Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

saonam123

New Member
Cơ chế lượng tử là một lãnh địa kỳ bí: các electron liên kết cho dù khoảng cách rất xa trong vũ trụ lại cũng có thể chia cách chúng, mọi thứ đều có 2 vị trí một lúc. Và dĩ nhiên, hiểu biêt loại bỏ hiểu biết. Nhận xét sau là tính chất cơ bản cho sự kỳ lạ của lượng tử: tính toán xung lượng của 1 vật thể loại trừ sự hiểu biết chính xác về nơi chốn của vật thể đó. Nhưng tác giả nghĩ rằng đã tìm thấy điều gì đó lạ hơn tất cả những nhận xét trên.

attachment.php

Các nhà nghiên cứu đề nghị đo lường bằng cách đưa 1 photon vào sự suy nghĩ nó là gì, tức là giữa 1 đống photon.

Hãy tưởng tượng rằng chúng ta muốn thực hiện điều biến pha trên 1 photon đơn lẻ thông qua một bộ điều khiển photon. Điều biến pha thực chất là độ trễ của thời gian. Trong quang học truyền thống, độ trễ này được thực hiện bằng dòng ánh sáng cường độ cao. Xung cường độ cao có thể thay đổi chiết suất của môi trường trung gian mà dòng tia truyền qua. Photon tín hiệu của chúng ta truyền qua môi trường trung gian đó, sẽ có những chiết suất khác nhau và sẽ bị chậm lại hoặc tăng tốc.

Vấn đề chúng tôi muốn là thử nghiệm tất cả với các photon đơn lẻ, và chỉ 1 photon không đúng với định nghĩa của cường độ cao.

Có phải dường như vô vọng? Tuy nhiên, trong cơ học lượng tử, mọi thứ không hẳn như nó vốn có. Một kiểu đo đặc thù tên là đo yếu (weak measurement) cho kết quả rất lạ. Ví dụ nếu bạn đo sự quay tròn của 1 electron sử dụng phương pháp đo trên, bạn chắc rằng mình không làm nhiễu loạn trạng thái của electron, nhưng giá trị vẫn rất lạ. Giá trị xoay của electron trong khoảng +1/2 hay -1/2, nhưng nếu đo bằng phương pháp trên thì thu được giá trị khoảng chừng 100. Do đó, dưới những điều kiện cho phép, electron đơn lẻ đó có thể quay bằng hiệu quả của khoảng 200 electron.

Trong trường hợp ở đây, tác giả dùng 2 photon. 1 bộ điều khiển photon đơn lẻ đi qua 1 thiết bị chia tách tia cho phép photon đồng hành xuyên qua môi trường trung gian với 1 photon tín hiệu đơn lẻ mà nhóm thí nghiệm muốn điều biến hoặc đi theo các kênh riêng lẻ. Sau đó thì những đường dẫn truyền sẽ được gom chung lại qua 1 bộ gom tia không cân bằng. Đối với bộ gom tia cân bằng hoàn hảo, bộ điều khiển luôn điều chỉnh dòng tia xuất ra cùng 1 hướng, được gọi là bright port. Đối với bộ gom tia không cân bằng, 1 photon thỉnh thỏang xuất ra theo nhiều hướng khác nhau gọi là dark port.

Khi bạn tính tất cả các đường để 1 photon có thể chạm đến máy dò trước dark port, một trong các đường đó là nhiều photon đồng hành xuyên qua môi trường trung gian với photon tín hiệu hơn là đi bên ngoài môi trường đó. Hơn thế nữa, chúng ta máy dò cân bằng càng gần, thì photon dark port càng hiếm khi chạm tới máy dò. Bởi vậy, nếu muốn càng nhiều số lần chạm của photon lên máy dò, chúng ta cần 1 số lượng photon lớn hơn di chuyển cùng với photon tín hiện trong môi trường trung gian. Cho dù biết rằng, mỗi 1 lần chúng ta chỉ gởi đi được 1 photon.

Nói cách khác, chúng ta đang tính số lượng photon, nhưng lại có được câu trả lời sai do nhiều cấp bậc độ lớn khác nhau. Nhận xét thật sự kỳ lạ: bản chất tin tưởng chúng ta hơn là thực tế.

Nếu chúng ta thực hiện phép đo yếu trên số lượng photon trong dòng photon điều khiển, thì 1 photon đơn lẻ sẽ bị báo sai như vài trăm photon. Và nếu mọi thứ được lắp đặt đúng, trong trường hợp này, có nghĩa là chúng ta chỉ tìm kiếm sự điều biến trên photon tín hiệu khi máy báo dark port có tín hiệu. Photon điều khiển đơn lẻ sẽ có tác động lớn hơn trên chiết xuất của môi trường trung gian. Kết quả sau cùng đó là pha của photon tín hiệu bị điều biến bởi nhiều yếu tố hơn chúng ta mong đợi.

