Giữ lời hứa với người dùng và cũng để lấp đầy phân khúc CPU tích hợp GPU mà dòng CPU Ryzen trước chưa làm được, AMD đã tung ra hai phiên bản APU Ryzen 3 2200G và Ryzen 5 2400G (tên mã Raven Ridge) với nhân đồ họa Radeon VEGA mới đủ để chiến tốt các thể loại game eSport.
Raven Ridge tung ra thị trường vào thời điểm rất hợp lý khi mà thế giới đang bị thiếu hụt GPU trầm trọng. Bao nhiêu card đồ họa từ cao đến thấp cũng bị các thợ đào coin gom hàng sạch sẽ hoặc nếu có bán thì giá cũng rất cao. Vì vậy, với việc ra mắt APU mới tích hợp đồ họa VEGA đủ mạnh, các game thủ PC có thêm lựa chọn ít tốn kém hơn nhiều, giúp họ vượt qua được cơn “hạn hán” GPU như hiện nay trên con đường chinh phục các trò chơi.
Bộ kit mà mình được nhận từ AMD đủ cả 2 phiên bản Ryzen 3 2200G và Ryzen 5 2400G. Cả hai APU đều được trang bị 4 nhân thực nhưng Ryzen 5 có thêm công nghệ siêu phân luồng, xung nhịp cơ bản cao hơn và số nhân tính toán đồ họa cũng nhiều hơn (11 đơn vị so với 8 trên Ryzen 3).
Với sức mạnh tính toán 1,76 TFLOPS, nhân đồ họa Vega trên Ryzen 5 2400G đủ sức chơi nhiều tựa game AAA ở độ phân giải 1080p với mức cài đặt chi tiết đồ họa thấp.
Ryzen 3 2200G thì kém hơn một chút với khả năng chơi ở độ phân giản 720p và cả hai bộ xử lý đều chơi tốt các thể loại game eSport.
So với các CPU Ryzen trước đây, AMD không còn sử dụng kiểu thiết kế 2 khối xử lý CCX (CPU Complex), tắt bớt số nhân số luồng tùy theo phân khúc vì kiểu thiết kế này sẽ không có “đất” để bố trí nhân đồ họa. Ở các APU mới, AMD chỉ sử dụng mội khối CCX duy nhất cho APU 4 nhân và chừa khoảng trống còn lại cho GPU Vega.
AMD cũng mở các hệ số giúp người dùng tự do ép xung nâng hiệu năng cả phần CPU lẫn GPU bên trong đồng thời xung nhịp RAM hỗ trợ mặc định cũng tăng lên DDR4-2933 thay vì DDR4-2666 như CPU Ryzen trước đây. Điều này cũng cho thấy khả năng ép xung bộ nhớ của hệ thống cũng sẽ được tăng lên. Đây là một cải tiến quan trọng để tối ưu hóa hiệu năng hệ thống vì hiệu năng của GPU tích hợp phụ thuộc rất nhiều và băng thông bộ nhớ RAM.
AMD cũng cho biết các APU mới được sản xuất trên quy trình 14nm+ thay vì 14nm gốc như trước đây nên tạo điều kiện cho bộ xử lý dễ dàng hoạt động ở mức xung nhịp cao hơn. Điều này thể hiện rõ qua việc cả hai APU Ryzen mới đều có xung nhịp CPU cao hơn 400 MHz so với Ryzen 5 1400 và Ryzen 3 1200 tương ứng. Tính năng Precision Boost cũng được cải tiến lên thế hệ 2 với các thuật toán thông minh hơn giúp tăng tốc cùng lúc nhiều nhân lên đến 500 MHz thay vì chỉ tăng được một lần 2 nhân như Precision Boost thế hệ 1 trên CPU Ryzen.
Rõ ràng Ryzen 5 2400G là phiên bản thay thế Ryzen 5 1400 khi có cùng số nhân số luồng và giá cũng gần tương đương nhưng người dùng có thêm đồ họa tích hợp. Tương tự Ryzen 3 2200G so với Ryzen 3 1200 thậm chỉ còn rẻ hơn một ít và điều này giúp Ryzen 3 2200G dễ dàng cạnh tranh so với các bộ xử lý Pentium từ Intel.
Ryzen 5 2400G và Ryzen 3 2200G cũng đều có mức tiêu thụ điện 65W như Ryzen 5 1400 và Ryzen 3 1200. Điều đó có nghĩa là tất cả các bo mạch chủ AM4 (vốn hỗ trợ đến 95W như một yêu cầu cơ bản ngay cả ở dạng mini-ITX) đều sẽ hỗ trợ tốt cho 2 APU mới kể cả khi ép xung vì còn dư công suất. Tất nhiên bạn cần cập nhật phiên bản BIOS mới từ nhà sản xuất để các bo mạch chủ có thể nhận diện chính xác các APU mới.
