò khè đã hết. Máu chảy xuống nệm, nhưng tôi đã chuẩn bị để sẵn một tấm khăn bông dày. Tôi lấy tấm khăn khác trùm lên đầu Bert, ấn đầu anh ta thấp xuống để người bên ngoài xe có ngó vào cũng không thấy.
- Đến ngôi nhà có ma! - Tôi nói và nổ máy. Vài phút sau, tôi quặt xe xuống con đường nhỏ và đi vào bãi lầy.
Chẳng là ở đây có một ngôi nhà tồi tàn giữa một khu vườn rộng, thuộc sở hữu của Bert. Đã có thời hai vợ chồng sống ở đây. Ngôi nhà có ma cho nên ít lâu sau tôi đòi Bert phải rời nơi đó. Từ đấy, ngôi nhà vẫn bỏ hoang và bây giờ đổ nát rất thảm hại. Trận bão năm ngoái lại làm đổ một cây to, rơi xuống đúng mái nên trông bây giờ càng thảm thương.
- Ta đào hố dưới tầng hầm chôn lão. Em có mang theo thuổng và cả cào để cào cho phẳng nắp mộ rồi.
Tôi đỗ xe, lôi xác Bert ra để tạm ngoài vườn, rồi dẫn Jack vào nhà. Lúc Jack đào xong huyệt, chúng tôi ra định khiêng xác Bert vào thì không thấy anh ta đâu. Chúng tôi hoảng hốt tìm xung quanh. Đột nhiên, Jack kêu lên:
- Nhìn này, Betty!
Tôi cúi xuống, thì ra một vỏ bao thuốc lá.
- Hay vừa có người đến đây và đưa Bert đi? - Jack hốt hoảng nói.
Tôi xem kỹ bao thuốc, bao ẩm và rõ ràng là bị vứt đây đây đã khá lâu.
- Nơi này thỉnh thoảng vẫn có người đến cắm trại chơi vì là hơi vắng vẻ. Nhất là mấy cặp nhân tình, mò đến đây cho kín đáo, có vậy thôi. Không có ai đến hết.
Chúng tôi tiếp tục tìm. Bỗng dưới ánh sáng chiều tà lúc trời sắp tối, tôi thấy một bụi cây động đậy. Tôi vội chạy đến. Bert trong đó, đang bò rất vất vả.
- Betty yêu quý - anh ta nói thều thào - Việc em làm vừa rồi đúng là hài hước. Nhưng anh chưa chết hẳn. Em phải làm lại vậy - rồi anh ta cười nhe cả răng.
Nhưng cũng đúng lúc ấy, anh ta giẫy một cái rồi bất động. Hai mắt nhắm lại, lăn ngửa ra đất. Tôi sờ mạch. Bây giờ thì Bert đã chết hẳn. Chúng tôi khiêng anh ta vào nhà, đưa xuống tầng hầm. Jack run lẩy bẩy. Anh ta rất sợ. Lát sau, chôn Bert xong, chúng tôi ra xe. Jack nhấc chai rượu tu một ngụm. Chúng tôi ra ga. Jack đem gởi va li của Bert và cặp giấy tờ vào ngăn "gửi hành lý". Làm thế, đến khi phát hiện Bert mất tích, cảnh sát sẽ nghĩ rằng Bert ra ga sớm, gửi hành lý để đi uống gì đó và mất tích ngoài phố.

- o O o -

Hôm đó là Chủ nhật. Mọi sự trót lọt một cách quá đơn giản. Nhưng đến ngày thứ ba, tôi nhận được một lá thư của Bert, đóng dấu bưu điện ngày thứ hai. Chỗ tên người gửi đề:
"Người đã quá cố Bert Willoughby. Tầng hầm. Ngôi nhà có ma."
Vậy là sao? "Quá cố" có nghĩa anh ta đã chết! Tôi luống cuống bóc phong bì. Và đây là nội dung lá thư:
"Betty thân yêu,
Chào em. Thay mặt những người đã chết, anh chào em và khen ngợi vụ giết người đầu tiên của em trên đời. Em là cô gái thông minh và can đảm, nhưng vì là lần đầu, chưa có kinh nghiệm, nên em làm chưa gọn lắm. Anh rất cảm ơn em là đã chấm dứt cho anh nỗi đau đớn liên miên.
Đau đớn gì à? Anh bị ung thư dạ dày và chỉ vài tuần nữa anh sẽ chết. Anh không nói với em vì nghĩ cũng chẳng để làm gì. Anh muốn được chết cho mau để khỏi phải chịu nỗi đau đớn kéo dài, mà đằng nào rồi cũng chết.
Anh biết em với Jack đã phản bội anh từ lâu và nhân dịp này anh tạo điều kiện cho em có cớ để giết anh. Anh phóng đại chuyện cậu ta ăn cắp tiền của Hội. Anh nghe lỏm điện thoại em gọi cho cậu ta. Anh cũng nhặt những mảnh giấy em tính toán kế hoạch giết anh mà em xé vụn và chắp lại để đọc. Anh rất mừng thấy kế hoạch của em chu đáo.
Lúc ra xe, thấy Jack vẫn còn ngập ngừng, anh đã bịa ra câu chuyện tên thư ký của anh biển thủ tiền công quỹ và bị tù sáu năm để khích cậu ta.
Cảm ơn em lần nữa, em yêu quý. Gởi lời hỏi thăm Jack.
Yêu em. Bert."
Tôi đang đọc đi đọc lại lá thư để hiểu hết ý nghĩa thật của nó, thì có tiếng gõ cửa. Cảnh sát vào và yêu cầu tôi đến Tòa án để quan chức ở đó thẩm vấn về cái xác của ông Bert Willoughby. Tôi sửng sốt và kinh hoàng. Tại sao họ lại biết được? Hay Bert, "người quá cố" đã gửi thư cả cho họ?
Thì ra trước hôm đi, Bert đã năn nỉ một quan chức cảnh sát hãy cố gắng xem chương trình "Hãy tìm và bạn sẽ tìm thấy" trên truyền hình vào tối thứ hai. Trong đó, ông Gordon nhà hài hước sẽ kể một câu chuyện tiếu lâm có nói đến một cái xác vô thừa nhận chôn dưới tầng hầm của "ngôi nhà có ma" gần con đường ra ga xe lửa!
Sau này, trước khi ra Tòa chịu án cùng với Jack, tôi còn được biết là chính Bert trước khi "đi Mehicô" đã khẩn khoản yêu cầu nhà hài hước diễn tiết mục đúng như Bert đã viết và đưa vào chương trình của ông tối Thứ hai! Và, tất nhiên lá thư cho tôi anh ta cũng viết từ trước và nhờ ai đó chiều thứ hai mới bỏ vào thùng thư!
 

