Truy cập internet an toàn hơn với hệ thống an ninh mạng ASUS Aiprotection

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Trong nửa đầu năm 2016 theo thống kê của ASUS, phần mềm an ninh mạng AiProtection – một tính năng đặc biệt tích hợp trong router của ASUS đã ngăn chặn thành công 5 triệu cuộc tấn công an ning mạng và gần 150 triệu đợt phát tán mã độc từ hàng nghìn trang web trên khắp thế giới, ngăn chặn tối đa mọi khả năng đe dọa an ninh tiềm ẩn cho người dùng. Trung bình, mỗi ngày 1,5 cuộc tấn công và rủi ro dính mã độc được AiProtection ngăn chặn.

AiProtection-Interface.jpg

AiProtection là một phần mềm bảo mật router dựa trên nhu cầu an ninh mạng tại gia. Nó kết hợp công nghệ tiên tiến đền từ Trend Micro để phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa các mối đe dọa từ internet cho hệ thống mạng gia đình bạn. AiProtection có thể ngăn chặn các thiết bị đã bị nhiễm ma độc, chặn luôn khả năng gửi thông tin người dùng từ các thiết bị nhiễm mã độc này về máy chủ của tin tặc, ngay cả khi máy người dùng không hề được cài bất kỳ chương trình diệt virus nào. Việc bảo vệ người dùng một cách chủ động của AiProtection cũng là một tính năng quan trọng giúp các thiết bị của người dùng luôn nằm trong phạm vi an toàn.

Với xu hướng các mối đe dọa từ internet ngày càng lớn mạnh như hiện nay liên quan đến các thiết bị IOT “thông minh”, router gia đình đang ngày càng trở thành tâm điểm của những cuộc tấn công mạng. Những đợt phát tán virus, mã động đang ngày một tăng với thủ thuật tinh vi gây nên nhiều hậu họa khôn lường cho người dùng. AiProtection luôn tích cực và chủ động trong việc bảo vệ thông tin người dùng, ngăn chặn mã độc từ các trang web có hại, đóng băng các liên kết từ các thiết bị đã nhiễm độc và cung cấp khả năng kiểm toán an ninh mạng tốt nhất.


CÔNG NGHỆ PHÒNG CHỐNG XÂM NHẬP CẤP CAO

ASUS AiProtection bao gồm luôn hệ thống phòng chống xâm nhập cấp cao (IPS). Điều này cho nó có một khả năng phân tích nội dung tất cả các gói dữ liệu ra vào hệ thống mạng của gia đình một cách tinh vi hơn, ngăn chặn bất kỳ gọi tập tin độc hại hoặc đáng ngờ nhất, bất kể đó là những tập tin có nguồn gốc hẳn hoi.

AiProtection được tự động cập nhật liên tục, cho phép nó có thể phản ứng nhanh với những thủ thuật tinh vi mới của tin tặc. Trong nửa đầu năm 2016, phân tích các hoạt động của ASUS AiProtection trên cở sở từ các router ASUS chỉ ra rằng có tới 5 triệu đợt tấn công internet đã bị ngăn chặn, trung bình lên tới 1,5 lần tấn công mỗi ngày được AiProtection ngăn chặn.


NGĂN CHẶN MỐI NGUY TỪ CÁC TRANG WEB ĐỘC HẠI

ASUS AiProtection kết hợp với hệ thống điện toán của Trend Micro Web Reputation Services (WRS), có khả năng kiểm tra URL từ cơ sở dữ liệu của WRS trước khi cho phép người dùng truy cập. Nếu URL được tìm thấy mã độc, nó sẽ bị chặn và bảo vệ người dùng ngay lập tức.

Theo Trend Micro, có đến 76% ransomware được gửi qua email spam. Liên kết đến các web độc hại luôn nằm trong các email đó, hoặc đăng trên các trang web không an toàn khác, đó là một trong những nguồn phát tán chính của ransomware.

Quy mô của vấn đề có thể được nhìn thấy từ thực tế trong một ngày, có đến 800.000 yêu cầu truy cập vào các trang web độc hại đã được ngăn chặn thành công bởi AiProtection.


NGĂN CHẶN CÁC LIÊN KẾT TỪ THIẾT BỊ NHIỄM ĐỘC

Thiết bị nhiễm độc cũng là một nguồn lây lan cho các thiết bị khác trong mạng nội bộ, do đó việc cắt đứt liên kết với các thiết bị này là điều luôn được AiProtection ưu tiên. ASUS AiProtection phát hiện thiết bị nhiễm độc và ngăn ngừa chúng khỏi ảnh hưởng trong mạng nội bộ. Nó cũng cắt đứt bất kỳ kết nối đáng ngờ từ bên ngoài. Người dùng sẽ được thông báo ngay lập tức thông qua email để có những biện pháp thích hợp.


KIỂM TOÁN AN NINH MẠNG TIỆN DỤNG

ASUS AiProtection cũng cung cấp cho người dùng một công cụ để quản lý một cách dễ dàng hơn hệ thống an ninh của gia đình. Nó có thể quét lên tới 14 thiết lập router quan trọng và cảnh báo những rủi ro đến người dùng, cũng như cách sửa chữa các vấn đề này.
 

