Trong cuộc đua về công nghệ với các nước Âu Mỹ, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có sự hậu thuẫn rất lớn từ chính quyền.
Trung Quốc đang đẩy mạnh thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm dữ liệu, tính toán để hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong sớm đưa các nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực đời sống.
Trên tờ Chinadaily có bài "Trung Quốc ưu tiên nghiên cứu và Phát triển R&D và nhiều công nghệ khác". Bài viết nhấn mạnh, để hỗ trợ tốt hơn trong xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại, cơ quan chức năng đã thúc đẩy toàn diện nghiên cứu và phát triển 6G cùng các công nghệ tiên tiến khác như robot hình người, Metaverse, công nghệ lượng tử ngay trong năm nay.
Ông Kim Tráng Long - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - Công nghệ thông tin Trung Quốc - cho rằng, các bước tăng tốc sẽ được thực hiện để lập kế hoạch hành động phát triển các ngành công nghiệp trong tương lai này.
"Chúng tôi khuyến khích chính quyền các tỉnh thành tiến hành thử nghiệm các lĩnh vực này".
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nhiều biện pháp mạnh hơn cũng sẽ được thực hiện để phát triển các ngành công nghiệp mới nổi chiến lược, như trí tuệ nhân tạo AI, sinh học, phương tiện kết nối thông minh, Internet vạn vật và phát triển Carbon thấp.
Trung Quốc đang củng cố vị thế hàng đầu trên thế giới với lĩnh vực ô tô năng lượng mới, với gần 6,9 triệu xe được bán ra năm ngoái, tăng hơn 93% so với năm trước đó.
Trên Nhật báo Thượng Hải có bài về triển vọng đưa loại "taxi hàng không" vào hoạt động. Theo đó, dự án Vertaxi của một công ty có trụ sở ở Phố Đông, Thượng Hải với nguồn vốn huy động 150 triệu Nhân dân tệ, tương đương 22 triệu USD, dự kiến sẽ đưa loại "Air taxi" vào bay thử nghiệm trong quý II tới. Máy bay nặng 2 tấn có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, chạy bằng pin sẽ được sử dụng trong giao thông đô thị, phục vụ cứu trợ thiên tai, năng lượng và hậu cần, có tiềm năng rất lớn cho đời sống đô thị.
Nhằm thúc đẩy lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, hỗ trợ các ứng dụng giống như ChatGPT, nền tảng thương mại đầu tiên của Trung Quốc cho sức mạnh tính toán trực tuyến vừa đi vào hoạt động tại khu vực Ninh Hạ Hồi. Nền tảng này được thiết kế để tích hợp các nguồn năng lượng tính toán, với sự tham gia ban đầu của 23 tổ chức - doanh nghiệp như Trung tâm Thông tin Nhà nước, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Bắc Kinh, Công ty về AI Sense Times, Sugon, Huawei, ZTE, Alibaba Cloud, China Telecom…
Nếu trước đây khách hàng mua dữ liệu phải tham khảo nhiều đơn vị thì nay với nền tảng này sẽ giúp kết nối các đơn vị cung cấp để cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp trong ngành cũng thuận lợi hơn trong sử dụng nguồn dữ liệu khổng lồ đồng bộ, thống nhất để nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ.
Trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc cũng vừa thành lập Trung tâm Điện toán AI Ascend Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về công suất tính toán thông minh (Intelligent Computing Power).
Trung Quốc đang đẩy mạnh thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm dữ liệu, tính toán để hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong sớm đưa các nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực đời sống.
Trên tờ Chinadaily có bài "Trung Quốc ưu tiên nghiên cứu và Phát triển R&D và nhiều công nghệ khác". Bài viết nhấn mạnh, để hỗ trợ tốt hơn trong xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại, cơ quan chức năng đã thúc đẩy toàn diện nghiên cứu và phát triển 6G cùng các công nghệ tiên tiến khác như robot hình người, Metaverse, công nghệ lượng tử ngay trong năm nay.
Ông Kim Tráng Long - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - Công nghệ thông tin Trung Quốc - cho rằng, các bước tăng tốc sẽ được thực hiện để lập kế hoạch hành động phát triển các ngành công nghiệp trong tương lai này.
"Chúng tôi khuyến khích chính quyền các tỉnh thành tiến hành thử nghiệm các lĩnh vực này".
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, nhiều biện pháp mạnh hơn cũng sẽ được thực hiện để phát triển các ngành công nghiệp mới nổi chiến lược, như trí tuệ nhân tạo AI, sinh học, phương tiện kết nối thông minh, Internet vạn vật và phát triển Carbon thấp.
Trung Quốc đang củng cố vị thế hàng đầu trên thế giới với lĩnh vực ô tô năng lượng mới, với gần 6,9 triệu xe được bán ra năm ngoái, tăng hơn 93% so với năm trước đó.
Trên Nhật báo Thượng Hải có bài về triển vọng đưa loại "taxi hàng không" vào hoạt động. Theo đó, dự án Vertaxi của một công ty có trụ sở ở Phố Đông, Thượng Hải với nguồn vốn huy động 150 triệu Nhân dân tệ, tương đương 22 triệu USD, dự kiến sẽ đưa loại "Air taxi" vào bay thử nghiệm trong quý II tới. Máy bay nặng 2 tấn có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, chạy bằng pin sẽ được sử dụng trong giao thông đô thị, phục vụ cứu trợ thiên tai, năng lượng và hậu cần, có tiềm năng rất lớn cho đời sống đô thị.
Nhằm thúc đẩy lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, hỗ trợ các ứng dụng giống như ChatGPT, nền tảng thương mại đầu tiên của Trung Quốc cho sức mạnh tính toán trực tuyến vừa đi vào hoạt động tại khu vực Ninh Hạ Hồi. Nền tảng này được thiết kế để tích hợp các nguồn năng lượng tính toán, với sự tham gia ban đầu của 23 tổ chức - doanh nghiệp như Trung tâm Thông tin Nhà nước, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Bắc Kinh, Công ty về AI Sense Times, Sugon, Huawei, ZTE, Alibaba Cloud, China Telecom…
Nếu trước đây khách hàng mua dữ liệu phải tham khảo nhiều đơn vị thì nay với nền tảng này sẽ giúp kết nối các đơn vị cung cấp để cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp trong ngành cũng thuận lợi hơn trong sử dụng nguồn dữ liệu khổng lồ đồng bộ, thống nhất để nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ.
Trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc cũng vừa thành lập Trung tâm Điện toán AI Ascend Bắc Kinh nhằm hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về công suất tính toán thông minh (Intelligent Computing Power).
Theo Genk