conghieu1978

Moderator
Hồn Ma Hiện Lên Từ Đáy Biển

Tác giả: Sir Arthur Conan Doyle

Khi nào mà các đại dương vẫn còn những lợi gân nối liền các phần khác nhau của Đế quốc Anh thì chúng ta vẫn sẽ không tránh khỏi những chuyện hoang đường. Vì linh hồn người ta tự để cho bị khuấy động bởi nước, cũng giống hệt như nước phải vâng theo mặt trăng và khi những con đường lớn của một đế quốc bị bao quanh bởi nỗi hỉêm nguy muôn thuở, cũng phong phú về những cảnh trí và âm thanh kỳ lạ, người ta phải có một tinh thần khá thâm hậu để giữ được thản nhiên trước những điều ác hại của chúng. Hiện nay nước Anh đang vươn ra rất xa bên ngoài chính quốc, khi mà ba ngàn dặm hải phận của mỗi mạn duyên hải làm thành cương giới mà nó đã đoạt được bởi cái búa, cái khuôn dệt và cái cuốc nhọn hơn là bởi những nghệ thuật của chiến tranh. Quả thật lịch sử đã đoán chắc với chúng ta rằng không một ông vua nào, không một đạo quân nào có thể cản đường của một người chỉ có hai đồng tiền trong két sắt nhưng biết rằng ở nơi nào y sẽ có thể biến hai đồng tiền thành ba đồng, và để hết trí thông minh vào việc đi tới nơi đã định. Và vì cương giới đã mở xa ra, trí thông minh của Anh Quốc cũng được nới rộng và tràn lan ra một cách đầy đủ trên khắp thế giới để cho tất cả mọi người thấy rằng những con đường của hải đảo có tính cách châu lục, giống hệt như những con đường của châu lục đều có tính cách hải đảo.
Nhưng để tới được chỗ đó, người ta đã phải trả một cái giá, và cái giá này cứ tiếp tục tốn kém hơn. Cũng giống như con quái vật thời xưa phải nhận được dưới dạng cống phẩm hàng năm một người trai trẻ, với đế quốc của chúng ta cũng thế, hàng ngày chúng ta phải hy sinh cái tinh hoa của thế hệ thanh niên của chúng ta. Guồng máy thì bao la và dũng mãnh nhưng nhiên liệu duy nhất làm cho nó vận hành là sinh mạng của dân Anh. Đó là lý do tại sao khi ở trong những giáo đường cổ kính màu xám chúng ta nhìn thấy những danh tính xa lạ: những danh tính mà cả những người xây các bức tường này cũng không biết, vì chính ở Peshawar, ở Umbellah, ở Korti, ở Fort Pearson mà những chàng trai trẻ chết, mà chỉ để lại phía sau họ truyền thuyết và một tấm biển. Nếu bên trên mỗi cái xác người Anh có một đài kỷ niệm được dựng lwn thì người ta sẽ không cần vạch ra cương giới, vì một sợi dây thừng của những ngôi mộ sẽ chỉ rõ làn sóng của dân Anh và Celtes đã vờ tới nơi nào.
Cả điều đó nữa, đồng thời với những khối nước nối liền chúng ta với thế giới, đã đóng góp vào những chuyện hoang đường mà chúng ta thấm nhuần. Khi mà bao nhiêu người đàn ông và đàn bà đã có ở phía bên kia đại dương những người mà họ yêu quý và những người này đang tiến lên dưới làn đạn của dân sơn cước hoặc trong những đầm lầy của bệnh sốt rét rừng, thì lúc đó tâm hồn đi vào sự giao cảm với tâm hồn, và những truyện ly kỳ nẩy sinh, những mộng mị, những sự linh cảm, những ảo tưởng trong đó một bà mẹ trông thấy con trai bà đang chết và bà ngất đi trong cơn tuyệt vọng, ngay cả trước khi cái tang của anh ta được loan báo cho bà. Mới gần đây khoa học đã chiếu cố tới vấn đề này và đã ban cho nó một cái nhãn hiệu, nhưng chúng ta đã biêt gì hơn nếu không phải là việc một linh hồn bị hành hạ và tới bước cũng đã có thể phóng qua mặt đất, vào một khoảng cách mươi lăm ngàn cây số, cái hình ảnh của tình cảnh đau buồn của y tới tận tâm trí của người thân cận nhất của y? Tôi không hề phủ nhận cái quyền năng đó, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải khôn ngoan trong những vấn đề như vậy, vì ít nhất đã có một lần tôi biết rằng những điều trong khuôn khổ các định luật tự nhiên có thể hoàn toàn nằm ngoài những vấn đề này.
John Vansittart là hội viên thứ nhì của công ty Hudson et Vansittal, công ty xuất khẩu cà phê ở Ceylan ( Tích Lan). Ông vốn là người gốc Hà Lan, nhưng 100% Ăng-Lê trong lòng các phong độ. Đã nhiều năm tôi làm đại diện cho ông ở Luân Đôn. Khi ông tới Anh quốc để nghỉ ngơi ba tháng, ông nói với tôi để có những sự giới thiệu cho phép ông làm quen với đời sống ở thị thành và ở thôn quê. Ông đã rời khỏi các văn phòng của tôi với bảy bức thư trong túi áo. Trong một vài tuân, những bức thư ngắn từ nhiều nơi khác nhau gửi tới báo tin cho tôi biết là ông đã lấy được cảm tình của các bạn tôi. Rồi tôi được tin là ông đã đính hôn vơi Emily Lawson, thuộc ngành thứ của gia đình nhà Hereford Lawson, và gần như ngay sau đó họ đã thành hôn: sự tán tỉnh của một du khách chỉ có thể chóng vánh thôi, và cái ngay ông phải xuống tàu của công ty, một cái tàu buồn một ngàn tấn: đó sẽ là chuyến đi chơi tuần trăng mật của họ.
Thời đó là thời cực kỳ thuận lợi cho các nhà trồng cà phê ở Ceylan, họ đã chưa từng biết cái mùa khủng khiếp mà chỉ trong vài tháng thôi, nhưng đã làm lụi bại tất cả một cộgn đồng này nhờ ở sự dũng cẩm và kiên trì, sẽ lại dành được một thắng lợi thứ hai: quả thực những cánh đồng trà ở Tích Lan là một đại công trình của lòng dũng cảm của dân Anh, giống hệt như con sư tử ở Waterloo. Nhưng trong năm 1872 chưa có một đám mây nào đe doạ ở chân trời. Những hy vọng của các nhà trồng tỉa thật tràn trề, Vansittart trở lại Luân Đôn cùng với cô vợ trẻ đẹp của ông. Ông giới thiệu cô với tôi, chúng tôi cùng ăn bữa tối với nhau, và cuối cùng thì ông đồng ý rằng, vì các công việc củng đòi hỏi sự có mặt của tôi ở Tích Lan, tôi sẽ là bạn đồng hành của họ trên tau Eastern Star, mà sự nhổ neo rời bến đã được định trước vào ngay thứ hai sắp tới.
Tôi gặp lại ông vào buổi tối ngày chủ nhật. Ông đi vào trong nhà tôi với một vẻ băn khoăng và bực bội. Khi tôi bắt tay ông, tôi nhận thấy bàn tay ông nóng và khô.
- Ông Atkinson ạ, ông nói với tôi, tôi muốn ông bảo người nhà pha cho tôi một chút nước chanh và nước lạnh. Nói theo nghĩa đen, tôi đang chết khát đây, và tôi càng uống bao nhiêu thì tôi càng muốn uống nữa.
Tôi bấm chuông và gọi lấy một bình nước và những cái cốc.
- Ông đang bị sốt nóng lạnh, toi nói với ông, ông có vẻ đang khó ở đó.
- Không, tôi không cảm thấy khoẻ mạnh lắm. Tôi bị đau phong thấp ở lưng, và tôi ăn không ngon. Chính cài thành phố Luân Đôn chết tiệt này làm tôi nghẹt thở. Tôi không quen hít thở cái không khí mà bốn triệu buồng phổi cùng khuấy trộn lên cùng một lúc.
Ông vung vẩy hai bàn tay co quắp trước mặt ông: thật sự ông đã cho người ta một ấn tượng của sự ngột ngạt.
- Một khi ông ở trên mặt biển, ông sẽ cảm thấy khoẻ khoắn ngay.
- Đúng. Về điều đó thì tôi đồng ý với ông, Đó là việc cần thiết của tôi. Tôi không cần tới một vị y sĩ khác. Nếu ngày mai tôi không xuống tàu thì tôi sẽ phát ốm.....
Ông uống một hơi hết cốc nước chanh và ông xoa chỗ sống lưng bằng hai bàn tay ông.
- Người ta nói rằng điều đó sẽ tốt cho tôi, ông nói tiếp trong khi nhìn tôi với một con mắt rầu rỉ. Bây giờ tôi cần có sự giúp đỡ của ông, ông Atkinson ạ, vì tôi đang ở trong một hoàn cảnh tế nhị.
- Hoàn cảnh thế nào?
- Đây này, bà mẹ vợ tôi bị ngã bệnh và bà ấy đã đánh điện gọi vợ tôi tới bên giường bệnh của bà ấy. Tôi đã không thể đi theo vợ tôi (ông biết rõ hơn ai hết là tôi đã bị cầm chân lại ở đây ) và vợ tôi đành phải đi một mình. Bây giờ tôi lại vừa nhận được một bức điện khác nói là ngày mai vợ tôi không thể tới được, nhưng nàng sẽ bắt kịp con tàu ở Falmouth vào ngày thứ tư. Ông biết đó, chúng tôi sẽ đạu lại ở đó: nhưng Atkinson ạ, tôi thấy thật là khó cho người ta đòi hỏi một người phải tin vào sự huyền bí, và người ta sẽ nguyền rủa, nếu y không thể tin vào điều đó, người ta sẽ nguyền rủa y, ông hãy hiểu tôi đi!