Kết nối PCI Express 3.0 vẫn tồn tại trên các bộ vi xử lý Raven Ridge (APU). Bạn có bốn làn PCIe dành riêng cho chipset và thêm bốn làn để kết nối ổ lưu trữ SSD chuẩn PCIe. Thêm 8 làn PCIe để gắn đồ họa rời, mặc dù đây là một bước lùi so với 16 làn trên các CPU Ryzen Summit Ridge nhưng theo mình là đã đủ nhu cầu vì không ai chạy cấu hình đa GPU trên nền tảng bộ xử lý trung tâm APU phổ thông.
Cả hai bộ xử lý đều đi kèm sẵn bộ tản nhiệt Wraith Stealth hoạt động êm và hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm chi phí, không cần phải mua thêm tản nhiệt rời.
Kết luận
Cả hai phiên bản bộ xử lý Raven Ridge mới đều đã làm tốt lời hứa của AMD về việc hỗ trợ nền tảng socket AM4 cho đến năm 2020. Cả hai đều tương thích tốt với tất cả bo mạch chủ AM4 hiện có trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng sắm ngay bộ máy chơi game tiết kiệm ngay từ bây giờ mà không cần chờ đợi các nhà sản xuất ra bo mạch chủ mới như thông lệ thường thấy.
Theo mình thì để dễ hình dung, bạn có thể quên luôn khái niệm APU cho đỡ phức tạp và lằn nhằn, cứ coi hai APU mới như những CPU Ryzen phiên bản tích hợp đồ họa, cách nhận diện là kí hiệu chữ G ở cuối tên bộ xử lý.
Với GPU kiến trúc Vega ưu việt tích hợp, kiến trúc Zen của AMD đã tìm được một người bạn đồng hành xứng đáng và nó đã thể hiện được hiệu quả khi có thể chơi tốt các game eSport mà vẫn đảm bảo mức tiêu thụ điện của bộ xử lý ngang bằng phiên bản không GPU trước đây. Rõ ràng kiến trúc Vega của AMD là tiên tiến khi không chỉ hãng mà cả đối thủ Intel cũng đã phải nhượng bộ khi chọn Vega trang bị cho các bộ xử lý Kaby Lake-G mới của hãng.
Thông tin thêm:
Hiện tại AMD Việt Nam đang có chương trình khuyến mãi dành cho anh em mua các sản phẩm AMD chính hãng từ ngày 28/12/2017 đến 30/04/2018 sẽ có cơ hội NHẬN NGAY những giải thưởng giá trị:
Giải đặc biệt: 1 vé trọn gói tham dự trận đấu tứ kết giải đấu bóng đá thế giới tại Nga 2018 trị giá 170.000.000vnđ/giải
Truy cập amdvietnam.com.vn/ngayhoibongda/ để biết thêm chi tiết nha anh em!
Raven Ridge tung ra thị trường vào thời điểm rất hợp lý khi mà thế giới đang bị thiếu hụt GPU trầm trọng. Bao nhiêu card đồ họa từ cao đến thấp cũng bị các thợ đào coin gom hàng sạch sẽ hoặc nếu có bán thì giá cũng rất cao. Vì vậy, với việc ra mắt APU mới tích hợp đồ họa VEGA đủ mạnh, các game thủ PC có thêm lựa chọn ít tốn kém hơn nhiều, giúp họ vượt qua được cơn “hạn hán” GPU như hiện nay trên con đường chinh phục các trò chơi.
Bộ kit mà mình được nhận từ AMD đủ cả 2 phiên bản Ryzen 3 2200G và Ryzen 5 2400G. Cả hai APU đều được trang bị 4 nhân thực nhưng Ryzen 5 có thêm công nghệ siêu phân luồng, xung nhịp cơ bản cao hơn và số nhân tính toán đồ họa cũng nhiều hơn (11 đơn vị so với 8 trên Ryzen 3).
Với sức mạnh tính toán 1,76 TFLOPS, nhân đồ họa Vega trên Ryzen 5 2400G đủ sức chơi nhiều tựa game AAA ở độ phân giải 1080p với mức cài đặt chi tiết đồ họa thấp.
Ryzen 3 2200G thì kém hơn một chút với khả năng chơi ở độ phân giản 720p và cả hai bộ xử lý đều chơi tốt các thể loại game eSport.
So với các CPU Ryzen trước đây, AMD không còn sử dụng kiểu thiết kế 2 khối xử lý CCX (CPU Complex), tắt bớt số nhân số luồng tùy theo phân khúc vì kiểu thiết kế này sẽ không có “đất” để bố trí nhân đồ họa. Ở các APU mới, AMD chỉ sử dụng mội khối CCX duy nhất cho APU 4 nhân và chừa khoảng trống còn lại cho GPU Vega.
