Nhà chức trách Trung Quốc sẽ đưa ra một loạt các quy tắc nhằm quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong một loạt các ngành công nghiệp trong bối cảnh ChatGPT càn quét nền kinh tế số 2 thế giới.
Các quan chức Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy ứng dụng an toàn và có thể kiểm soát được của các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI), vốn được coi là một ngành chiến lược. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của công nghệ mới này trong một thời gian dài hơn để hiểu rõ mối quan hệ đạo đức xung quanh AI và những công nghệ mang tính đột phá khác.
Thời gian qua, sự bùng nổ của ChatGPT, ứng dụng của công ty OpenAI trụ sở tại San Francisco, đã thu hút người dùng bởi những lợi thế đột phá. Nhiều tập đoàn Mỹ và Trung Quốc đã công bố các dự án tương tự. Trong khi đó, những cổ phiếu liên quan tới AI đều gây sốt. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ứng dụng này một phần vì những lo ngại bảo mật dữ liệu và nội dung.
Việc đưa ra các quy định nhằm đảm bảo những dịch vụ giống như ChatGPT tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc với các nội dung trực tuyến gây tranh cãi hoặc không mong muốn. Bên cạnh đó, quy định rõ ràng cũng góp phần làm lợi cho Baidu, trang tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc, trong việc phát triển dịch vụ mới.
AI là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua để giành vị trí dẫn đầu. Đây là một phần của cuộc cạnh tranh toàn diện giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhằm giành lấy ưu thế về công nghệ và địa chính trị. Một số chuyên gia tin rằng lợi thế đang nghiêng về Trung Quốc khi dân số 1,4 tỷ người tạo ra nguồn dữ liệu khổng lồ để đào tạo các nền tảng trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Bắc Kinh nhìn nhận sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào mảng này ra sao.
Các quan chức Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy ứng dụng an toàn và có thể kiểm soát được của các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI), vốn được coi là một ngành chiến lược. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của công nghệ mới này trong một thời gian dài hơn để hiểu rõ mối quan hệ đạo đức xung quanh AI và những công nghệ mang tính đột phá khác.
Thời gian qua, sự bùng nổ của ChatGPT, ứng dụng của công ty OpenAI trụ sở tại San Francisco, đã thu hút người dùng bởi những lợi thế đột phá. Nhiều tập đoàn Mỹ và Trung Quốc đã công bố các dự án tương tự. Trong khi đó, những cổ phiếu liên quan tới AI đều gây sốt. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ứng dụng này một phần vì những lo ngại bảo mật dữ liệu và nội dung.
Việc đưa ra các quy định nhằm đảm bảo những dịch vụ giống như ChatGPT tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc với các nội dung trực tuyến gây tranh cãi hoặc không mong muốn. Bên cạnh đó, quy định rõ ràng cũng góp phần làm lợi cho Baidu, trang tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc, trong việc phát triển dịch vụ mới.
AI là một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua để giành vị trí dẫn đầu. Đây là một phần của cuộc cạnh tranh toàn diện giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhằm giành lấy ưu thế về công nghệ và địa chính trị. Một số chuyên gia tin rằng lợi thế đang nghiêng về Trung Quốc khi dân số 1,4 tỷ người tạo ra nguồn dữ liệu khổng lồ để đào tạo các nền tảng trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Bắc Kinh nhìn nhận sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào mảng này ra sao.
Theo Genk