Trên tay card đồ họa Asus TUF Gaming X3 Radeon RX 5600 XT EVO – Sân chơi đồ họa tầm trung lại náo lo

sLwqvkX.jpg
[/URL]

Sau 2 tuần AMD công bố dòng card đồ họa chuyên cho game thủ 1080p Radeon RX 5600 XT, hôm nay mình cũng đã có dịp trải nghiệm một phiên bản đến từ nhà sản xuất Asus là TUF Gaming X3 Radeon RX 560 XT EVO có thiết kế khá hầm hố như các dòng cao cấp dù AMD định hình ở phân khúc tầm trung.

Gần đây, AMD cũng đã từng tung ra sản phẩm RX 5500 XT cũng đã gây náo loạn phân khúc chơi game 1080p, buộc NVIDIA phải tung ra thêm hàng loạt sản phẩm là GTX 1650 Super và GTX 1660 Super để cạnh tranh.

IZecMpi.jpg
[/URL]

Và đợt ra mắt dòng Radeon RX 5600 XT lần này, đội đổ lại một lần nữa chơi lớn khi có hiệu năng chơi game vượt trội cả GTX 1660 Ti của NVIDIA, buộc hãng phải vội vã cắt giảm giá bán RTX 2060 xuống còn 299USD, một động thái quá có lợi cho người dùng.

Không chịu thua, với truyền thống ra mắt sản phẩm hãng luôn thủ sẵn hiệu năng “tiềm ẩn”, AMD lập tức tung ra phiên bản cập nhật BIOS đẩy hiệu năng của RX 5600 XT lên thêm một khúc, áp sát cả đàn anh AMD RX 5700.

G11AVUF.jpg
[/URL]
Thiết kế thông số nguyên gốc của hãng AMD

Và đặc biệt phiên bản Asus TUF Gaming X3 Radeon RX 560 XT EVO mình trên tay, hãng không hề để xung nhịp GPU mặc định như AMD thiết kế mà còn “Buff” thêm khá nhiều: Game Mode 1620 MHz thay vì chỉ 1375 MHz như thiết kế gốc từ AMD, OC Mode 1640 MHz thay vì 1560 MHz. Điều này chắc chắn sẽ đẩy hiệu năng của card đồ họa lên thêm một khúc dài, đẩy trải nghiệm chơi game 1080p lên một tầm cao mới.

Có lẽ bạn hơi lo lắng vì ASUS “Buff” xung nhịp nhiều quá sẽ gây quá nhiệt, tuy nhiên nếu tận tay thấy thiết kế sản phẩm của hãng thì bạn sẽ quên luôn điều này. Dưới đây là một số hình ảnh mình đập hộp sản phẩm.

DXtvJba.jpg
[/URL]

Bên trong lớp vỏ tông đỏ đen quen thuộc bên ngoài, ASUS còn làm thêm một lớp hộp kín sang trọng bên trong.



Asus TUF Gaming X3 Radeon RX 560 XT EVO có thiết kế rất hầm hố, có lẽ hãng kế thừa bộ khung từ các dòng card cao cấp với phần tản nhiệt trang bị đến 3 quạt cùng khối tản nhiệt lớn bên trong. Thiết kế này khiến card sẽ chiếm đến gần 3 slot trong thùng máy nhưng bù lại bạn hoàn toàn có thể yên tâm về nhiệt độ hoạt động, chính vì vậy ASUS đã vô tư đẩy xung nhịp GPU cao hơn mặc định khá nhiều vì cơ bản GPU tầm trung thường nhiệt độ hoạt động mặc định rất thấp.

wtNFPy4.jpg
[/URL]

Mặt sau card được ốp tấm thép lớn sang trọng và cũng giúp bảo vệ card tốt.

OXK4ai5.jpg
[/URL]

Card yêu cầu 1 đầu cấp nguồn phụ 8 pin để hoạt động.

tc9bEJ0.jpg
[/URL]

Bên dưới và trên card đều lộ rõ khối tản nhiệt rất dày bên trong.

b9pSIxd.jpg
[/URL]

Về mặt giao tiếp thì không có gì thay đổi, vẫn là các cổng DisplayPort và HDMI quen thuộc, hi vọng các hãng khác có thêm tùy chọn USB Type C vốn đang dần phổ biến trên các màn hình mới.

Do mình đang chờ full bộ cả vi xử lý và bo mạch chủ từ hãng nên hiện tại chỉ mới trên tay, chưa kịp thử nghiệm . Mình sẽ có bài đo hiệu năng thực tế sau Tết âm lịch, hẹn gặp anh em game thủ sau Tết nha, hi vọng là hiệu năng thực tế của card sẽ không làm chúng ta thất vọng

Nói thêm một chút về lý do tại sao AMD đã có AMD RX 5500 XT cho game thủ 1080p mà đợt này ra RX 5600 XT lại cũng là cho game thủ 1080p.

Như các bạn đã biết, mặc dù hiện tại độ phân giải màn hình đã lên tới mức 8K, tuy nhiên với anh em game thủ, hầu hết vẫn chơi ở 1080p và 1440p. Và những màn hình có tần số quét cao 144Hz trở lên có độ phân giải 1080p có giá dễ dàng tiếp cận hơn các độ phân giải cao hơn.

Đi cùng với tần số quét màn hình đã cao, việc chơi game chuẩn 60FPS đã không còn thỏa mãn game thủ mà họ đã bắt đầu yêu cầu mức 90FPS trở lên, giúp dành lợi thế tốt hơn trên các chiến trường game eSports. Đây cũng có lẽ là lý do chính AMD tung ra Radeon RX 5600 XT

Hẹn gặp lại các bạn trong bài thử nghiệm sau Tết nha, mình cũng đang nôn nóng mà khổ cái chưa có đủ bộ để chạy.
 
Bên trên