Một kế hoạch táo bạo nhằm đối phó với những sắc lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn rất gay cấn, chính phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ trong khả năng của họ để tăng cường sức mạnh cho ngành công nghệ nước nhà. Các công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei nay không còn được tiếp cận chip hoặc phần mềm Mỹ vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với các sản phẩm của họ.
Tính đến thời điểm bài viết này lên sóng, Trung Quốc đủ khả năng đáp ứng hơn 20% số lượng chip cần có của ngành công nghiệp trong nước, nhưng chính phủ của họ đang lên kế hoạch tăng con số này lên đến 70% vào năm 2025.
Đây là một phần của chính sách "3-5-2" nổi tiếng của Trung Quốc nhằm thay thế toàn bộ phần cứng và phần mềm nước ngoài trong hạ tầng công cộng bằng các giải pháp "nhà trồng", và nó sẽ dẫn đến những tác động không thể tránh khỏi đối với một số gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Dell, HP, và Microsoft.
Trung Quốc đang đổ một lượng tiền lớn chưa từng có vào các công ty công nghệ trong nước với hi vọng sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ và các nước phương tây càng sớm càng tốt. Chỉ riêng trong năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận chi 29 tỷ USD tiền trợ cấp cho các công ty như Zhaoxin, Huawei, và SMIC.
Zhaoxin hiện đang phát triển các vi xử lý x86, trong khi Huawei thì nghiên cứu các CPU nhân Arm, cũng như các GPU và card tăng tốc AI. SMIC được xem là mảnh ghép quan trọng nhất của bài toán, thể hiện qua số cổ phiếu trị giá 7,6 tỷ USD đã bán ra cho các nhà đầu tư vào năm ngoái. Có thể nói, SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, và đóng vai trò trọng yếu trong nỗ lực giảm sự lệ thuộc của nước này vào những con chip nhập khẩu.
Đó là một nhiệm vụ vĩ đại, trong bối cảnh khao khát có được những con chip "chính chủ" mạnh mẽ của Trung Quốc đang sục sôi hơn bao giờ hết, thể hiện qua 543 tỷ con chip với tổng giá trị 350 tỷ USD trong năm 2020. Đây là lý do tại sao Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục đầu tư không dưới 155 tỷ USD từ nay cho đến 2025 để nâng cap sản lượng bán dẫn trong nước trong khoảng thời gian 5 năm tới. Và khoản đầu tư này chỉ là một phần trong ngân sách ước tính 1,4 nghìn tỷ USD mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề ra cho hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc.
Máy lithography EUV
Năm ngoái, chính quyền Donald Trump đã tìm cách bóp nghẹt khả năng giao dịch với các nhà sản xuất trang thiết bị photolitho chuyên chế tạo máy EUV tiên tiến của SMIC. Kết quả, Trung Quốc hiện phải mua hầu như toàn bộ số máy đã sử dụng từ các quốc gia như Nhật Bản với giá 1 triệu USD/máy dù cho chúng đang dần lỗi thời trước sự xuất hiện của những trang thiết bị tiên tiến hơn nhiều. Đồng thời, Trung Quốc còn mua số trang thiết bị DUV cũ trị giá 1,2 tỷ USD từ nhà sản xuất Hà Lan là ASML.
Có thể thấy, Trung Quốc đang "cắn răng" sử dụng các trang thiết bị lỗi thời để sản xuất chip cho các ứng dụng tự hành, công nghiệp và quân sự - những lĩnh vực mà các node như 14nm và 28nm là quá đủ để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, SMIC sẽ xây dựng thêm các nhà máy sản xuất tấm wafer 300mm và tìm cách bắt kịp TSMC và Samsung trong sản xuất các node quy trình tiên tiến hơn nữa. Đó là một kế hoạch táo bạo, và sẽ mất cả thập kỷ mới hoàn tất, chưa tính đến những thất bại có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, như vậy còn dễ dàng hơn nhiều so với kế hoạch hoang đường nhằm thay thế giao thức TCP/IP của Huawei!
