Một hãng phân tích độc lập cho rằng, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc, Huawei Technologies đang thu hẹp khoảng cách với Apple trong việc phát triển các chip smartphone tiên tiến nhất thế giới, đang được sử dụng trong các smartphone hiện nay.
Khi kỷ nguyên mạng thế hệ thứ 5 sắp bắt đầu, việc giới thiệu chiếc smartphone Huawei Mate 20 Pro và iPhone XS vào năm ngoái cho thấy con chip chính của công ty Trung Quốc, cả bộ xử lý và modem, đang tương đương với những con chip bán dẫn được Apple thiết kế.
Ngoài ra có bằng chứng cho thấy công nghệ chip 5G của Huawei có thể đối đầu với Qualcomm, người dẫn đầu thế giới về chip modem di động, một thành phần quan trọng cho kế hoạch triển khai iPhone 5G của Apple. Tuần trước công ty Trung Quốc cũng tuyên bố, họ có thể cung cấp chip 5G cho Apple khi hãng này đang trong cuộc chiến pháp lý với Qualcomm.
Theo phân tích của TechanaLye, hãng chuyên mổ xẻ thiết bị di động tại Tokyo, cả con chip di Huawei và Apple thiết kế đều cho thấy các tính năng cao cấp tương đương nhau. Mỗi con chip đều sử dụng tiến trình 7nm. Tiến trình nhỏ hơn nghĩa là các chip sẽ có khả năng điện toán mạnh hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Theo TechanaLye, đến cuối năm 2018, chỉ có 3 con chip 7nm hiện đang được sử dụng trên thế giới.
CEO của TechanaLye, Hiroharu Shimizu, khả năng phát triển của Huawei "ngang bằng hoặc tốt hơn của Apple và chiếm mức đầu của thế giới." Ông Shimizu vốn là cựu giám đốc công nghệ cấp cao tại hãng chip Nhật Bản Renesas Electronics.
Huawei bắt đầu tự phát triển chip của riêng minh vào đầu những năm 1990 tại trung tâm ASIC Design Center do và sau đó đến năm 2004, bộ phận này tách ra thành công ty độc lập, lấy tên là HiSilicon. nhưng vẫn hoàn toàn do Huawei sở hữu. Hiện HiSilicon đang là một trong những hãng thiết kế mạch tích hợp lớn nhất Trung Quốc.
Theo ước tính của hãng nghiên cứu tại Anh, IHS Markit, doanh số chip của HiSilicon trong năm 2018 khoảng 5,5 tỷ USD. Dù vẫn kém xa doanh số của Qualcomm nhưng họ đang tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, bóng đen của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến nỗ lực tăng trưởng của công ty này.
Dù tăng trưởng nhanh, bản thân HiSilicon không tự thiết kế và sản xuất chip. Công ty sử dụng tài sản trí tuệ được cấp phép từ hãng thiết kế chip tại Anh, ARM Holdings – hãng này lại có một phần sở hữu của công ty Nhật Bản, SoftBank Group. Hơn nữa việc sản xuất chip của họ cũng do công ty Đài Loan TSMC đảm nhiệm.
Sự phụ thuộc của HiSilicon vào dây chuyền sản xuất tại Đài Loan có thể là một rủi ro cho công ty nếu Mỹ gây sức ép buộc Đài Loan tham gia vào nỗ lực cấm vận công nghệ với Trung Quốc. Theo báo cáo của Nikkei Asian Review, đầu năm nay, Huawei đã yêu cầu các nhà cung cấp của mình chuyển dần việc sản xuất sang Trung Quốc.
Khi kỷ nguyên mạng thế hệ thứ 5 sắp bắt đầu, việc giới thiệu chiếc smartphone Huawei Mate 20 Pro và iPhone XS vào năm ngoái cho thấy con chip chính của công ty Trung Quốc, cả bộ xử lý và modem, đang tương đương với những con chip bán dẫn được Apple thiết kế.
Ngoài ra có bằng chứng cho thấy công nghệ chip 5G của Huawei có thể đối đầu với Qualcomm, người dẫn đầu thế giới về chip modem di động, một thành phần quan trọng cho kế hoạch triển khai iPhone 5G của Apple. Tuần trước công ty Trung Quốc cũng tuyên bố, họ có thể cung cấp chip 5G cho Apple khi hãng này đang trong cuộc chiến pháp lý với Qualcomm.
Theo phân tích của TechanaLye, hãng chuyên mổ xẻ thiết bị di động tại Tokyo, cả con chip di Huawei và Apple thiết kế đều cho thấy các tính năng cao cấp tương đương nhau. Mỗi con chip đều sử dụng tiến trình 7nm. Tiến trình nhỏ hơn nghĩa là các chip sẽ có khả năng điện toán mạnh hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Theo TechanaLye, đến cuối năm 2018, chỉ có 3 con chip 7nm hiện đang được sử dụng trên thế giới.
CEO của TechanaLye, Hiroharu Shimizu, khả năng phát triển của Huawei "ngang bằng hoặc tốt hơn của Apple và chiếm mức đầu của thế giới." Ông Shimizu vốn là cựu giám đốc công nghệ cấp cao tại hãng chip Nhật Bản Renesas Electronics.
Huawei bắt đầu tự phát triển chip của riêng minh vào đầu những năm 1990 tại trung tâm ASIC Design Center do và sau đó đến năm 2004, bộ phận này tách ra thành công ty độc lập, lấy tên là HiSilicon. nhưng vẫn hoàn toàn do Huawei sở hữu. Hiện HiSilicon đang là một trong những hãng thiết kế mạch tích hợp lớn nhất Trung Quốc.
Theo ước tính của hãng nghiên cứu tại Anh, IHS Markit, doanh số chip của HiSilicon trong năm 2018 khoảng 5,5 tỷ USD. Dù vẫn kém xa doanh số của Qualcomm nhưng họ đang tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, bóng đen của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến nỗ lực tăng trưởng của công ty này.
Dù tăng trưởng nhanh, bản thân HiSilicon không tự thiết kế và sản xuất chip. Công ty sử dụng tài sản trí tuệ được cấp phép từ hãng thiết kế chip tại Anh, ARM Holdings – hãng này lại có một phần sở hữu của công ty Nhật Bản, SoftBank Group. Hơn nữa việc sản xuất chip của họ cũng do công ty Đài Loan TSMC đảm nhiệm.
Sự phụ thuộc của HiSilicon vào dây chuyền sản xuất tại Đài Loan có thể là một rủi ro cho công ty nếu Mỹ gây sức ép buộc Đài Loan tham gia vào nỗ lực cấm vận công nghệ với Trung Quốc. Theo báo cáo của Nikkei Asian Review, đầu năm nay, Huawei đã yêu cầu các nhà cung cấp của mình chuyển dần việc sản xuất sang Trung Quốc.
Theo Genk