GL Dũng

New Member
Điểm khác biệt giữa cáp quang Single Mode và cáp quang Multimode

Ngày này, việc truyền dữ liệu của cáp quang trên toàn cầu chỉ mất có vài giây, tiếp nhận thông tin hay hình ảnh, video, chỉ trong chớp mắt. So với cáp đồng, thông tin đang được truyền nhanh hơn với tốc độ nhanh hơn và chất lượng của nó không thay đổi.

Chưa kể đến nhu cầu về băng thông cao hơn và kết nối tốc độ nhanh hơn đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của thị trường lắp ráp cáp quang trong nhiều năm qua, đặc biệt là cáp quang Single Mode (SM) và cáp quang Multimode (MM). Tuy nhiên, mặc dù hai loại cáp quang này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng đa dạng, nhưng sự khác biệt của 2 loại cáp này vẫn còn chưa được nhiều người hiểu rõ.

Do đó, bài viết sau đây sẽ tập trung vào cấu trúc cơ bản, khoảng cách sợi và màu sợi, để so sánh sâu giữa cáp quang Single Mode và cáp quang Multimode.

1. Tổng quan về Single Mode và Multimode

Cáp quang Single Mode là loại cáp quang chỉ truyền được 1 tia sáng truyền đi tại một thời điểm.

Trong khi cáp quang Multimode có thể truyền được tới 3 loại tia sáng khác nhau, gây ra hiện tượng tán sắc mà không có ở cáp quang Single Mode.

Do vậy, sự khác nhau cơ bản giữa SM và MM nằm ở đường kính lõi sợi, bước sóng, nguồn sáng và băng thông.

1.1. Đường kính lõi sợi

Đường kính lõi sợi của SM nhỏ hơn nhiều so với MM.

SM: 9µm ngay cả khi có thêm các bộ phận khác.

MM: 50µm (OM1) và 62.5µm (OM2, OM3, OM4). Cho phép nó có khả năng thu thập ánh sáng cao hơn và đơn giản hóa các kết nối.

Bộ phận cladding hay còn gọi là lớp phản xạ ánh sáng của cả SM và MM đều có đường kính là 125µm.

1.2. Bước sóng và nguồn sáng

Cáp quang SM thường sử dụng trong điốt laze hoặc laser để tạo ra ánh sáng đưa vào cáp, cho nên có bước sóng thường được sử dụng là 1310nm và 1550nm.

Còn cáp quang MM do có kích thước đường kính lõi lớn nên hoạt động tốt hơn ở bước sóng 850nm và 1310nm, thích hợp trong điốt phát sáng (đèn LED) và laser phát ra bề mặt khoang dọc (VCSEL)

1.3. Băng thông

Về mặt lý thuyết băng thông của cáp quang SM không có giới hạn do nó cho phép một ánh sáng của chế độ đi qua tại một thời điểm.

Cáp quang MM có nhiều loại băng thông khác nhau tùy theo từng loại:

· OM1: đường kính lõi 62.5 μm, băng thông đạt 200/500 MHz-km tại bước sóng 850/1300 nm.

· OM2: đường kính lõi 50 μm, băng thông đạt 500/500 MHz-km tại bước sóng 850/1300 nm.

· OM3: đường kính lõi 50 μm, nguồn phát laser giúp tăng băng thông đạt tới 2000 MHz-km, hỗ trợ ứng dụng 10 GE.

· OM4: đường kính lõi sợi quang 50 μm, băng thông hoạt động hơn 2 lần so với OM3, đạt mức 4700 MHz-km, đặc biệt được thiết kế cho ứng dụng 10, 40 và 100 GE.

2. Khoảng cách giữa SM và MM

Được biết rằng sợi quang SM phù hợp cho các ứng dụng đường dài, trong khi sợi quang MM được thiết kế để truyền khoảng cách ngắn.

Loại cáp quang

Khoảng cách cáp quang

Fast Ethernet

100BASE-FX

1Gb Ethernet

1000BASE-SX

1Gb Ethernet

1000BASE-LX

10Gb Base

SE-SR

40Gb Base

SR4

100Gb Base

SR10

SM

OS2

200m

5000m

5000m

10km

/

/

MM

OM1

200m

275m

550m (yêu cầu chế độ điều hòa cáp vá)

/

/

/

OM2

200m

550m

/

/

/

OM3

200m

550m

300m

100m

100m

OM4

200m

550m

400m

150m

150m


Từ biểu đồ, chúng ta có thể thấy khoảng cách sợi quang SM dài hơn nhiều so với cáp quang MM ở tốc độ dữ liệu từ 1G đến 10G, nhưng sợi đa mode OM3 / OM4 hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn. Do sợi quang MM có kích thước lõi lớn và hỗ trợ nhiều hơn một chế độ ánh sáng, khoảng cách sợi của nó bị giới hạn bởi sự phân tán mô hình, một hiện tượng phổ biến trong sợi chỉ số bước MM. Trong khi sợi SM thì không. Đó là sự khác biệt cần thiết giữa chúng.

---

Golden Link
 
Bên trên