Ông cúi xuống phía trước và khịt mũi làm như thể ông sắp khóc oà lên.
Lúc đó tôi nghĩ tới việc người ta đã nói rất nhiều với tôi về những tập tục ở hải đảo và về cách thức người ta uống rượu không pha ở đó. Chắc hẳn rượu đã là nguyên nhân của những lời nói khó hiểu này và của những bàn tay đang lên cơn sốt này! Tôi cảm thấy một sự lo sợ mạnh mẽ khi trông thấy một người trai trẻ cao quý như vậy nằm trong tay một con quỉ ghê tởm nhất trong số tất cả những con gái.
- Ông phải đi nằm nghỉ! Tôi nói một cách nghiêm nghị.
Ông dụi mắt như thể ông tìm cách tự làm cho mình tỉnh lại, và ông nhìn tôi với vẻ kinh ngạc.
- Tôi sẽ đi tới đó, ông nói với tôi một cách bình thản, lúc nãy tôi cảm thấy hơi choáng váng, nhưng bây giờ tôi đã hồi phục rôi. Này, tôi đang nói về về việc gì thế? À, dĩ nhiên là về vợ tôi rồi! Nàng sẽ xuống tàu ở Falmouth. Tôi tin rằng sức khoẻ của tôi tuỳ thuộc vào sự đi đường biển. Tôi cần có chút ít không khí trong lành trong phổi tôi để tôi có thể hoàn toàn bình phục. Do đó tôi xin ông hãy làm cho một việc với tư cách bạn bè, ông sẽ đí tới Falmuoth bằng xe lửa, phòng trường hợp mà chúng tôi tới trẻ, và lúc đó ông sẽ trông nom cho vợ tôi. Ông hãy tới khách sạn Royal; tôi sẽ đánh điện cho nàng là ông trú chân ở đó. Em gái của nàng sẽ đi theo nàng tới tận đó, như thế là mọi việc sẽ tốt đẹp.
- Rất vui lòng, tôi trả lời. Thật sự tôi không đòi hỏi gì hơn là được đi tới Falmuoth bằng xe lửa, vì từ đây tới Colombo chúng ta sẽ có nhiều thời gian thưởng thức biển cả. Tôi cũng nghĩ rằng ông có một nhu vầu khẩn thiết về sự thay đổi không khí. Nếu ở địa vị ông tôi sẽ đi nằm nghỉ ngay tức thì.
- Phải. Đêm hôm nay tôi sẽ ngủ trên tàu. Ông thấy đó một thứ sương mù còn lởn vởn trước mắt ông.
-....Mấy đêm nay tôi không ngủ được nhiều, tôi đã gặp mâu thuẫn với các nhà thần học....nghĩa là.....
Trong một sự cố gắng tuyệt vọng, ông kêu lên:
-....Bởi những sự hoài nghi có tính cách thần học...Xì! Tôi tự hỏi tại sao đấng tối cao toàn năng lại tạo ra chúng ta, tại sao. Ngài lại làm cho chúng ta ngu độn và gài những sự đau đớn lặt vặt vào sống lưng của chúng ta. Có lẽ là tối nay tôi sẽ khá hơn!
Ông đứng dậy và bám thấy cái lưng ghế của ông.
- Ông Vansittart! Xin ông hãy nghe tôi! Tôi nói với sự nghiêm trọng. Tối nay tôi sẽ mời ông ở đây với tôi, ông không ở trong tình trạng để đi ra ngoài được. Ông không đi ngay ngắn được. Ông đã uống những thứ pha trộn của rượu...
- Rượu hả?
Ông nhìn thằng vào mắt tôi với một cái nhìn ngớ ngẩn.
- Thường nhật thì ông chịu đựng khá hơn khi uống rượu mà.
- Ông Ankinson này, tôi thề với ông là đã từ hai ngày nay tôi không uống một cốc rượu, tôi không biết là tôi đã uống cái gì. Tôi giả thiết rằng ông nghĩ đó là hiệu ứng của rượu....
Ông nắm lấy bàn tay tôi và đặt nó lên trán ông.
- Lạy chúa tôi! Tôi kêu phải lên.
Ông có làn da mỏng như một dải nhung, dưới lớp da tôi cảm thấy như một lớp chi chít những miêng chỉ lụn vụn.
- Ông chớ lo sợ, ông nói trong lúc cười mỉm. Tôi đã mắc bệnh lở mụn nước rất tệ.
- Nhưng chuyện đó không dính líu gì tới bệnh lở mụn nước mà !
- Không, đó là Luân Đôn. Đó là việc thở hít cái không khí tệ hại đó. Ngày mai tôi sẽ mạnh khoẻ hơn nhiều. Trên tàu có một y sĩ, thế là tôi sẽ được săn sóc chu đáo. Bây giờ tôi sẽ đi đây.
- Không, tôi nói với ông trong khi bắt ông phải ngồi xuống. Việc đó sẽ là đưa sự đùa cợt đi quá xa đấy. Ông sẽ không nhúc nhích khỏi nơi này trước khi gặp một vị y sĩ. Hãy ở yên chỗ ông đang ngồi.
Tôi cầm lấy cái mũ và vội vã đi tới nhà một vị y sĩ ở ngay gần nhà tôi. Tôi đưa ông ấy về nhà tôi ngay lập tức, nhưng phòng khách của tôi trống không và Vansittart đã đi khỏi. Tôi bấm chuông, anh đầy tớ báo với tôi rằng vị quý khách đã sai gọi một cỗ xe. Ông ấy bảo người đánh xe đưa ông ấy đến bến tàu.
- Vị quý khách có vẻ ốm yếu không? Tôi hỏi.
- Ốm yếu à? Anh đầy tớ mỉm cười trả lời. Thưa ông không, ông ấy hát ầm ĩ!
Sự bào tin này đã không làm tôi yên tâm chút nào, nhưng tôi nghĩ rằng ông đi tới tàu Eastem Star, và có một y sĩ ở trên tàu, tôi không thể làm được gì nữa cho ông. Tuy nhiên, khi tôi nhớ tới sự khác nước của ông, nhớ tới hai bầnty nóng bỏng của ông, con mắt nặng chĩu của ông, những lời nói vô ý nghĩa của ông, và cuối cùng là cái trán lở lói bệnh cùi của ông, thì tôi đã mang theo lên giường nằm của tôi một ký ức khó chịu về người khách của tôi và sự tới thăm của ông ấy.
Sáng hôm sau, vào lúc mười một giờ, tôi đi tới bến tàu, nhưng tàu Eastern Star đã bắt đầu chạy xuôi dòng sông và đã fần tới Gravesend. Tôi đi với Gravesend bằng xe lửa, nhưng khi tôi tới nơi thì chỉ còn trông thấy các cột buồm của nó ở một khoảng cách khá xa, được mở đường phía trước bởi một lùm khói của một cái tàu kéo. Thế là tôi không có tin tức nào của ông bạn tôi nữa trước khi tới Falmuoth. Khi tôi trở về văn phòng của tôi, một bức điện tín đã đợi tôi. Bà Vansittart đã tới Falmuoth; buổi tối ngày hôm sau, chúng tôi gặp nhau ở khách sạn Royal, tại đó chúng tôi phải đợi tàu Eastern Star. Mười ngày đã trôi qua, chúng tôi không nhận được tin tức gì của con tàu.
Tôi sẽ không dễ dàng quên được mười ngày đó! Khi tàu Eastern Star rời khoti sông Tamise, một cơn bão lớn phát khởi; nó thổi trong gần cả một tuần lễ không ngừng nghĩ chút nào. Trên bờ biển miền nam, chưa bao giờ người ta thấy một trận bảo dài như thế và cuồng nộ như thế. Từ các cửa sổ khách sạn của chúng tôi, mặt biển hình như bị bao trùm trong sương mù. Gió đè một cách quá nặng nề lên những đợt sóng khiến cho mặt biển không thể vùng lên được: ngọn của từng đợt sóng đã bị ngắt đi ngay tức thì. Những đám mây, gió, mặt biển đều ùn ùn kéo về hướng tây. Ở giữa những thế lực hung hăng này, tôi chờ đợi hết ngày này qua ngày khác với sự bầu bạn duy nhất của một người đàn bà xanh xao và trầm lặng, mà cặp mắt phản ảnh sự kinh hoàng; từ sáng tới chiều, nàng cứ đứng dán mắt vào cửa kính, đăm đăm nhìn vào tấm xịt qua đó một con tàu có thể hiện ra. Nàng không nói gì cả, nhưng nét mặt nàng là một khúc bi ca dài dặc.
Sang tới ngày thứ năm tôi hỏi ý kiến một thủy thủ già. Ý tôi muốn được ngồi một mình với ông ấy, nhưng nàng đã trông thấy tôi mở lời với ông ấy, và nàng tới ngay tức thì, miệng hé mở và đôi mắt khẩn cầu.
- Khởi hành từ Luân Đôn đã bảy ngày rồi à? Ông ấy nói. Vậy là năm ngày trong giông bão. Này, biển Manche đã bị quét sạch bởi cơn gió này! Có ba giả thuyết, trận bão có thể bắt nó phải tìm nơi trú ẩn trong một hải cảng của Pháp. Điều này có thể là đúng.
- Không phải thế đâu! Ông ấy biết rằng chúng tôi đang ở đây. Lẽ ra ông ấy phải đánh điện cho chúng tôi.
- À phải! Vậy thì có thể là nó đã chạy ra khơiđể tránh bão, nếu đúng vậy thì lúc này chắc nó không ở xa Madere. Thưa bà, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra; bà có thể tin lời tôi nói !
- Và giả thuyết thứ ba?
- Tôi có nói với bà về một giả thuyết thứ ba à? Không, tôi nghĩ chỉ có hai thôi. Tôi không tin là tôi đã nói tới một giả thuyết thứ ba. Con tàu của bà đang ở một nơi nào đó ở giữa Đại Tây Dương, và chả mấy chốc bà sẽ có tin tức của nó, vì thời tiết săp thay đổi. Thưa bà, bà chớ lo lắng. Hãy đợi tới ngày mai, ngay từ buổi sáng bà sẽ có một bầu trời xanh, đẹp.
