Tờ Global Times (Thời Báo Hoàn Cầu - vốn là cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc) đã lên tiếng chỉ trích rằng khoản đầu tư của TSMC ở Arizona là “một bước ngoặt đen tối” trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đồng thời cáo buộc Washington đã lừa dối nhà sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới của Đài Loan để họ phải xây dựng nhà máy sản xuất wafer ở Mỹ.
Trong một bài xã luận mới đây, Global Times cho biết quyết định đầu tư vào công nghệ tiên tiến của TSMC ở Mỹ cho thấy Washington đã lừa dối công ty này và tuyên bố rằng Mỹ đang đánh cắp công nghệ quan trọng nhất của thế giới trong “khu vực Đài Loan của chúng tôi” – ám chỉ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan.
Chính phủ Trung Quốc vẫn giữ im lặng trước việc TSMC xây dựng nhà máy mới ở Arizona, nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hạn chế của Mỹ đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Do những hạn chế từ Đài Bắc và Washington, TSMC không được phép đầu tư vào năng lực sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc đại lục. Nhà máy của TSMC ở Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, chỉ sản xuất các chip có tiến trình trung bình mà thôi.
Ngược lại, khoản đầu tư vào Arizona của TSMC, bao gồm một xưởng đúc wafer 3nm và 1 xưởng sản xuất 4nm được nâng cấp, sẽ tham gia vào quá trình sản xuất chip tiên tiến. Công ty Đài Loan có kế hoạch tăng gấp 3 lần khoản đầu tư ban đầu vào tiểu bang này, tức từ 12 tỷ USD lên 40 tỷ USD. Trong một buổi lễ vào tuần này để đánh dấu việc lắp đặt thiết bị đầu tiên tại nhà máy Arizona, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố rằng: “Nền sản xuất của Mỹ đã quay trở lại.”
Cam kết trị giá 40 tỷ USD của TSMC, vốn là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Mỹ, được đưa ra 4 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Khoa học và CHIPS Hoa Kỳ, trong đó dành 53 tỷ USD trợ cấp cho các dự án sản xuất chip trong nước cũng như nghiên cứu và phát triển bán dẫn tại địa phương.
Global Times đã khiển trách Hoa Kỳ và Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của Đài Loan vì đã làm “suy giảm sản xuất” của Đài Loan.
Bài xã luận viết: “Chúng ta phải gióng lên hồi chuông cảnh báo lớn hơn. Mỹ có thể gây áp lực cho các nhà sản xuất chip ở nhiều quốc gia khác như đã làm với TSMC.” Tờ báo này cũng bổ sung thêm rằng Mỹ giống như “con bò đực trong cửa hàng bán đồ sứ”, làm đổ bể mọi thứ, phá vỡ các quy tắc thị trường thành từng mảnh.
Bên ngoài Trung Quốc, hầu hết các lo ngại về khoản đầu tư của TSMC đều liên quan đến kinh tế và liệu công ty có thể vận hành nhà máy Arizona có lãi hay không do chi phí ở Mỹ cao hơn so với Đài Loan.
Đạo luật CHIPS Hoa Kỳ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm duy trì và thậm chí mở rộng vai trò lãnh đạo công nghệ của mình trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc xoay quanh công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Trước đây, Chính phủ Mỹ đã trợ cấp cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm dầu mỏ, nông nghiệp, nhà ở, xuất khẩu nông sản, ô tô và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhà phân tích và nhà kinh tế phản đối việc trợ cấp chip, tin rằng chúng gây lãng phí tiền của người nộp thuế và có thể gây hại nhiều hơn là có lợi về lâu dài.
Các nhà phân tích cho biết quyết định của TSMC đầu tư vào sản xuất 3nm ở Mỹ là do những cân nhắc về địa chính trị.
Nhà nghiên cứu bán dẫn cấp cao Arisa Liu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết thông báo của TSMC “đồng nghĩa rằng các yếu tố địa chính trị đã thấm vào ngành công nghiệp bán dẫn”.
Liu bổ sung thêm: “Có những yếu tố chính trị đằng sau quyết định của TSMC và cùng với bầu không khí quân sự căng thẳng trên eo biển Đài Loan, điều đó khiến TSMC cân nhắc đa dạng hóa để giảm rủi ro việc đặt cơ sở sản xuất tại Đài Loan.”
Tại buổi lễ chính thức diễn ra hồi tuần trước, Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết nhà máy ở Arizona sẽ “sản xuất công nghệ xử lý bán dẫn tiên tiến nhất trong nước, cho phép tạo ra các sản phẩm điện toán hiệu suất cao và tiêu thụ điện năng thấp thế hệ tiếp theo trong nhiều năm tới”.
