Đình chỉ cấp phép trò chơi điện tử mới; giới hạn game dành cho trẻ em; yêu cầu cửa hàng ứng dụng gỡ các game được cho là trái phép, là ba yêu cầu mới nhất vừa được giới chức Trung Quốc đưa ra. Họ đang cho thấy quyết tâm trong việc đàn áp ngành công nghiệp trò chơi, hướng đến một môi trường kinh doanh lành mạnh giống như đã làm với thị trường Internet.
Theo thông lệ mỗi tháng một lần, Trung Quốc sẽ cấp phép lưu hành các tựa game mới. Nhưng 4 tháng trở lại đây, nước này không thông qua bất kỳ trò chơi mới nào, lặp lại tình huống xảy ra tương tự năm 2018.
Hiện tại, giới chức Trung Quốc không đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc ngừng cấp phép mới, cũng như không đề cập đến lý do vì sao. Ngân hàng đầu tư China Securities nhận định, đây là kết quả của sự hợp nhất của các sáng kiến chính sách riêng biệt.
“Nhiều dự án tại công ty của tôi đã bị tạm dừng do thủ tục cấp giấy phép bị đóng băng. Tôi lo ngại nhân sự tại công ty có thể bị cắt giảm nếu vấn đề này vẫn tiếp diễn thời gian tới”, một kỹ sư làm việc cho một công ty phát triển game hạng trung ở tỉnh Quảng Đông, nơi tập trung phần lớn các công ty trong ngành công nghiệp game, cho biết.
Tính đến cuối năm, Trung Quốc đã thắt chặt sự giám sát đối với các phương tiện truyền thông và ngành công nghiệp giải trí. Ví dụ, vào tháng 8, một cuộc đàn áp đã được phát động nhằm vào các nhóm trên mạng xã hội gây áp lực buộc người hâm mộ tham gia các chiến dịch huy động vốn cộng đồng từ người nổi tiếng. Nhiều người tin rằng ngừng cấp phép trò chơi chỉ là phần mở rộng của chiến dịch “dẹp loạn” này do nhà nước lãnh đạo.
Dự kiến, thu nhập của các công ty sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức. Để cạnh tranh và bắt kịp điều kiện thị trường, các nhà phát triển có thể vượt bão bằng cách đưa các trò chơi đã được cấp phép nhưng chưa phát hành lên các cửa hàng ứng dụng trong khi nỗ lực mở rộng số lượng người hâm mộ những tựa game hiện có. Tuy nhiên, việc đóng băng cấp giấy phép vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, Trung Quốc điều chỉnh các hoạt động chơi game của trẻ em. Tháng 9 vừa qua, chính phủ đã giới hạn thời gian cho phép trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi truy cập các dịch vụ trò chơi trực tuyến, xuống còn1 giờ/ngày vào cuối tuần và ngày lễ.
Mặc dù các nhà phát triển chỉ thu được một tỷ lệ nhỏ doanh thu từ nhóm đối tượng này nhưng chính sách mới có nguy cơ khiến nhóm người dùng trẻ em không còn mấy mặn mà với ngành công nghiệp trò chơi, dẫn đến mất lượng lớn khách hàng khi các em trưởng thành sau này.
Mũi tên thứ ba nhắm vào các trò chơi không có giấy phép hoặc có chứng nhận giả mạo. Trong thời gian tạm dừng cấp phép trò chơi năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã phát hiện “vùng xám” trong đó trôi nổi nhiều tựa game không đáp ứng tiêu chuẩn trên các cửa hàng ứng dụng. Mùa hè năm 2020, Apple đã phải xóa hơn 30.000 trò chơi không có giấy phép khỏi cửa hàng ứng dụng Trung Quốc.
Để thích nghi với môi trường mới, các công ty game giờ đây buộc phải phát triển các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn. NetEase, nhà phát triển trò chơi lớn thứ hai tại Trung Quốc tính theo doanh thu, đã chuyển sang xây dựng vũ trụ ảo "metaverse" cho riêng mình.
Được biết, NetEase đã đầu tư vào Next Generation, một công ty khởi nghiệp ở Bắc Kinh chuyên sản xuất các thần tượng ảo, một số được mô phỏng theo các diễn viên và nghệ sĩ biểu diễn ngoài đời thực.
Tencent, nhà phát triển trò chơi hàng đầu thế giới, cũng đang bận rộn phát triển các thị trường ở nước ngoài, tránh xa phạm vi quản lý của Trung Quốc. TiMi Studio Group, công ty con sản xuất ra tựa game nổi tiếng Honor of Kings (Vương giả vinh diệu), đã thông báo thành lập các studio trò chơi độc lập ở Seattle và Los Angeles, Mỹ. Đây là những địa điểm đầu tiên của công ty tại Hoa Kỳ, thị trường game lớn thứ hai sau Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Trò chơi Trung Quốc, các trò chơi do Trung Quốc phát triển đã thu về 4,9 tỷ USD trong quý 3, tăng 13% so với quý 2. Điều này thể hiện sự đột biến so với mức tăng trưởng khiêm tốn theo quý là khoảng 2%. Chính phủ đang khuyến khích ngành công nghiệp game vươn xa khỏi địa phận Trung Quốc.
Yang Fang, Phó Giám đốc Cục Xuất bản thuộc Cục Xuất bản Trung ương Trung Quốc, cho biết trong một cuộc triển lãm vào tháng 7 tại Thượng Hải: “Chúng ta cần nâng cao nhận thức về quốc tế hóa hơn nữa”. Đối với các nhà phát triển nhỏ hơn, cơn bão quy định tại thị trường Trung Quốc đã gây thiệt hại đáng kể. Vô tình, sự thất bại của những công ty nhỏ có thể tạo không gian cho những thế lực lớn hơn trong ngành, phát triển thành độc quyền.