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn rất gay cấn, chính phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ trong khả năng của họ để tăng cường sức mạnh cho ngành công nghệ nước nhà. Các công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei nay không còn được tiếp cận chip hoặc phần mềm Mỹ vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với các sản phẩm của họ.
Tính đến thời điểm bài viết này lên sóng, Trung Quốc đủ khả năng đáp ứng hơn 20% số lượng chip cần có của ngành công nghiệp trong nước, nhưng chính phủ của họ đang lên kế hoạch tăng con số này lên đến 70% vào năm 2025.
Đây là một phần của chính sách "3-5-2" nổi tiếng của Trung Quốc nhằm thay thế toàn bộ phần cứng và phần mềm nước ngoài trong hạ tầng công cộng bằng các giải pháp "nhà trồng", và nó sẽ dẫn đến những tác động không thể tránh khỏi đối với một số gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Dell, HP, và Microsoft.
Trung Quốc đang đổ một lượng tiền lớn chưa từng có vào các công ty công nghệ trong nước với hi vọng sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ và các nước phương tây càng sớm càng tốt. Chỉ riêng trong năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận chi 29 tỷ USD tiền trợ cấp cho các công ty như Zhaoxin, Huawei, và SMIC.
Zhaoxin hiện đang phát triển các vi xử lý x86, trong khi Huawei thì nghiên cứu các CPU nhân Arm, cũng như các GPU và card tăng tốc AI. SMIC được xem là mảnh ghép quan trọng nhất của bài toán, thể hiện qua số cổ phiếu trị giá 7,6 tỷ USD đã bán ra cho các nhà đầu tư vào năm ngoái. Có thể nói, SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, và đóng vai trò trọng yếu trong nỗ lực giảm sự lệ thuộc của nước này vào những con chip nhập khẩu.
Đó là một nhiệm vụ vĩ đại, trong bối cảnh khao khát có được những con chip "chính chủ" mạnh mẽ của Trung Quốc đang sục sôi hơn bao giờ hết, thể hiện qua 543 tỷ con chip với tổng giá trị 350 tỷ USD trong năm 2020. Đây là lý do tại sao Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục đầu tư không dưới 155 tỷ USD từ nay cho đến 2025 để nâng cap sản lượng bán dẫn trong nước trong khoảng thời gian 5 năm tới. Và khoản đầu tư này chỉ là một phần trong ngân sách ước tính 1,4 nghìn tỷ USD mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề ra cho hành trình chuyển đổi số của Trung Quốc.
Máy lithography EUV
Năm ngoái, chính quyền Donald Trump đã tìm cách bóp nghẹt khả năng giao dịch với các nhà sản xuất trang thiết bị photolitho chuyên chế tạo máy EUV tiên tiến của SMIC. Kết quả, Trung Quốc hiện phải mua hầu như toàn bộ số máy đã sử dụng từ các quốc gia như Nhật Bản với giá 1 triệu USD/máy dù cho chúng đang dần lỗi thời trước sự xuất hiện của những trang thiết bị tiên tiến hơn nhiều. Đồng thời, Trung Quốc còn mua số trang thiết bị DUV cũ trị giá 1,2 tỷ USD từ nhà sản xuất Hà Lan là ASML.
Có thể thấy, Trung Quốc đang "cắn răng" sử dụng các trang thiết bị lỗi thời để sản xuất chip cho các ứng dụng tự hành, công nghiệp và quân sự - những lĩnh vực mà các node như 14nm và 28nm là quá đủ để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, SMIC sẽ xây dựng thêm các nhà máy sản xuất tấm wafer 300mm và tìm cách bắt kịp TSMC và Samsung trong sản xuất các node quy trình tiên tiến hơn nữa. Đó là một kế hoạch táo bạo, và sẽ mất cả thập kỷ mới hoàn tất, chưa tính đến những thất bại có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, như vậy còn dễ dàng hơn nhiều so với kế hoạch hoang đường nhằm thay thế giao thức TCP/IP của Huawei!
Theo Genk