Người thủy thủ già đã tiên đoán đúng: ngày hôm sau trời quang đãng ngoại trừ một đám mây thấp bay ở phía tây, và đó là mảnh cuối cùng của cơn cuồng nộ của trận bão tố. Dù trời đã quang đãng chúng tôi cũng vẫn không có một tin tức nào về chiếc tàu thủy. Ba ngày bực bội, lo âu nữa đã trôi qua, rồi một thủy thủ tới trình diện ở khách sạn với một bức thư, tôi thốt lên một tiếng kêu vui mừng. Bức thư tới từ vị thuyền trưởng của tàu Eastern Star. Khi đọc qua mấy dòng đầu tiên, tôi đã muốn giấu nhẹm là thư đi, nhưng nàng đã giật lấy nó từ tay tôi.
- Tôi đã đọc đoạn đầu, nàng nói với một giọng bình thản. Vậy thì tôi có thể đọc chỗ tiếp theo.
Lá thư viết như sau:
” Kính thư ông, ông Vansittart đang ở trên tàu với bệnh đậu mùa, và chúng tôi đã bị đẩy ra quá xa mũi đất của chúng ta nên chúng tôi không biết phải làm sao: ông ấy đã phát cuồng và ông ấy không còn khả năng để ra lệnh cho chúng tôi. Theo những sự tính toán phỏng chừng của tôi thì chúng tôi chỉ còn cách Fanchal chừng bốn trăm hai mươi cây số thôi. Tôi cũng giả thiết là nên đi tới đó, đưa ông Vansittart vào bệnh viện, và đợi ông tới ở trong vịnh. Người ta nói với tôi là trong vài ngày nữa một tàu buồm sẽ từ Falmuoth đi tới Fanchal. Lá thư này sẽ được mang tới ông bằng sự môi giới của thuyền nhỏ Marian ở Falmuoth, phải trả viên thuyền trưởng của nó năm bảng. Kính chào ông. Jno Hines. ”
Nàng thật là tuyệt diệu, cô thiếu nữ vừa mới rời khỏi đại học này! Cũng trầm tĩnh và cương nghị như một bậc nam nhi vậy. Nàng không nói gì cả. Nàng mím chặt môi và đội mũ lên đầu.
- Cô đi ra ngoài à? Tôi hỏi.
- Vâng.
- Tôi có thể giúp gì cho cô không?
- Không, tôi đến nhà vị y sĩ.
- Sao?
- Phải. Để biết cách người ta điều trị bệnh đậu mùa.
Nàng loay hoay bận rộn súôt cả buổi tối. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi xuống tàu đi Madere, trên chiếc tàu Róe ò Shảon. Gió biển thổi mười nút một giờ. Trong năm ngày chúng tôi chạy với tốc độ đều đặn, và chúng tôi đã tới nơi không xa hải đảo. Sang ngày thứ sáu gió nổi lên đột ngột, chúng tôi lâm vào tình trạng không nhúc nhích được như đi trên dầu nhớt.
Lúc mười giờ tối, Emily Vansittart và tôi cùng đứng tựa vào bao lớn bên phải của mạn cuối tàu; mặt trăng sáng rực đằng sau chúng tôi và chiếu xuống chân chúng tôi bóng đen của con tàu và bóng hai cái đầu của chúng tôi trên mặt nước lóng lánh như tấm gương. Từ chỗ bóng tối một con đường của ánh trăng trải dài ta và vừa đi xa, vừa tan rộng cho mãi tới chân trời hiu quạnh. Chúng tôi nói chuyện trong khi cúi thấp đầu xuống, chúng tôi nói dông dài về sự yên tĩnh, về cơ may của một cơn gió thuận lợi, về trạng thái của bầu trời, thì bỗng nhiên có một tiếng bõm trên mặt nước, như thể một con cá hồi vừa nhảy lên, và kìa, dưới ánh sáng trăng vằng vặc John Vansittart nhô lên từ dưới mặt biển và ngẩng đầu lên về phía chúng tôi.
Tôi chưa bao giờ thấy một vật gì rõ rệt hơn thế. Ánh trăng soi sáng ông ấy rõ mồn một, ông ấy ở cách xa chúng tôi tầm độ ba tầm chèo. Ông ấy có bộ mặt phồng lên lớn hơn là lần gặp mặt cuối cùng của chúng tôi, da ông có nhiều chỗ lốm đốm những vẫy đen; mặt và miệng ông mở lớn ra như thể một người vủa gặp một sự kinh ngạc lớn lao. Từ hai vai của ông, một chất trắng đục chảy xuống thành những dãi dài; một bàn tay của ông giơ lên gần tai, bàn tay kia thì gặp lại để ngang ngực ông. Tôi trông thấy ông vọt lên khỏi mặt nước, và trên mặt phẳng yên tĩnh của đại dương, những gợn sóng vẽ thành các vòng tròn cho mãi tới hông tàu. Rồi ông lại chìm xuống, và tôi nghe thấy một tiếng rập gẫy, một tiếng xé rách, như thể trong một đêm băng giá một bó củi khô nổ lép bép trong đống lửa bập bùng. Khi tôi nhìn lại tôi không còn trông thấy một chút dấu vết nào của ông đã xuất hiện. Tôi không thể nói là tôi đã đứng ở đó bao lâu cúi khom người trên các đầu ngón chân, một tay vịn chặt lấy cái lan can và tay kia đỡ lấy người đàn bà bất tỉnh. Tôi đã là một kẻ trái ngược hẳn với người hay nhạy cảm, lần này thì ít nhất tôi đạp chân lên boong tàu để biết chắc tôi vẫn còn làm chủ được các cảm giác của chính tôi, và đây không phải là sự sáng tạo điên khùng của một bộ óc hỗn loạn. Emily Vansittart run lẩy bẩy, mở mắt ra, nàng đứng dậy, hai tay tì vào cái lan can, nhìn ra mặt biển long lanh dưới ánh trăng; mặt nàng đã già đi mười năm trong một đêm hè.
- Ông có nhìn thấy ông ấy không? Nàng thì thào nói.
- Tôi đã nhìn thấy một vật gì.
- Đó là ông ấy! Đó là John! Ông ấy đã chết!....
Tôi ấp úng nói một vài lời có tính cách hoài nghi.
-...Chắc chắn là ông ấy vừa mới chết, nàng nói nhỏ. Ở bệnh viện Madère. Tôi đã đọc qua những truyện vào loại đó. Các yd nghĩ của ông ấy đều nghĩ tới tôi. Thị quan của ông ấy đã tới với tôi. Ôi John, người yêu quý của tôi, người yêu quý đã mất đi mãi mãi của tôi !
Nàng oà lên khóc nức nở: tôi đưa nàng về phòng của nàng và để nàng ở đó với nỗi lo buồn của nàng. Một cơn gió nhỏ bắt đầu thổi trong lúc ban đêm, và buổi tối hôm sau chúng tôi bỏ neo trong vịnh Fanchal. Tàu Eastern Star đang đậu gần đó, lá cờ kiểm dịch được treo cao trên cột buồm lớn và cờ hiệu của nó để rũ xuống.
- Ông trông kìa! Bà Vansittart nói với tôi.
Cặp mắt nàng khô ráo, nàng biết rằng không một giọt lệ nào trả lại được người chồng cho nàng. Trong lúc ban đêm chúng tôi nhận được giấy phép cho lên tàu Eastern Star. Viên thuyền trưởng, ông Hines, đợi chúng tôi trên boong, sẹ lo buồn và bối rối đã hằn lên trên bộ mặt da đồng của ông, và ông tìm những từ để loan báo hung tin: nàng ngắt lời ông.
- Tôi biết rằng chồng tôi đã chết, nàng nói, ông ấy đã chết tối hôm qua, vào lúc mười giờ, ở bệnh viện Madère, có phải vậy không?
Người thủy thủ nhìn nàng, sững sờ.
- Khồn, thưa bà. Ông ấy chết tám ngày rồi, ở trên biển và chúng tôi đã buột lòng phải thủy táng ông ấy ở đó, vì chúng tôi thấy mình đang ở một khu vực yên tĩnh và chúng tôi đã không biết khi nào thì chúng tôi sẽ tới bờ.
Đó là những sự kiện chính yếu liên quan tới cái chết của John Vansittart, cũng như về sự xuất hiện của ông ấy tại một nơi nào đó vào khoảng độ 35 bắc vĩ - tuyến và độ 15 tây kính tuyến. Một hồn mà hiện hình rõ rệt hơn thật ít khi xảy ra, do đó nó đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận, của nhiều bài viết. Nó đã được xác nhận bởi giới bác học và nó đã làm dầy thêm tập hồ sơ mới được mở ra gần đây về sự thần giao cách cảm. Về phần tôi, tôi chủ trương là sự thần giao cách cảm không có gì để nghi ngờ, nhưng tôi muốn rút trường hợp này ra khỏi tập hồ sơ và tôi muốn nói rằng chúng tôi đã không trông thấy sự xuất hiện của hồn ma John Vansittart, mà đúng là John Vansittart bằng xương bằng thịt, vọt lên từ đáy sâu của Đại Tây Dương dưới ánh trăng. Tôi luôn luôn tin rằng một sự ngẫu nhiên phi thường (Một trong các sự ngẫu nhiên rất ít có khả năng xảy ra này, tuy nhiên lại vẫn thường xảy ra ) đã làm cho chúng tôi đứng bất động bên trên chính ngay cái chỗ mà người đàn ông đó đã bị chôn vùi trên biển một tuần lễ trước. Về phần còn lại, vị y sĩ đã nói với tôi là quả tạ bằng chì không được cột chặt, và bảy ngày đã mang tới cho cái xác chết vài sự thay đổi nào đó có thể làm cho nó nổi lên mặt nước. Quả tạ đã làm nó chìm sâu xuống đấy biển. Nếu quả tạ tách rời ra xác chết có thể lại chồi lên mặt nước với sự đột ngột mà chúng tôi đã chứng kiến. Đó là lời giải thích của vị y sĩ. Tới chỗ muốn biết rõ ràng hơn nữa, tôi coi đó là phận sự của tôi, và nếu nhắc lại với bạn về cái tiếng động khô khan của sự rập gẫy, của sự xé rách, cũng như sự xao động trong nước biển. Những con cá mập kiếm ăn trên mặt nước, và chúng đông lúc nhúc trong miền này.
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Truyện ma {Đông - Tây; Kim - Cổ}