Cũng tại buổi lễ, người sáng lập TSMC, ông Morris Chang – người trước đây từng cho biết chi phí sản xuất chip ở Mỹ cao hơn 50% so với ở Đài Loan – tiết lộ rằng việc toàn cầu hóa và thương mại tự do “gần như đã chết”.
Mỹ đã lôi kéo các đồng minh của mình bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập Liên minh Chip4, một động thái mà Bắc Kinh coi là nỗ lực nhằm loại bỏ vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Washington cũng đã tăng áp lực lên chính phủ Hà Lan để hạn chế ASML vận chuyển các lô hàng hệ thống in thạch bản đến Trung Quốc.
Công ty tư vấn vi mạch ICWise có trụ sở tại Thượng Hải cho biết nhà máy Arizona của TSMC sẽ khắc phục điểm yếu duy nhất trong chuỗi giá trị bán dẫn vốn đã mạnh của Mỹ và làm gương cho những công ty khác noi theo.
Theo một tuyên bố của TSMC, các xưởng đúc 4nm và 3nm tại Arizona dự kiến sẽ đi vào hoạt động lần lượt vào năm 2024 và năm 2026, đồng thời sẽ đạt công suất 600.000 tấm wafer mỗi năm, tạo ra doanh thu hàng năm là 40 tỷ USD.
Dự kiến, các công ty công nghệ Mỹ như Apple, AMD và NVIDIA sẽ là những khách hàng đầu tiên của nhà máy TSMC Arizona. Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự tập trung vào sản xuất 3nm tiên tiến, các tiến trình trưởng thành như quy trình 28nm mà Trung Quốc có khả năng sản xuất, được coi là thị trường tăng trưởng trong ngành công nghiệp chip toàn cầu nói chung, dự kiến sẽ giảm 3,6% doanh thu trong năm tới do lạm phát và sự yếu kém trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Chiến lược gia công nghệ Abhinav Davuluri tại công ty dịch vụ tài chính Morningstar cho biết: “Trên thực tế, những con chip duy nhất được sản xuất trên tiến trình 3nm trong năm tới sẽ là các bộ xử lý iPhone và có thể là một số con chip smartphone khác. Các con chip công nghiệp và ô tô bị thiếu hụt nguồn cung trong vài năm qua thường được sản xuất trên những tiến trình kế thừa và trưởng thành hơn nhiều.”
Trong một bài xã luận mới đây, Global Times cho biết quyết định đầu tư vào công nghệ tiên tiến của TSMC ở Mỹ cho thấy Washington đã lừa dối công ty này và tuyên bố rằng Mỹ đang đánh cắp công nghệ quan trọng nhất của thế giới trong “khu vực Đài Loan của chúng tôi” – ám chỉ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan.
Chính phủ Trung Quốc vẫn giữ im lặng trước việc TSMC xây dựng nhà máy mới ở Arizona, nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối những hạn chế của Mỹ đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Do những hạn chế từ Đài Bắc và Washington, TSMC không được phép đầu tư vào năng lực sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc đại lục. Nhà máy của TSMC ở Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, chỉ sản xuất các chip có tiến trình trung bình mà thôi.
Ngược lại, khoản đầu tư vào Arizona của TSMC, bao gồm một xưởng đúc wafer 3nm và 1 xưởng sản xuất 4nm được nâng cấp, sẽ tham gia vào quá trình sản xuất chip tiên tiến. Công ty Đài Loan có kế hoạch tăng gấp 3 lần khoản đầu tư ban đầu vào tiểu bang này, tức từ 12 tỷ USD lên 40 tỷ USD. Trong một buổi lễ vào tuần này để đánh dấu việc lắp đặt thiết bị đầu tiên tại nhà máy Arizona, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố rằng: “Nền sản xuất của Mỹ đã quay trở lại.”
Cam kết trị giá 40 tỷ USD của TSMC, vốn là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Mỹ, được đưa ra 4 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Khoa học và CHIPS Hoa Kỳ, trong đó dành 53 tỷ USD trợ cấp cho các dự án sản xuất chip trong nước cũng như nghiên cứu và phát triển bán dẫn tại địa phương.
Global Times đã khiển trách Hoa Kỳ và Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của Đài Loan vì đã làm “suy giảm sản xuất” của Đài Loan.
