Một nguồn tin mới đã tiết lộ rằng Trung Quốc dường như sẽ không thể đạt được mục tiêu tự cung tự cấp chip vào năm 2025. Một nghiên cứu thị trường mới đây cho thấy, chỉ có 19,4% vi mạch có trên thị trường Trung Quốc sẽ được sản xuất trong nước.
Dựa trên một báo cáo nghiên cứu thị trường từ IC Insights, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tự cung cấp chip ở mức tỉ lệ lớn. Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ có 70% vi mạch (IC: integrated circuit) trên thị trường được sản xuất trong nước, dù con số ước tính ở hiện tại chỉ đạt 19,4%. Trong năm 2020, số lượng vi mạch sản xuất trong nước chiếm khoảng 15,9% tổng thị trường vi mạch Trung Quốc, tương đương 143,4 tỉ USD, cao hơn so với mức 10,2% trong năm 2010.
Hơn nữa, các công ty có trụ sở tại Trung Quốc chỉ chiếm 8,3 tỉ USD trong số 22,7 tỉ USD giá trị vi mạch sản xuất trong nước. Nói cách khác, phần còn lại trong số vi mạch được sản xuất trong nước đến từ những công ty nước ngoài, chẳng hạn như TSMC, SK Hynix, Samsung, Intel, UMC hay các công ty khác có nhà máy sản xuất wafer vi mạch đặt tại đất nước này.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nếu sản lượng vi mạch được sản xuất tại Trung Quốc tăng lên 43,2 triệu USD trong năm 2025, chúng vẫn sẽ chỉ chiếm khoảng 7,5% tổng thị trường vi mạch toàn cầu dự kiến trong thời gian đó. Dù chính quyền Trung Quốc đã rất nỗ lực để đầu tư vào các công ty lớn như Huawei, ZTE hay SMIC, thế nhưng, những lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với các công ty này đã khiến họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo công nghệ cốt lõi cũng như khả năng tự sản xuất chip của mình.
Dựa trên một báo cáo nghiên cứu thị trường từ IC Insights, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu tự cung cấp chip ở mức tỉ lệ lớn. Theo kế hoạch ban đầu, Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ có 70% vi mạch (IC: integrated circuit) trên thị trường được sản xuất trong nước, dù con số ước tính ở hiện tại chỉ đạt 19,4%. Trong năm 2020, số lượng vi mạch sản xuất trong nước chiếm khoảng 15,9% tổng thị trường vi mạch Trung Quốc, tương đương 143,4 tỉ USD, cao hơn so với mức 10,2% trong năm 2010.
Hơn nữa, các công ty có trụ sở tại Trung Quốc chỉ chiếm 8,3 tỉ USD trong số 22,7 tỉ USD giá trị vi mạch sản xuất trong nước. Nói cách khác, phần còn lại trong số vi mạch được sản xuất trong nước đến từ những công ty nước ngoài, chẳng hạn như TSMC, SK Hynix, Samsung, Intel, UMC hay các công ty khác có nhà máy sản xuất wafer vi mạch đặt tại đất nước này.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nếu sản lượng vi mạch được sản xuất tại Trung Quốc tăng lên 43,2 triệu USD trong năm 2025, chúng vẫn sẽ chỉ chiếm khoảng 7,5% tổng thị trường vi mạch toàn cầu dự kiến trong thời gian đó. Dù chính quyền Trung Quốc đã rất nỗ lực để đầu tư vào các công ty lớn như Huawei, ZTE hay SMIC, thế nhưng, những lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với các công ty này đã khiến họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo công nghệ cốt lõi cũng như khả năng tự sản xuất chip của mình.
Theo Vn review