Đọc xong những truyện này sợ đêm đến chả dám đi tè... tốt nhất chả đọc :))
 

conghieu1978

Moderator
Ác Báo Ghê Hồn

Dương-Vạn-Thạch, nhà nho ở quận Ðại Danh, thuở nay có tánh sợ vợ lạ lùng.
Vợ, họ Doãn, độc dữ khác thường, chồng hơi làm điều chi trái ý, là vác gậy đập liền. Ông cụ thân sinh Dương, ngoài 60 tuổi và góa vợ đã lâu, họ Doãn coi cha chồng như tôi tớ. Dương cùng em là Vạn-Chung thường lén đem cơm bánh cho ông cụ ăn mà không dám cho vợ hay. Tội nghiệp ông cụ lọm khọm rách rưới quá, anh em không cho khách khứa thấy mặt, sợ bị chê cười
Vạn-Thạch 40 tuổi chưa có con trai, cưới vợ bé là Vương thị, mà tối ngày không dám nói năng với nhau nửa lời
Hai anh em lên quận đợi thi hạch, thấy một thiếu niên ăn mặc nhã nhặn, bắt chuyện để làm vừa lòng, hỏi thăm tánh danh, thiếu niên tự giới thiệu là Giới-Phủ họ Mã. Từ đó kết giao càng ngày càng thân mật, thăm hương thề quyết làm anh em, rồi từ biệt.
Chừng nửa năm sau, Mã bổng dắt đồng bộc đến nhà Dương, vừa gặp lúc Dương lão ngồi ngoài cổng phơi nắng bắt rận; Mã tưởng đứa ở liền nói tên họ, nhờ vô thưa với chủ nhân.
Có người bảo cho Mã biết đó là cụ thân sinh ra hai anh em Dương, khiến Mã kinh ngạc. Anh em để đầu trần ra đón. Mã vô nhà khách, Mã xin ra mắt cụ ông, Vạn-Thạch nói trớ là cụ se mình, rồi nắm tay mời ngồi hết chuyện nọ qua chuyện kia, chẳng dè gần tối. Vạn-Thạch thường nói để dọn cơm ra ăn, nhưng lâu lắm, vẫn chưa thấy cơm bưng rạ Anh em thay phiên nhau chạy ra chạy vô, mấy lần, mới có thằng ở gầy nhom xách hồ rượu ra, uống giây lát đã hết nhẵn.
Ngồi đợi giây lâu, Vạn-Thạch chay đi thúc hối kêu gọi, đổ cả mồ hôi trán, lại thấy thằng gầy còm bưng cơm ra, cơm gạo lức và đồ ăn rất xoàng, chả có món gì ngon lành.
Ăn xong, Vạn-Thạch vội vã đi, Vạn-Chung thì ôm chăn gối ra nằm ngủ với khách. Mã ngỏ lời phiền trách:
- Hôm trước tôi nghĩ anh em nhà ông cao nghĩa nên cùng đính ước anh em. Nay được trông thấy cụ già nhà ta thật tình chẳng được phụng dưỡng no ấm, khiến người đi đường thấy thế cũng xấu hổ giùm.
Vạn-Chung nhỏ lệ và nói:
- Tình riêng chất chứa trong tâm, thật khó nói ra lời. Nhà tôi không may, gặp người chị dâu ác độc mà anh tôi thì hèn nhát yếu đuối, bị vợ dày vò hết sức. Tôi với anh, nếu không phải có cái tình ăn thề kết nghĩa với nhau, thì sự xấu trong gia đình tôi như thế quyết nhiên không thể nói thiệt.
Mã nghe chuyện sửng sốt than thở giây lâu rồi nói:
- Ban đầu ta định sáng sớm mai thì đi, nhưng nay nghe được chuyện lạ này, chả lẽ không mục kích một lần xem sao. Vậy có gian nhà nào bỏ không, xin cho tôi ở tạm, mặc kệ tôi tự nấu ăn lấy
Vạn-Chung làm y theo lời, dọn riêng một căn nhà cho thầy trò Mã ở. Ðêm khuya lấy trộm lúa gạo rau cỏ, đem tới tiếp tế cho Mã, hồi hộp chỉ lo chị dâu hay được thì khốn. Mã hiểu ý, hết sức chối từ, lại mời Dương lão đến ăn ngủ với mình, rồi tự ra ngoài chợ mua các thứ vải lụa về may quần áo cho cụ mặc, vứt hết đồ cũ rách rưới. Cha con anh em thấy Mã xử tử tế quá, đều cảm động tới khóc.
Vạn-Chung có thằng con trai tên là Hỷ-nhi, mới bảy tuổi, đêm nào cũng quấn quýt nằm ngủ với ông nội. Mã vuốt ve nó và nói:
- Thằng bé này phước thọ hơn cha nó nhiều, duy có lúc trẻ phải vất vả thôi
Doãn thị thấy ông cụ được no ấm thì nổi giận, kiếm chuyện mắng chưởi, bảo Mã khi không can dự vào việc nhà người ta. Ban đầu, những lời chì tiếng bấc còn ở trong chốn buồng riêng, dần dà bay tới gần chỗ Mã ở; anh em họ Dương hỗ thẹn toát mồ hôi, nhưng không sao bịt được miệng mụ đừng nói. Mã làm lơ, như tuồng chẳng hay biết chuyện chi
Người vợ bé Vương thị có mang được năm tháng, mụ mới hay lột áo nàng ra đánh đập thảm hại xong rồi gọi Vạn-Thạch đến, bắt quỳ xuống mặc quần áo đàn bà, lại vác gậy rượt đánh chồng chạy ra tới ngoài đường cái
Giữa lúc ấy Mã ở ngoài đường, cho nên Vạn-Thạch xấu hổ không dám thò mặt ra, nhưng bị mụi đuổi tới sau lưng, đành phải chạy tuốt ra ngoài mà trốn. Mụ theo ra, khoanh tay dậm cẳng, chửi rủa vang trời, hai bên xóm giềng đổ ra xem đầy đường chật ngõ. Mã trỏ vào mặt mụ và thét:
- Bước đi ! Bước đi !
Mụ lập tức day mình trở vô, dường như bị ma quỷ rượt đuổi, đến nỗi tuột cả giày vớ, vải quấn cẳng rơi ra lòng thòng trên lộ, chạy cẳng trơn mà về, sắc mặt xám ngắt như gà mới cắt tiết, một lúc lâu mới hoàn hồn.
Con hầu đem giày vớ khác cho mụ mang xong, đấm ngực khóc rống, gia nhân đều sợ, chả ai dám hỏi han an ủi gì cả
Trong khi đó, Mã lôi Vạn-Thạch về căn nhà mình ở riêng, cởi y phục đàn bà ra cho, thế mà Vạn-Thạch cự nự không chịu, chỉ sợ khăn yếm tuột ra; Mã phải lấy sức mạnh mới cởi ra được. Chàng đứng ngồi run rẩy không yên, vì sợ mụ bắt lỗi sao chưa được cho phép, đã vội cởi ra. Mãi sau dò biết vợ đã nín khóc rồi, bấy giờ mới dám mò về, len lén đi tới trước mặt, mụ không nói một tiếng gì, vội vã đứng dậy, đi vô buồng nằm ngủ
Bấy giờ chàng mới định thần yên tâm, nói riêng với em, cho Mã là người lạ. Nội nhà cũng lấy thế làm kỳ, tụ họp xầm xì với nhau, hơi lọt đến tai mụ, làm mụ càng thêm tức giận, đánh đập nô tì khắp lượt. Lại kêu đến người vợ bé, nhưng nàng bị đánh đêm hôm trước còn đau nặng quá, chổi dậy không đặng. Mụ cho là giả đò, đến tận giường nằm mà đánh nàng tới băng huyết trụy thai mới thôi !
Ðứng trước những việc tàn nhẫn như thế, Vạn-Thạch vừa thừa lúc vắng người, than khóc với Mã
Mã kiếm lời an ủi, rồi gọi tiểu đồng dọn cơm tử tế cho chàng ăn, mãi đến canh hai còn cầm giữ không cho chàng về
Mụ ở buồng riêng, giận chồng không về, đã toan di kêu rao, mắng chửi cả chồng lẫn Mã cho đã nư giận, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, liền bảo con thị nữ chạy ra mở, không dè cửa mở toanh, một người khổng lồ dữ dội bước vào, bóng che khắp nhà, mặt mày như quỷ. Kế mấy người nữa theo chân vô, tay đều cầm dao búa ghê sợ. Mụ hoảng hồn mất vía, toan la lên, người khổng lồ đâm dao ngay cổ họng và nói:
- Hễ la thì giết chết lập tức.
Mụ năn nỉ đem vàng lụa ra chuộc mạng, nhưng người khổng lồ gạt đi:
