Theo SCMP, Trung Quốc hiện đã xây dựng được gần 700.000 trạm gốc 5G trong năm nay trong khi mục tiêu mà nước này đề ra ban đầu chỉ dừng ở mốc 500.000 trạm. Với tham vọng dẫn đầu công nghệ mạng viễn thông 5G toàn cầu, trong thời gian còn lại của 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thi công.
Nhận xét về số lượng trạm 5G, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, Liu Liehong cho biết rằng con số trạm gốc 5G của Trung Quốc bây giờ cao gấp đôi tổng số lượng trạm của tất cả nước khác gộp lại. Vào tháng trước, MIIT tiết lộ rằng tính đến giữa tháng 10, toàn Trung Quốc đã có tổng cộng 690.000 trạm gốc đang hoạt động cùng với hơn 160 triệu thiết bị đã truy cập vào mạng 5G. Mới đây, trong diễn đàn Phát triển Trung Quốc hôm 11/11, ông Liu chia sẻ: "Chúng tôi vừa ghi nhận thêm gần 20 triệu thiết bị nữa đang sử dụng 5G, qua đó chính thức nâng tổng số thiết bị này lên tới 180 triệu chỉ sau chưa đầy 1 tháng".
Để đạt được lượng người dùng 5G tăng nhanh như vậy, Liu trả lời Sina News rằng chính nhờ cơ sở hạ tầng 5G tốt nhất thế giới với gần 700.000 trạm phát đã giúp Trung Quốc tăng mạnh nhu cầu sử dụng kết nối 5G. Ông nói thêm: "Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, 5G đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong nhiều mô hình giảng dạy với khả năng hỗ trợ tương tác từ xa, phát video trực tuyến với độ phân giải cực cao, giúp nhiều trường tăng cường dạy học bằng công nghệ thực tế ảo và tổ chức không ít lớp học không gian 3 chiều trong đại dịch Covid-19".
Các nhà phân tích nhận xét mặc dù hệ thống hạ tầng 5G của Trung Quốc rất ấn tượng so với nước khác nhưng họ còn phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng được nhu cầu khổng lồ thời gian tới. Được biết, dân số Trung Quốc vẫn dùng 4G hiện giờ lên đến 1,2 tỷ người, nghĩa là gần gấp đôi số lượng trạm gốc 5G vừa công bố. Chưa hết, động thái đầu tư mạnh tay vào 5G của Trung Quốc được cho là đòn đáp trả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, căng thẳng Mỹ-Trung diễn ra bắt nguồn từ tham vọng bá chủ nền công nghệ toàn cầu của mỗi nước. Trung Quốc đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hàng loạt lĩnh vực khoa học kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật (IOT) và đặc biệt có cả sản xuất bán dẫn.
Theo SCMP, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình coi 5G và trung tâm dữ liệu (data center) là hai lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu trong kế hoạch đầu tư "cơ sở hạ tầng mới" của đất nước. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng thế hệ mạng mới có vai trò cốt lõi đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật số tương lai của Trung Quốc vì nó chính là bàn đạp để thúc đẩy nhu cầu chuyển hóa công nghệ. Zhang Yunyong, thành viên CPPCC song là Chủ tịch của Viện nghiên cứu China Unicom, cho biết: "Để đạt được vùng phủ sóng 5G toàn diện, Trung Quốc phải chạm xây dựng được 10 triệu trạm gốc 5G và số tiền cần bỏ thêm vào vốn đầu tư là khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 280 tỷ USD)".
Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc cũng có những thành tựu nhất định ở mảng viễn thông 5G khi là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ mạng này và sở hữu hạ tầng tương đối tốt với 115.000 trạm gốc 5G đang hoạt động. Tuần trước, chính phủ nước này công bố rằng tính đến tháng 8 năm nay đã đạt mốc 8,65 thiết bị truy cập kết nối 5G. Theo dự báo mới nhất từ Gartner, đến hết 2020 thị trường mạng 5G trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi và mức doanh thu dự kiến đạt 8,1 tỷ USD.