Tóm lại thì công việc này chủ yếu trên lý thuyết. Và điều biến pha cho dù có thêm nhân tố khuyếch đại cũng sẽ rất nhỏ. Thậm chí, không biết môi trường trung gian ở đây có được thiết lập đúng hay không (khí kim loại alkali), bước sóng liệu có đúng không (đúng trên cạnh bên của yếu tố hấp thu của khí ga), như vậy thì mới có thể quan sát được độ khuyếch đại của điều biến.

Cũng giống như tình trạng mất cân bằng và rối trong lý thuyết của Bell, chúng ta phải đợi cho tới khi thí nghiệm xong. Nhưng không giống như nhiều hiện tượng lựơng tử khác, từ lý thuyết đến thí nghiệm của giả thuyết trên sẽ không phải mất hàng thập kỷ.

Physical Review Letters, 2011, DOI 10.1103/PhysRevLett.107.133603

Theo Arstechnica​
 
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Xin hỏi chủ thớt là bạn khi dịch và đăng bài này có hiểu hết nội dung bài viết nói về cái gì không. Mình đọc như là đi vào ngõ cụt ấy, chả hiểu gì
 

trungkien137

New Member
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Cám ơn tác giả có công ngồi dịch, nhưng thực sự mình cảm thấy kiến thức về vật lý lượng tử và kỹ năng tiếng Anh của bạn chưa với tới lĩnh vực như trong bài nghiên cứu này. Nếu muốn chia sẻ gì với người khác, bản thân bạn phải hiểu rõ mình viết về cái gì đã. Nếu không thì thực sự là bạn đang làm một điều vô ích. Thân
 

haithanh_t

New Member
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Cám ơn tác giả có công ngồi dịch, nhưng thực sự mình cảm thấy kiến thức về vật lý lượng tử và kỹ năng tiếng Anh của bạn chưa với tới lĩnh vực như trong bài nghiên cứu này. Nếu muốn chia sẻ gì với người khác, bản thân bạn phải hiểu rõ mình viết về cái gì đã. Nếu không thì thực sự là bạn đang làm một điều vô ích. Thân
Vật lý lượng tử là ngành khó nhất của Vật Lý nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung. Chủ thớt đã rất cố gắng mang đến cho chúng ta một phát hiện rất mới và nóng hổi về sự "bất quy tắc" của các hạt lượng tử. Tất nhiên để dịch được một bài hoàn thiện về lĩnh vực này chỉ có các chuyên gia lượng tử và đăng trên các tạp chí mà thôi.
 

haluonguyen

Well-Known Member
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Việc dịch hoàn chỉnh, thông suốt một tài liệu, thậm chí chỉ là một mẩu nhỏ về bài viết khoa học không đơn giản, cần nghiên cứu rất kỹ kiến thức chuyên ngành, tài liệu dịch thuật liên quan; nếu chỉ dùng đến văn viết, văn nói thông thường e là không đủ. Mình mong bác chủ thread cố gắng đầu tư hơn trong những bài viết tới, hoặc giả bác chỉ cần lướt qua những nét chính của bài viết, đừng đi sâu, có khi phản tác dụng, tốn hao công sức của bác mà người đọc lại thấy bất mãn.
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Quả thực khi đọc tiêu đề bài viết em đã thấy ngồ ngộ rồi. Nhưng khí đọc đoạn giới thiệu ( phần chữ in đậm ) là em không hiểu gì thêm. Có lẽ bác chủ thớt chưa quen với việc dịch các bài báo khoa học. Theo em, để dịch sát nghĩa hơn, bác phải có ít nhiều kiến thức về vật lí và vốn từ điển chuyên ngành kha khá. Và đúng như bạn haluonguyen đã nói, lúc đầu bác nên dịch đại ý thôi, dịch sát nghĩa càng rồi thêm. Hi vọng lần sau sẽ được đọc thêm nhưng bài viết của bác. Chúc bác thành công.
 
Ðề: Trơ trọi như đám đông – thêm hình mẫu mới nhất về sự kỳ lạ của cơ học lượng tử

Hu hu, không hiểu tí gì cả, càng đọc càng nhức đầu.
Bác nào có tài liệu cơ bản hơn một tí, dễ hiểu hơn một tí thì cho em cái link em tham khảo, chứ cứ như lạc vào mây mù thế này thì em chịu ạ.
 
Bên trên