- Tao là sứ giả âm ty, không thèm tiền bạc của mày, chỉ cốt lấy trái tim của con đàn bà ác độc mà thôi
Nghe nói, mụ càng sợ hãi, lạy lục giập trán dưới đất. Người khổng lồ rút dao găm, vạch trước ngực mụ và kể ra từng tội lỗi:
- Như tội này có đáng giết không?
Nói ra như mỗi tội vạch một khía. Phàm những việc làm độc ác của mụ thuở nay đều vạch gần hết, vết dao khía vào da thịt, có tới mấy chục. Sau cùng lại hạch tội nửa
- Người vợ bé của chồng sinh ra thằng con trai, cũng là nòi giống nhà mi, sao mi nỡ đánh tới trụy thai, việc này không thể tha thứ được.
Nói đoạn, sai mấy người tùy tùng nắm chặt lấy tay mụ, để mổ bụng con đàn bà ác độc xem ruột gan ra sao. Mụ cúi đầu van lạy, thề xin ăn năn chừa lỗi. Chợt nghe cửa giữa mở đóng, và có tiếng nói thinh không:
- Dương Vạn Thạch đã tới kia. Con ác phụ đã nói chừa lỗi, vậy hãy để cái mạng nó đó
Mấy người liền bỏ đi tản lạc.
Giây phút chàng vô, thấy vợ cởi trần bị trói, trước ngực có vết dao ngang dọc, không thể đếm hết. Chàng cởi trói và hỏi nguyên do, lấy làm kinh hãi, nhưng trong bụng hơi nghi là do Mã làm ra. Hôm sau thuật chuyện cho Mã nghe, Mã cũng tỏ vẻ sợ hãi
Từ đó mụ bớt làm sai, luôn mấy tháng không dám thốt ra nửa lời hung dữ. Mã nghe rất mừng bảo Vạn-Thạch:
- Giờ tôi nói thiệt với anh, phải kín miệng nhé! Hôm nọ tôi thi thố cái thuật cỏn con để làm cho chị biết sợ mà sửa lại tánh nết. Nay anh chị được hoà thuận rồi, tôi tạm xin từ giã
Mã nói xong, thầy trò ra đi
Ðêm nào như đêm nấy, mụ cố giữ Vạn-Thạch ngủ chung, hết sức vui vẻ chiều chuộng. Thuở giờ chàng chưa từng được biết thú vị ấy, nay mới được hưởng, đến nỗi đứng ngồi đều thấy bồn chồn. Một đêm, mụ chợt nhớ lại người khổng lồ mà còn run sợ; chàng muốn nịnh vợ hơi ló mòi giả mạo cho vợ yên tâm. Bất đồ mụ bắt được thóp ấy, liền vùng chổi dậy, o bế gạn hỏi, chàng tự biết đã nói lỡ lời, không giấu được nửa, bèn nói thật đầu đuôi. Mụ nổi giận lôi đình, mắng chửi rầm rĩ. Bây giờ tới phiên chàng sợ hãi run người tái mặt, quỳ xuống bên giường mà chịu trận
Mụ không thèm ngó tới. Chàng van lơn tha thiết mãi đến canh ba, mụ mới thèm nói:
- Giờ muốn được tao xá tội cho, thì phải lấy dao vạch ngực may y như con số tao đã phải chịu, có vậy cái hận này mới tiêu được cho
Tức thời mụ đứng phắt lên, chạy vô bếp lấy con dao phay ra. Chàng sợ quá chạy trốn, mụ rượt theo, làm vang động cả nhà, đến nổi chó sủa gà kêu, gia nhơn cùng thức dậy một lượt.
Vạn-Chung thấy thế, động lòng thương anh, bất giác nổi dóa, lượm cục đá ném vào chị dâu, trúng giữa đầu mụ ngã xuống chết tốt. Vạn-chung nói:
- Ta chết cha anh được sống là ta hả lòng.
Nói rồi nhảy tuốt xuống giếng, người ta vớt lên thì đã ngụp nước tắt thở rồi
Giây lát mụ hồi tĩnh, nghe tin Vạn-chung đã chết, cơn giận cũng nguôi
Sau khi chôn cất xong, vợ góa của Vạn-chung thương xót đứa con, thề ở vậy thờ chồng., nhứt định không cải giá. Mụ thấy em dâu như thế, chẳng an ủi khuyến khích thì chớ, lại còn mắng nhiếc hàng ngày không cho ăn cơm, bắt ép nàng đi lấy chồng cho khuất mắt.
Nàng đi rồi, để lại đứa con mồ côi, sớm tối bị bác gái đánh đập khổ sở. Mỗi bửa gia nhơn ăn no nê rồi, mụ mới thí cho nó cơm dư canh cặn. Trải nửa năm thằng bé gầy nhom chỉ còn da bọc lấy xương, thở chẳng ra hơi
Một hôm thình lình Mã đến. Vạn-thạch căn dặn người nhà chớ nói cho mụ hay
Mã trông thấy ông cụ lại rách rưới lam lũ như hồi nào, trong lòng sửng sốt tức tối, lại nghe chuyện Vạn-chung chết oan mà thương, đấm chân đấm ngực gào thét rất bi thảm
Thằng bé thấy Mã đến, chạy lại quấn quýt vồn vã, kệu gọi Mã thúc luôn miệng. Thoạt tiên Mã không biết là thằng bé nào, chừng nhìn kỹ mới nhận ra, kinh ngạc và nói:
- Trời đất ơi! tại sao cháu tiều tụy đến nỗi này
Ông cụ tỉ tê, thuật rõ sự tình. Mã phát phẫn, bảo Vạn-thạch:
- Lúc trước tôi vẫn nghĩ anh chẳng phải loài người, nay quả đúng như thế. Anh em hai người chỉ có một đứa bé này nối dõi tông đường, thế mà đành tâm giết nó chết đi lần hồi như vầy đây, là nghĩa thế nào?
Vạn-thạch chẳng nói được câu gì, chỉ ngồi cúi đầu cụp tai mà khóc rấm rức
Chàng ngồi tiếp Mã một lát, thì mụ đã hay tin có Mã đến rồi. Tuy mụ chẳng dám thò mặt ra đuổi khách, nhưng gọi réo chồng phải vô, bạt tai chàng tối tăm mặt mày, bắt phải tuyệt Mã đi. Chàng nuốt lệ trở ra, những dấu vết tát tai còn in đỏ trên mặt. Mã giận quá nói:
- Anh không làm oai với chị được, nhưng lại chẳng tống cổ đi được ư? Mụ đánh cha giết em như thế mà anh còn nhịn. Ðâu phải là giống người nữa chớ?
Chàng nghe, thở dài, có vẻ động lòng. Mã lại khích thêm:
- Nếu tống cổ mụ không chịu đi, thì anh phải lấy sức mạnh đuổi đi cho bằng được. Dù phải giết phức cũng đừng thèm sợ. Tôi có đôi ba bạn thiết đều giữ chức lớn ở kinh đô, tất họ sẽ hợp lực cứu anh, nhất định vô sự
Chàng gật đầu, hung hăn chạy vào trong nhà vừa đụng đầu mụ, mụ thét hỏi định làm gì mà sắc mặt hầm hừ thế. Chàng luống cuống và thất sắc chống tay xuống đất nói:
- Chú Mã xúi tôi đuổi mình đi
Mụ nổi dóa, ngảnh lại tìm dao hay gậy để đánh chồng. Vạn-thạch sợ, vội vàng chạy ra với Mã. Mã phỉ nhổ nói:
- Anh thật là người hư hỏng, không dạy bảo được nửa rồi
Nói đoạn, mở tráp lấy ra gói thuốc bột đem hòa với nước, trao cho Vạn-thạch uống
- Thuốc này là thuốc trượng phu tái tạo đây. Trước kia sở dĩ tôi chưa muốn dùng, vì cớ nó có thể hại người. Nay cực chẳng đã, phải cho anh dùng thử xem sao
Chàng uống thuốc ấy vô giây lát, nghe phẫn khí nổi lên phừng phừng, như có lửa bốc cháy trong ruột gan, ma không sao nhịn được nữa. Tức tốc chạy vào buồng vợ, gầm hét như sấm. Mụ chưa kịp hỏi gì, chàng đã co giò đá phốc một cái, mụ ngã bắn xa mấy thước. Rồi hai tay hai cục đá làm như quả đấm, cứ thụi mãi vào mụ huỳnh huỵch, không biết là bao nhiêu mà đếm. Mụ bị đấm đá sây sát cả thân thể, nhưng miệng còn mắng chửi lia lịa. Chàng liền rút dao mang bên cạnh sườn ra, mụ vừa chửi vừa nói:
- Bộ mày rút dao ra, dám giết tao chết đấy chăng?
Vạn-thạch chẳng nói chẳng rằng, hươi con dao chém vào bắp đùi mụ, đứt phăng một miếng thịt lớn bằng bàn tay rơi xuống mặt đất
