Những thương vụ đầu tư và mua lại trong quá khứ khiến hàng loạt "đại gia" công nghệ bị cơ quan chống độc quyền Trung Quốc bắt nộp phạt.
Theo Bloomberg, Tencent nhận mức án phạt 500.000 nhân dân tệ (tương đương 77.000 USD) cho khoản đầu tư vào ứng dụng giáo dục trực tuyến Yuanfudao từ năm 2018. Baidu bị phạt số tiền tương tự sau khi tiếp quản công ty thiết bị điện tử tiêu dùng Ainemo Inc. hồi năm 2014. Cả hai công ty đều không xin phép cơ quan thẩm quyền trước khi tiến hành thương vụ.
Cơ quan quản lý ban hành án phạt như vậy đối với 12 công ty liên quan đến 10 thương vụ vi phạm, trong đó có "đế chế" Alibaba và China Literature - công ty con của Tencent.
Ye Han - đối tác chuyên về chống độc quyền và M&A của công ty Merits & Tree cho biết: "Thông điệp rất rõ ràng: cần phải có sự chấp thuận của chính phủ trong những thương vụ như thế này. Dù chúng tôi chưa thấy trường hợp các công ty tan rã hoặc sáp nhập không suôn sẻ, nhưng mọi thứ có thể diễn ra ở hậu trường".
Didi Mobility Pte - đơn vị của Didi Chuxing và tập đoàn SoftBank cũng bị phạt ở mức tối đa 500.000 nhân dân tệ mỗi bên vì tự ý thành lập liên doanh. Một đơn vị của ByteDance và đối tác Shanghai Dongfang Newspaper Co. cũng bị phạt do tạo ra liên doanh bản quyền video nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Các "ông lớn" công nghệ như Tencent từng thực hiện nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập thông qua mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) nhưng lại hoạt động dựa trên các cơ sở pháp lý không rõ ràng. Những quy tắc chống độc quyền mới do cơ quan thẩm quyền ban hành là một tín hiệu cho thấy VIE hiện nằm trong tầm ngắm của họ.
Do việc giám sát chống độc quyền ngày càng gia tăng, khả năng củng cố hệ sinh thái nội địa của Tencent thông qua M&A có thể bị suy yếu đáng kể. Mặc dù số tiền phạt 500.000 nhân dân tệ không đáng kể đối với Tencent nhưng việc áp dụng hồi tố các quy tắc chống cạnh tranh vào tháng 11 năm ngoái sẽ là lời cảnh báo nghiêm trọng cho Tencent.
Theo Bloomberg, Tencent nhận mức án phạt 500.000 nhân dân tệ (tương đương 77.000 USD) cho khoản đầu tư vào ứng dụng giáo dục trực tuyến Yuanfudao từ năm 2018. Baidu bị phạt số tiền tương tự sau khi tiếp quản công ty thiết bị điện tử tiêu dùng Ainemo Inc. hồi năm 2014. Cả hai công ty đều không xin phép cơ quan thẩm quyền trước khi tiến hành thương vụ.
Cơ quan quản lý ban hành án phạt như vậy đối với 12 công ty liên quan đến 10 thương vụ vi phạm, trong đó có "đế chế" Alibaba và China Literature - công ty con của Tencent.
Ye Han - đối tác chuyên về chống độc quyền và M&A của công ty Merits & Tree cho biết: "Thông điệp rất rõ ràng: cần phải có sự chấp thuận của chính phủ trong những thương vụ như thế này. Dù chúng tôi chưa thấy trường hợp các công ty tan rã hoặc sáp nhập không suôn sẻ, nhưng mọi thứ có thể diễn ra ở hậu trường".
Didi Mobility Pte - đơn vị của Didi Chuxing và tập đoàn SoftBank cũng bị phạt ở mức tối đa 500.000 nhân dân tệ mỗi bên vì tự ý thành lập liên doanh. Một đơn vị của ByteDance và đối tác Shanghai Dongfang Newspaper Co. cũng bị phạt do tạo ra liên doanh bản quyền video nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Các "ông lớn" công nghệ như Tencent từng thực hiện nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập thông qua mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) nhưng lại hoạt động dựa trên các cơ sở pháp lý không rõ ràng. Những quy tắc chống độc quyền mới do cơ quan thẩm quyền ban hành là một tín hiệu cho thấy VIE hiện nằm trong tầm ngắm của họ.
Do việc giám sát chống độc quyền ngày càng gia tăng, khả năng củng cố hệ sinh thái nội địa của Tencent thông qua M&A có thể bị suy yếu đáng kể. Mặc dù số tiền phạt 500.000 nhân dân tệ không đáng kể đối với Tencent nhưng việc áp dụng hồi tố các quy tắc chống cạnh tranh vào tháng 11 năm ngoái sẽ là lời cảnh báo nghiêm trọng cho Tencent.
Theo Thanh Niên