Theo thông lệ mỗi tháng một lần, Trung Quốc sẽ cấp phép lưu hành các tựa game mới. Nhưng 4 tháng trở lại đây, nước này không thông qua bất kỳ trò chơi mới nào, lặp lại tình huống xảy ra tương tự năm 2018.
Hiện tại, giới chức Trung Quốc không đưa ra bất kỳ thông báo nào về việc ngừng cấp phép mới, cũng như không đề cập đến lý do vì sao. Ngân hàng đầu tư China Securities nhận định, đây là kết quả của sự hợp nhất của các sáng kiến chính sách riêng biệt.
“Nhiều dự án tại công ty của tôi đã bị tạm dừng do thủ tục cấp giấy phép bị đóng băng. Tôi lo ngại nhân sự tại công ty có thể bị cắt giảm nếu vấn đề này vẫn tiếp diễn thời gian tới”, một kỹ sư làm việc cho một công ty phát triển game hạng trung ở tỉnh Quảng Đông, nơi tập trung phần lớn các công ty trong ngành công nghiệp game, cho biết.
Tính đến cuối năm, Trung Quốc đã thắt chặt sự giám sát đối với các phương tiện truyền thông và ngành công nghiệp giải trí. Ví dụ, vào tháng 8, một cuộc đàn áp đã được phát động nhằm vào các nhóm trên mạng xã hội gây áp lực buộc người hâm mộ tham gia các chiến dịch huy động vốn cộng đồng từ người nổi tiếng. Nhiều người tin rằng ngừng cấp phép trò chơi chỉ là phần mở rộng của chiến dịch “dẹp loạn” này do nhà nước lãnh đạo.
Dự kiến, thu nhập của các công ty sẽ không bị ảnh hưởng ngay lập tức. Để cạnh tranh và bắt kịp điều kiện thị trường, các nhà phát triển có thể vượt bão bằng cách đưa các trò chơi đã được cấp phép nhưng chưa phát hành lên các cửa hàng ứng dụng trong khi nỗ lực mở rộng số lượng người hâm mộ những tựa game hiện có. Tuy nhiên, việc đóng băng cấp giấy phép vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, Trung Quốc điều chỉnh các hoạt động chơi game của trẻ em. Tháng 9 vừa qua, chính phủ đã giới hạn thời gian cho phép trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi truy cập các dịch vụ trò chơi trực tuyến, xuống còn1 giờ/ngày vào cuối tuần và ngày lễ.
Mặc dù các nhà phát triển chỉ thu được một tỷ lệ nhỏ doanh thu từ nhóm đối tượng này nhưng chính sách mới có nguy cơ khiến nhóm người dùng trẻ em không còn mấy mặn mà với ngành công nghiệp trò chơi, dẫn đến mất lượng lớn khách hàng khi các em trưởng thành sau này.
Mũi tên thứ ba nhắm vào các trò chơi không có giấy phép hoặc có chứng nhận giả mạo. Trong thời gian tạm dừng cấp phép trò chơi năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã phát hiện “vùng xám” trong đó trôi nổi nhiều tựa game không đáp ứng tiêu chuẩn trên các cửa hàng ứng dụng. Mùa hè năm 2020, Apple đã phải xóa hơn 30.000 trò chơi không có giấy phép khỏi cửa hàng ứng dụng Trung Quốc.
Để thích nghi với môi trường mới, các công ty game giờ đây buộc phải phát triển các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn. NetEase, nhà phát triển trò chơi lớn thứ hai tại Trung Quốc tính theo doanh thu, đã chuyển sang xây dựng vũ trụ ảo "metaverse" cho riêng mình.
Được biết, NetEase đã đầu tư vào Next Generation, một công ty khởi nghiệp ở Bắc Kinh chuyên sản xuất các thần tượng ảo, một số được mô phỏng theo các diễn viên và nghệ sĩ biểu diễn ngoài đời thực.
Tencent, nhà phát triển trò chơi hàng đầu thế giới, cũng đang bận rộn phát triển các thị trường ở nước ngoài, tránh xa phạm vi quản lý của Trung Quốc. TiMi Studio Group, công ty con sản xuất ra tựa game nổi tiếng Honor of Kings (Vương giả vinh diệu), đã thông báo thành lập các studio trò chơi độc lập ở Seattle và Los Angeles, Mỹ. Đây là những địa điểm đầu tiên của công ty tại Hoa Kỳ, thị trường game lớn thứ hai sau Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Công nghiệp Trò chơi Trung Quốc, các trò chơi do Trung Quốc phát triển đã thu về 4,9 tỷ USD trong quý 3, tăng 13% so với quý 2. Điều này thể hiện sự đột biến so với mức tăng trưởng khiêm tốn theo quý là khoảng 2%. Chính phủ đang khuyến khích ngành công nghiệp game vươn xa khỏi địa phận Trung Quốc.
Yang Fang, Phó Giám đốc Cục Xuất bản thuộc Cục Xuất bản Trung ương Trung Quốc, cho biết trong một cuộc triển lãm vào tháng 7 tại Thượng Hải: “Chúng ta cần nâng cao nhận thức về quốc tế hóa hơn nữa”. Đối với các nhà phát triển nhỏ hơn, cơn bão quy định tại thị trường Trung Quốc đã gây thiệt hại đáng kể. Vô tình, sự thất bại của những công ty nhỏ có thể tạo không gian cho những thế lực lớn hơn trong ngành, phát triển thành độc quyền.
Theo VN review