Chàng toan chém nửa, mụ khóc xin tha tội. Nhưng chàng không nghe, lại chém một dao. Người nhà thấy chàng nổi cơn hung dữ thái quá, vội vàng xúm lại, cố sức lôi ra bên ngoài. Mã chạy tới đón rước, cầm tay an ủi chàng còn cơn giận chưa hết, chỉ lâm le chạy vô tìm vợ để chém nủa, Mã cố ngăn lại mới thôi
Một chốc, hơi thuốc tan dần, chàng ngẩn cả người, như giấc chiêm bao mới tỉnh. Mã căn dặn ân cần:
- Anh chớ có ngã lòng yếu vía đấy nhé ! Cái đạo làm chồng được phấn chấn lên, quan hệ ở chuyến này đó. Tẩu tẩu khiến anh sợ hãi quá lố như thế, chẳng phải là chuyện đầu hôm sớm mai gì, sự thật do mỗi ngày một tí, dần dà mà có đã lâu lắm rồi. Chẳng khác chi hôm qua anh chết mà ngày nay sống lại, vậy từ đây nên ráng tẩy cũ thay mới, nếu lại chịu lùi bước phen nữa thì hỏng to
Rồi tức thời bảo Van-thạch vô trong nhà dò xem. Mụ thấy chàng trở vô, chân tay run rẩy, tim nhảy thùm thụp, kêu gọi thị nữ đỡ mình, toan quỳ xuống lạy lục. Chàng ngăn lại mới thôi. Trở ra thuật chuyện cho Mã hay. Hai cha con thấy gia đình thay đổi như vậy, đều lấy làm vui mừng. Mã muốn đi, cha con cùng năn nỉ lưu lại, nhưng Mã cố từ:
- Vừa rồi tôi có việc phải đi Ðông hải, cho nên tiện đường ghé thăm. Giờ tôi phải đi, để bận trở về lại cùng hội hợp
Liền hôm đó Mã lên đường. Hơn một tháng, mụ mới bình phục, thờ phượng ông chồng hết sức tử tế, hẳn hoi. Nhưng dần dà thấy chồng chẳng có tài nghệ gì đáng sợ, thế rồi lần hồi đâm ra dễ ngươi, lờn mặt, kế đến chế diễu, rồi tới mắng chửi. Không bao lâu, thói cũ lại hiện xuất nguyên hình. Ông cụ không chịu thấu, dang đêm bỏ nhà trốn đi Hà nam, nhập tịch đạo sĩ. Vạn-thạch biết vậy, nhưng chẳng dám đi tìm cha về
Cách trên một năm, Mã đến, trông thấy tình cảnh mà chán, trách móc Vạn-thạch tận từ, rồi gọi Hỷ nhi ra, ẵm ngồi trên mình lừa, gia roi đi thẳng.
Từ đó, người làng đều khinh Vạn-thạch, chẳng ai thèm chơi với. Chàng lên tỉnh thi khảo khóa, văn bài dở quá nên bị đánh rớt và bôi tên trong sổ sĩ tử tỉnh nhà
Bốn năm năm sau, nhà chàng phát cháy, tất cả của cải nhà cửa đều hóa ra tro bụi, lại cháy lan cả hàng xóm. Người làng chung đơn lên quận thưa kiện, chàn gbị xử phạt tiền rất nặng. Gia sản còn sót lại chút nào, dần dà tiêu sạch, tới nước không có túp lều mà ở. Mấy làng quanh miền bảo nhau không cho Vạn-thạch ở đậu, không cho thuê nhà. Anh em Doãn thị (bên vợ) cũng giận những việc thất đức mụ làm bấy lâu, cho nên cự tuyệt không chứa cũng không giúp đỡ gì hết.
Vạn-thạch bí lối cùng đường đem bán nàng hầu cho một nhà giàu sang, rồi dắt vợ xuống ghe đi Hà nam. Ðến lúc tiền ăn đường sạch trơn, mụ không chịu theo nữa, một hai kiếm chuyện để tự do đi lấy chồng khác.
Vừa gặp dịp một người làm nghề mổ heo mới góa vợ, bỏ ra ba trăm quan tiền mua mụ đem đi. Chàng bơ vơ một thân, ăn xin khắp xóm này làng kia lần mò đến xin trước cửa một nhà quan, bị tên gác cửa thét mắng đuổi đi, không cho vô trong. Giây lát một vị quan trẻ từ trong đi ra, chàng phục dưới đất mà khóc. Quan nhìn đi nhìn lại, hỏi qua tên họ, rồi sững sốt nói:
- Cơ khổ ! Bác tôi đây mà ! Sao bác nghèo nàn đến thế
Vạn-thạch nhìn kỹ, biết là Hỷ nhi, bất giác khóc rống, theo cháu vô trong nhà, thấy nguy nga bóng lộn. Giây lát, ông cụ vịn vai một tiểu đồng tử trong bước ra, cha con đối nhau bi thương tấm tức. Chàng kể rõ tình cảnh điêu đứng cho thân phụ nghe
Nguyên khi Mã ẵm Hỷ nhi ra đi, đưa thẳng tới đâỵ Mấy hôm sau lại đi tìm ông cụ đến, cho hai ông cháu ở chung với nhau, rồi rước thầy về dạy Hỷ nhi học. Thằng nhỏ thông minh, mười lăm tuổi đậu hạch, năm sau thi Hương đậu cử nhơn. Mã cưới vợ cho xong xuôi, muốn từ giã đi; ông cháu cùng khóc lóc cầm giữ ở lại. Mã nói:
- Tôi không phải người ta đâu. Thật là chồn tiên, các bạn đồng đạo chờ tôi đã lâu, phải để tôi đi mới đặng.
Bấy giờ cậu cử Hỷ nhi kể chuyện ấy cho bác nghe, lòng còn cảm động chan chứa. Nhơn dịp nghĩ lại hồi xưa Vương thị (vợ bé của bác Vạn-thạch), cùng chịu đối đãi bạo ngược như mình, động lòng thương hại, bèn cho xe ngựa và người đem tiền bạc theo để chuộc Vương thị về
Vương thị về hơn một năm, sinh đứa con trai, nhân đó nhắc nàng lên ngôi vợ cả
Còn Doãn thị đi theo người chồng mổ heo được chừng nửa năm, lại giở thói ngang tàng như xưạ Thằng chồng nổi giận, sẵn dao mổ heo, xẻo phăng của mụ một miếng thịt đùi, lại lấy dây trói mụ lại, treo rút lên xà nhà, xong rồi gánh thịt heo ra đi
Mu đau quá kêu la rầm rĩ, lối xóm mới haỵ Người ta đến cởi trói và cắt dây, mụ la đang vang dậy làng xóm. Từ đó, hễ thấy mặt anh chàng mổ heo đến thì sợ hãi đến sởn tóc gáy và lạnh buốt xương sống. Chỗ đùi tuy lành, nhưng mà què một cẳng, phải đi khập khễnh, nhưng vẫn sớm hôm phục dịch vất vả, chớ hề dám than van, trễ nãi. Mỗi khi chàng mổ heo say sưa về nhà, là mỗi lần đánh chưởi mụ thậm tệ. Tới đây mụ mới hiểu ra thuở trước mình ác độc với thiên hạ ra sao, giờ mình phải chịu cũng thế
Một hôm Dương phu nhân (vợ Hỷ nhi) cùng bác gái Vương thị đi lễ chùa, các cô các bà nông dân ở quanh đó xúm lại chào mừng. Doãn thị cũng ở trong đám đó, nhưng thập thò không bước tới gần. Vương thị hỏi mụ ấy là ai? Gia nhơn thưa là vợ người bán thịt heo, họ Trương; đồng thời thét bảo mụ phải đến gần cúi đầu làm lễ. Vương thị cười và nói:
- Con mẹ này đi theo thằng mổ heo, chắc không thiếu thịt ăn, sao mà ốm gầy đến thế?
Doãn tức và thẹn, về nhà muốn thắt cổ chết phức. Nhưng giây yếu quá không chết. Anh chàng ghét thêm. Hơn năm sau chàng mổ heo qua đời, mụ đi đường gặp Vạn-thạch, đứng nhìn xa xa, nước mắt tuôn như mưa. Vạn-thạch ngại mặt tôi tớ đi bên cạnh, không hỏi gì đến mụ, về nhà bàn với cháu, tính cho mụ trở lại. Cháu nhất định không nghe
Mụ bị người làng xóm khinh bỉ quá, hết chỗ nương tựa, theo lũ ăn mày kiếm ăn. Thỉnh thoảng, Vạn-thạch còn hẹn hò gặp mụ trong một ngôi chùa, Hỷ nhi cho thế là nhục, ngầm sai bọn ăn mày bêu xấu, bấy giờ chàng mới chịu tuyệt.
Chuyện này về sau ra sao, ta không nghe nói