Bài xã luận viết: “Chúng ta phải gióng lên hồi chuông cảnh báo lớn hơn. Mỹ có thể gây áp lực cho các nhà sản xuất chip ở nhiều quốc gia khác như đã làm với TSMC.” Tờ báo này cũng bổ sung thêm rằng Mỹ giống như “con bò đực trong cửa hàng bán đồ sứ”, làm đổ bể mọi thứ, phá vỡ các quy tắc thị trường thành từng mảnh.
Bên ngoài Trung Quốc, hầu hết các lo ngại về khoản đầu tư của TSMC đều liên quan đến kinh tế và liệu công ty có thể vận hành nhà máy Arizona có lãi hay không do chi phí ở Mỹ cao hơn so với Đài Loan.
Đạo luật CHIPS Hoa Kỳ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm duy trì và thậm chí mở rộng vai trò lãnh đạo công nghệ của mình trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc xoay quanh công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Trước đây, Chính phủ Mỹ đã trợ cấp cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm dầu mỏ, nông nghiệp, nhà ở, xuất khẩu nông sản, ô tô và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, một số nhà phân tích và nhà kinh tế phản đối việc trợ cấp chip, tin rằng chúng gây lãng phí tiền của người nộp thuế và có thể gây hại nhiều hơn là có lợi về lâu dài.
Các nhà phân tích cho biết quyết định của TSMC đầu tư vào sản xuất 3nm ở Mỹ là do những cân nhắc về địa chính trị.
Nhà nghiên cứu bán dẫn cấp cao Arisa Liu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết thông báo của TSMC “đồng nghĩa rằng các yếu tố địa chính trị đã thấm vào ngành công nghiệp bán dẫn”.
Liu bổ sung thêm: “Có những yếu tố chính trị đằng sau quyết định của TSMC và cùng với bầu không khí quân sự căng thẳng trên eo biển Đài Loan, điều đó khiến TSMC cân nhắc đa dạng hóa để giảm rủi ro việc đặt cơ sở sản xuất tại Đài Loan.”
Tại buổi lễ chính thức diễn ra hồi tuần trước, Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết nhà máy ở Arizona sẽ “sản xuất công nghệ xử lý bán dẫn tiên tiến nhất trong nước, cho phép tạo ra các sản phẩm điện toán hiệu suất cao và tiêu thụ điện năng thấp thế hệ tiếp theo trong nhiều năm tới”.
Cũng tại buổi lễ, người sáng lập TSMC, ông Morris Chang – người trước đây từng cho biết chi phí sản xuất chip ở Mỹ cao hơn 50% so với ở Đài Loan – tiết lộ rằng việc toàn cầu hóa và thương mại tự do “gần như đã chết”.
Mỹ đã lôi kéo các đồng minh của mình bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập Liên minh Chip4, một động thái mà Bắc Kinh coi là nỗ lực nhằm loại bỏ vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Washington cũng đã tăng áp lực lên chính phủ Hà Lan để hạn chế ASML vận chuyển các lô hàng hệ thống in thạch bản đến Trung Quốc.
Công ty tư vấn vi mạch ICWise có trụ sở tại Thượng Hải cho biết nhà máy Arizona của TSMC sẽ khắc phục điểm yếu duy nhất trong chuỗi giá trị bán dẫn vốn đã mạnh của Mỹ và làm gương cho những công ty khác noi theo.
Theo một tuyên bố của TSMC, các xưởng đúc 4nm và 3nm tại Arizona dự kiến sẽ đi vào hoạt động lần lượt vào năm 2024 và năm 2026, đồng thời sẽ đạt công suất 600.000 tấm wafer mỗi năm, tạo ra doanh thu hàng năm là 40 tỷ USD.
Dự kiến, các công ty công nghệ Mỹ như Apple, AMD và NVIDIA sẽ là những khách hàng đầu tiên của nhà máy TSMC Arizona. Tuy nhiên, bất chấp tất cả sự tập trung vào sản xuất 3nm tiên tiến, các tiến trình trưởng thành như quy trình 28nm mà Trung Quốc có khả năng sản xuất, được coi là thị trường tăng trưởng trong ngành công nghiệp chip toàn cầu nói chung, dự kiến sẽ giảm 3,6% doanh thu trong năm tới do lạm phát và sự yếu kém trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Chiến lược gia công nghệ Abhinav Davuluri tại công ty dịch vụ tài chính Morningstar cho biết: “Trên thực tế, những con chip duy nhất được sản xuất trên tiến trình 3nm trong năm tới sẽ là các bộ xử lý iPhone và có thể là một số con chip smartphone khác. Các con chip công nghiệp và ô tô bị thiếu hụt nguồn cung trong vài năm qua thường được sản xuất trên những tiến trình kế thừa và trưởng thành hơn nhiều.”
Theo VN review