AMD cũng mở các hệ số giúp người dùng tự do ép xung nâng hiệu năng cả phần CPU lẫn GPU bên trong đồng thời xung nhịp RAM hỗ trợ mặc định cũng tăng lên DDR4-2933 thay vì DDR4-2666 như CPU Ryzen trước đây. Điều này cũng cho thấy khả năng ép xung bộ nhớ của hệ thống cũng sẽ được tăng lên. Đây là một cải tiến quan trọng để tối ưu hóa hiệu năng hệ thống vì hiệu năng của GPU tích hợp phụ thuộc rất nhiều và băng thông bộ nhớ RAM.
AMD cũng cho biết các APU mới được sản xuất trên quy trình 14nm+ thay vì 14nm gốc như trước đây nên tạo điều kiện cho bộ xử lý dễ dàng hoạt động ở mức xung nhịp cao hơn. Điều này thể hiện rõ qua việc cả hai APU Ryzen mới đều có xung nhịp CPU cao hơn 400 MHz so với Ryzen 5 1400 và Ryzen 3 1200 tương ứng. Tính năng Precision Boost cũng được cải tiến lên thế hệ 2 với các thuật toán thông minh hơn giúp tăng tốc cùng lúc nhiều nhân lên đến 500 MHz thay vì chỉ tăng được một lần 2 nhân như Precision Boost thế hệ 1 trên CPU Ryzen.
Ryzen 5 2400G và Ryzen 3 2200G cũng đều có mức tiêu thụ điện 65W như Ryzen 5 1400 và Ryzen 3 1200. Điều đó có nghĩa là tất cả các bo mạch chủ AM4 (vốn hỗ trợ đến 95W như một yêu cầu cơ bản ngay cả ở dạng mini-ITX) đều sẽ hỗ trợ tốt cho 2 APU mới kể cả khi ép xung vì còn dư công suất. Tất nhiên bạn cần cập nhật phiên bản BIOS mới từ nhà sản xuất để các bo mạch chủ có thể nhận diện chính xác các APU mới.
Kết nối PCI Express 3.0 vẫn tồn tại trên các bộ vi xử lý Raven Ridge (APU). Bạn có bốn làn PCIe dành riêng cho chipset và thêm bốn làn để kết nối ổ lưu trữ SSD chuẩn PCIe. Thêm 8 làn PCIe để gắn đồ họa rời, mặc dù đây là một bước lùi so với 16 làn trên các CPU Ryzen Summit Ridge nhưng theo mình là đã đủ nhu cầu vì không ai chạy cấu hình đa GPU trên nền tảng bộ xử lý trung tâm APU phổ thông.
Cả hai bộ xử lý đều đi kèm sẵn bộ tản nhiệt Wraith Stealth hoạt động êm và hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm chi phí, không cần phải mua thêm tản nhiệt rời.
Kết luận
Cả hai phiên bản bộ xử lý Raven Ridge mới đều đã làm tốt lời hứa của AMD về việc hỗ trợ nền tảng socket AM4 cho đến năm 2020. Cả hai đều tương thích tốt với tất cả bo mạch chủ AM4 hiện có trên thị trường nên bạn có thể dễ dàng sắm ngay bộ máy chơi game tiết kiệm ngay từ bây giờ mà không cần chờ đợi các nhà sản xuất ra bo mạch chủ mới như thông lệ thường thấy.
Theo mình thì để dễ hình dung, bạn có thể quên luôn khái niệm APU cho đỡ phức tạp và lằn nhằn, cứ coi hai APU mới như những CPU Ryzen phiên bản tích hợp đồ họa, cách nhận diện là kí hiệu chữ G ở cuối tên bộ xử lý.
Với GPU kiến trúc Vega ưu việt tích hợp, kiến trúc Zen của AMD đã tìm được một người bạn đồng hành xứng đáng và nó đã thể hiện được hiệu quả khi có thể chơi tốt các game eSport mà vẫn đảm bảo mức tiêu thụ điện của bộ xử lý ngang bằng phiên bản không GPU trước đây. Rõ ràng kiến trúc Vega của AMD là tiên tiến khi không chỉ hãng mà cả đối thủ Intel cũng đã phải nhượng bộ khi chọn Vega trang bị cho các bộ xử lý Kaby Lake-G mới của hãng.
Thông tin thêm:
Hiện tại AMD Việt Nam đang có chương trình khuyến mãi dành cho anh em mua các sản phẩm AMD chính hãng từ ngày 28/12/2017 đến 30/04/2018 sẽ có cơ hội NHẬN NGAY những giải thưởng giá trị:
Giải đặc biệt: 1 vé trọn gói tham dự trận đấu tứ kết giải đấu bóng đá thế giới tại Nga 2018 trị giá 170.000.000vnđ/giải
- Giải nhất: 1 iphone X
- Giải nhì: 1 flycam DJI Mavic Pro
Truy cập amdvietnam.com.vn/ngayhoibongda/ để biết thêm chi tiết nha anh em!