 

conghieu1978

Moderator
Ðạo Sĩ Núi Lao

Bồ Tùng Linh
Trong huyện có chàng họ Vương, vào hàng thứ bảy, là con nhà cố gia, tuổi trẻ mộ đạo.
Nghe nói núi Lao Sơn có nhiều tiên ở, liền quẩy tráp đi thăm.
Trèo lên một ngọn núi thấy có đạo quán thật u nhã.
Một vị đạo sĩ ngồi trên tấm bồ đoàn (chiếc chiếu đan bằng cỏ bồ, hình tròn, để người đi tu hành quỳ hoặc ngồi cho êm, mỗi khi hành lễ) tóc trắng rủ xuống tận cổ, nhưng dáng vẻ thư thái, tinh thần trông thật sắc sảo.
Vương liền khấu đầu, bắt chuyện, thấy đạo lý rất huyền diệu, bèn xin thờ làm thấy.
Ðạo Sĩ nói:
- Chỉ sợ quen nhàn rỗi, không chịu nổi khó nhọc thôi.
Vương hứa là: "Ðược"
Học trò Ðạo Sĩ đông lắm, gần tối mới kéo hết về.
Vương cùng họ cúi đầu làm lễ, rồi lưu lại trong quán.
Sáng tinh sương, Ðạo Sĩ gọi Vương, đưa cho cái búa, bảo theo đám học trò đi hái củi.
Vương kính cẩn vâng lời.
Ðược hơn một tháng, tay chân phồng rộp thành chai, cực khổ không chịu nổi, Vương đã ngầm có bụng muốn về.
Một buổi chiều, trở về, thấy hai người khách đang cùng thầy uống rượu.
Trời đã tối mà chưa thấy đèn lửa gì cả.
Thầy bèn cắt một miếng giấy như hình cái gương, dán lên vách.
Phút chốc, ánh trăng vằng vặc soi sáng khắp nhà, trông rõ từng sợi tơ, cái tóc.
Ðám học trò chạy quanh hầu hạ.
Một người khách nói:
- Ðêm này đẹp trời có thể vui chi, nên cho ai nấy cùng vui.
Bèn lấy hồ rượu lên bàn, chia cho các học trò, lại dặn nên uống thật say.
Vương nghĩ bụng: Bảy tám người một hồ rượu, làm sao cho đủ khắp được?
Mỗi người đều đi tìm chén, bát , tranh nhau rồi uống trước, chỉ sợ rượu trong hồ hết mất. Thế mà rót hết lần này lượt khác, vẫn chẳng vơi đi chút nào. Bụng thầm lấy làm lạ.
Giây lát, một vị khách nói:
- Ðã làm ơn ban cho ánh sáng trăng, mà lại chỉ tịch mịch uống suông. Sao không gọi Hằng Nga xuống chơi?
Ðạo sĩ bèn lấy một chiếc đũa, vứt vào trong trăng. Bỗng thấy một người đẹp từ trong vùng ánh sáng bước ra: mới đầu chưa đầy một thước, xuống đến đất thì cao lớn như người thường, lưng thon nhỏ, cổ trắng muốt, phấp phới múa khúc Nghê thường.
Rồi ca rằng:
Tiên tiên nào!
Về đây nao!
Giữ ta mãi chốn Quảng Hàn sao!
Âm thanh trong trẻo, cao vút, nghe hay như tiếng tiêu, tiếng sáo. Ca xong, uốn lượn mà đứng lên, rồi nhảy lên mặt bàn, ngoảnh đi ngoảnh lại, đã biến trở lại thành chiếc đũa.
Ba người cùng cười lớn.
Lại một vị khách nói:
- Ðêm nay vui quá, nhưng uống vẫn chưa đã. Có thể đãi rượu tiếp chúng tôi trên cung nguyệt được chăng?
Ba người bàn rời chiếu tiệc bước vào dần trong trăng.
Mọi người nhìn thấy rõ cả ba đang ngồi trong trăng uống rượu: râu, lông mày, đều trông thấy hết, như bóng hiện trong gương.
Một chốc, ánh trăng mờ dần; đám học trò châm đèn mang đến thì một mình Ðạo Sĩ còn ngồi đấy mà khách đã biến đâu mất.
Trên bàn thức nhắm hãy còn. Mà mặt trăng trên vách chỉ còn là miếng giấy tròn như tấm gương mà thôi.
Ðạo Sĩ hỏi:
- Mọi người đã uống đủ cả chưa?
Các học trò cùng thưa:
- Ðủ cả.
- Ðủ rồi thì nên đi ngủ sớm, đừng làm lỡ việc kiếm củi ngày mai.
Chúng học trò đều "vâng" mà lui ra.
Vương lòng thầm thích thú, hâm mộ, bụng muốn về lại tiêu tan.
Lại một tháng nữa, khổ không thể nào kham nổi, mà Ðạo Sĩ tuyệt không truyền dạy cho một phép nào.
Sốt ruột không chờ được nữa, Vương bèn lên cáo từ rằng:
- Ðệ tử này vượt mấy trăm dặm đường đến đây thụ nghiệp với thầy; dẫu chẳng học được cái thuật trường sinh bất tử, thì cũng mong thầy cho chút gì gọi là h tấm lòng cầu học. Thế mà qua hai ba tháng, chỉ những sáng đi kiếm củi, tối lại trở về.
Hồi còn ở nhà, đệ tử chưa bao giờ phi chịu khổ như thế.
Ðạo Sĩ cười bảo:
- Ta vẫn nói là anh không kham nổi khó nhọc, nay đã quả nhiên. Sáng mai, sẽ cho anh về:
Vương nói:
- Ðệ tử làm lụng đã bao ngày, xin thầy dạy qua cho một thuật mọn, khỏi phụ công lao đệ tử lặn tới tới đây.
Ðạo Sĩ hỏi:
- Muốn học thuật gì?
Vương đáp:
- Thường thấy thầy đi đâu, tường vách không ngăn được. Chỉ xin một phép cũng đủ.
Ðạo Sĩ cười nhận lời. Bèn đem một bí quyết truyền cho, bảo miệng đọc mấy câu thần chú xong rồi hô: "Vào đi!" Vương đối diện với một bức tường mà không dám vào.
Ðạo sĩ lại nói:
- Cứ vào thử đi!
Vương theo lời, thong thả tiến lại, đến tường thì bị vấp. Ðạo Sĩ bảo:
- Cúi đầu, vào cho nhanh, đừng lần chần!
Vương quả quyết, đứng cách tường mấy bước, lao nhanh tới. Gặp tường, cảm thấy trống không có vật gì cả.
Quay lại thì đã thấy mình ở bên kia tường rồi.
Vương mừng quá, vào lạy tạ.
Ðạo Sĩ bảo:
- Về nhà nên giữ mình đứng đắn, không thế thì phép không nghiệm nữa đâu.
Nói rồi cấp lộ phí cho mà về.
Ðến nhà, chàng khoe đã gặp tiên, tường vách dày đắn đâu cũng không ngăn được mình.
Vợ không tin.
Vương làm đúng như lời đạo sĩ đã dạy, đứng cách tường mấy bước, chạy ù vào. Ðầu đụng phải tường cứng, bỗng ngã lăn đùng.
Vợ Vương đỡ dậy, nhìn xem, thấy trán đã sưng lên như một quả trứng lớn.
Vợ Vương đưa ngón tay lêu lêu, diễu cho.
Vương vừa thẹn vừa ức, chỉ biết chửi lão Ðạo Sĩ bất lương mà thôi.
Kết Thúc (END)​
 
Bên trên