Nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc đã được cảnh sát địa phương nhắc nhở kiểm tra điện thoại di động của con mình xem có ứng dụng liên lạc được mã hóa hay không, trong đó có Telegram. Nếu có sẽ phải gỡ bỏ ngay lập tức do các phần mềm này liên quan đến tội phạm mạng và viễn thông.
Trong một thông báo đăng trên tài khoản WeChat chính thức ngày 16/5, công an thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cho biết, một số ứng dụng trò chuyện đã trở thành “vùng xám" đối với giám sát pháp lý vì tính riêng tư mạnh mẽ của thông tin liên lạc được mã hóa, đặc biệt là khả năng xóa ngay nội dung sau khi đọc, điều này tạo điều kiện cho các phần tử phạm tội tiêu hủy bằng chứng.
Một số phần mềm trò chuyện bị cảnh báo ở Trung Quốc. Ảnh: Shanghai Observer.
Thông báo nêu rõ, nhiều phần tử phạm tội chuyển máy chủ từ trong nước ra nước ngoài, thay đổi các công cụ giao tiếp từ phần mềm phổ biến sang các ứng dụng nhắn tin được mã hóa ở nước ngoài hoặc các phần mềm trò chuyện ít người biết ở trong nước, thay đổi thiết bị phạm tội từ các “trạm gốc giả” truyền thống thành “Modem pool”, GOIP và VoIP. Việc sử dụng không gian và thiết bị mới để thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến gian lận mạng viễn thông có tính kỹ thuật cao, đã gây thêm nhiều khó khăn cho việc điều tra các vụ án.
Trong những vụ án này, trẻ vị thành niên bị lừa, thậm chí trở thành “đồng phạm” hỗ trợ tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến mạng thông tin.
Ngày 17/5, công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc cũng ra cảnh báo tương tự, cho biết thời gian gần đây những kẻ tình nghi lừa đảo mạng viễn thông ở nước ngoài đã lợi dụng các phần mềm trò chuyện của nước ngoài trên điện thoại di động, dụ dỗ trẻ vị thành niên hỗ trợ phạm tội. Cơ quan này yêu cầu các bậc cha mẹ nếu phát hiện trẻ cài đặt các phần mềm này cần đưa trẻ đến cơ quan công an nơi gần nhất để kiểm tra xem có phạm tội hay không.
Chính quyền địa phương các tỉnh Phúc Kiến, Cam Túc, Thiểm Tây, Quảng Tây... cũng công bố danh sách các ứng dụng liên lạc mã hóa, nhắc nhở các bậc cha mẹ kiểm tra điện thoại di động của con mình và gỡ bỏ các phần mềm này ngay lập tức.
Theo dữ liệu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc, hơn 92.000 người ở nước này đã bị buộc tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm liên quan đến mạng thông tin từ tháng 1 đến tháng 9/2022, đồng thời cho biết số lượng tội phạm liên quan đến mạng thông tin đang gia tăng hàng năm.
Số liệu của viện này năm 2022 cho thấy, hầu hết các nghi phạm liên quan đến tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm mạng thông tin đều thuộc nhóm có trình độ học vấn thấp và thu nhập thấp, trong đó 66,3% chưa tốt nghiệp trung học cơ sở và 52,4% không có việc làm ổn định.
Tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm liên quan đến mạng thông tin đã trở thành nhóm tội phạm bị truy tố nhiều thứ ba ở Trung Quốc, chỉ sau tội lái xe nguy hiểm và trộm cắp, đây cũng là tội phạm mạng thông tin có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước này.
Trong một thông báo đăng trên tài khoản WeChat chính thức ngày 16/5, công an thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc cho biết, một số ứng dụng trò chuyện đã trở thành “vùng xám" đối với giám sát pháp lý vì tính riêng tư mạnh mẽ của thông tin liên lạc được mã hóa, đặc biệt là khả năng xóa ngay nội dung sau khi đọc, điều này tạo điều kiện cho các phần tử phạm tội tiêu hủy bằng chứng.
Một số phần mềm trò chuyện bị cảnh báo ở Trung Quốc. Ảnh: Shanghai Observer.
Thông báo nêu rõ, nhiều phần tử phạm tội chuyển máy chủ từ trong nước ra nước ngoài, thay đổi các công cụ giao tiếp từ phần mềm phổ biến sang các ứng dụng nhắn tin được mã hóa ở nước ngoài hoặc các phần mềm trò chuyện ít người biết ở trong nước, thay đổi thiết bị phạm tội từ các “trạm gốc giả” truyền thống thành “Modem pool”, GOIP và VoIP. Việc sử dụng không gian và thiết bị mới để thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến gian lận mạng viễn thông có tính kỹ thuật cao, đã gây thêm nhiều khó khăn cho việc điều tra các vụ án.
Trong những vụ án này, trẻ vị thành niên bị lừa, thậm chí trở thành “đồng phạm” hỗ trợ tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội liên quan đến mạng thông tin.
Ngày 17/5, công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc cũng ra cảnh báo tương tự, cho biết thời gian gần đây những kẻ tình nghi lừa đảo mạng viễn thông ở nước ngoài đã lợi dụng các phần mềm trò chuyện của nước ngoài trên điện thoại di động, dụ dỗ trẻ vị thành niên hỗ trợ phạm tội. Cơ quan này yêu cầu các bậc cha mẹ nếu phát hiện trẻ cài đặt các phần mềm này cần đưa trẻ đến cơ quan công an nơi gần nhất để kiểm tra xem có phạm tội hay không.
Chính quyền địa phương các tỉnh Phúc Kiến, Cam Túc, Thiểm Tây, Quảng Tây... cũng công bố danh sách các ứng dụng liên lạc mã hóa, nhắc nhở các bậc cha mẹ kiểm tra điện thoại di động của con mình và gỡ bỏ các phần mềm này ngay lập tức.
Theo dữ liệu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc, hơn 92.000 người ở nước này đã bị buộc tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm liên quan đến mạng thông tin từ tháng 1 đến tháng 9/2022, đồng thời cho biết số lượng tội phạm liên quan đến mạng thông tin đang gia tăng hàng năm.
Số liệu của viện này năm 2022 cho thấy, hầu hết các nghi phạm liên quan đến tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm mạng thông tin đều thuộc nhóm có trình độ học vấn thấp và thu nhập thấp, trong đó 66,3% chưa tốt nghiệp trung học cơ sở và 52,4% không có việc làm ổn định.
Tội hỗ trợ các hoạt động tội phạm liên quan đến mạng thông tin đã trở thành nhóm tội phạm bị truy tố nhiều thứ ba ở Trung Quốc, chỉ sau tội lái xe nguy hiểm và trộm cắp, đây cũng là tội phạm mạng thông tin có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước này.
Theo Genk