Nhận xét về số lượng trạm 5G, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, Liu Liehong cho biết rằng con số trạm gốc 5G của Trung Quốc bây giờ cao gấp đôi tổng số lượng trạm của tất cả nước khác gộp lại. Vào tháng trước, MIIT tiết lộ rằng tính đến giữa tháng 10, toàn Trung Quốc đã có tổng cộng 690.000 trạm gốc đang hoạt động cùng với hơn 160 triệu thiết bị đã truy cập vào mạng 5G. Mới đây, trong diễn đàn Phát triển Trung Quốc hôm 11/11, ông Liu chia sẻ: "Chúng tôi vừa ghi nhận thêm gần 20 triệu thiết bị nữa đang sử dụng 5G, qua đó chính thức nâng tổng số thiết bị này lên tới 180 triệu chỉ sau chưa đầy 1 tháng".
Để đạt được lượng người dùng 5G tăng nhanh như vậy, Liu trả lời Sina News rằng chính nhờ cơ sở hạ tầng 5G tốt nhất thế giới với gần 700.000 trạm phát đã giúp Trung Quốc tăng mạnh nhu cầu sử dụng kết nối 5G. Ông nói thêm: "Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, 5G đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong nhiều mô hình giảng dạy với khả năng hỗ trợ tương tác từ xa, phát video trực tuyến với độ phân giải cực cao, giúp nhiều trường tăng cường dạy học bằng công nghệ thực tế ảo và tổ chức không ít lớp học không gian 3 chiều trong đại dịch Covid-19".
Các nhà phân tích nhận xét mặc dù hệ thống hạ tầng 5G của Trung Quốc rất ấn tượng so với nước khác nhưng họ còn phải nỗ lực rất nhiều để đáp ứng được nhu cầu khổng lồ thời gian tới. Được biết, dân số Trung Quốc vẫn dùng 4G hiện giờ lên đến 1,2 tỷ người, nghĩa là gần gấp đôi số lượng trạm gốc 5G vừa công bố. Chưa hết, động thái đầu tư mạnh tay vào 5G của Trung Quốc được cho là đòn đáp trả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, căng thẳng Mỹ-Trung diễn ra bắt nguồn từ tham vọng bá chủ nền công nghệ toàn cầu của mỗi nước. Trung Quốc đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hàng loạt lĩnh vực khoa học kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật (IOT) và đặc biệt có cả sản xuất bán dẫn.
Theo SCMP, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình coi 5G và trung tâm dữ liệu (data center) là hai lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu trong kế hoạch đầu tư "cơ sở hạ tầng mới" của đất nước. Trong đó, ông nhấn mạnh rằng thế hệ mạng mới có vai trò cốt lõi đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật số tương lai của Trung Quốc vì nó chính là bàn đạp để thúc đẩy nhu cầu chuyển hóa công nghệ. Zhang Yunyong, thành viên CPPCC song là Chủ tịch của Viện nghiên cứu China Unicom, cho biết: "Để đạt được vùng phủ sóng 5G toàn diện, Trung Quốc phải chạm xây dựng được 10 triệu trạm gốc 5G và số tiền cần bỏ thêm vào vốn đầu tư là khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 280 tỷ USD)".
Bên cạnh Trung Quốc, Hàn Quốc cũng có những thành tựu nhất định ở mảng viễn thông 5G khi là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ mạng này và sở hữu hạ tầng tương đối tốt với 115.000 trạm gốc 5G đang hoạt động. Tuần trước, chính phủ nước này công bố rằng tính đến tháng 8 năm nay đã đạt mốc 8,65 thiết bị truy cập kết nối 5G. Theo dự báo mới nhất từ Gartner, đến hết 2020 thị trường mạng 5G trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi và mức doanh thu dự kiến đạt 8,1 tỷ USD.
Theo Vn review