Benno Baun Meldgaard, kỹ sư trưởng của tập đoàn Dantax (sở hữu Raidho, Scan Sonic và gần đây là GamuT) đã tiến hành “đại tu” dòng bookshelf tham chiếu của Raidho. Ngoại trừ việc giữ nguyên thiết kế vỏ thùng, gần như toàn bộ các thành phần cấu tạo nên đôi loa TD1.2 đã được thay đổi, nâng cấp đáng kể. Và hiệu quả trình diễn của TD-1.2 là vô cùng ấn tượng, tạo ra một tiêu chuẩn trình diễn ở một đẳng cấp khác biệt hẳn so với người tiền nhiệm D1.1.
Raidho TD-1.2
Benno Baun Meldgaard - Người tạo nên những "Diva Đan Mạch"
Dù không phổ biến tại Việt Nam nhưng độc giả Nghe Nhìn không xa lạ gì với thương hiệu hi-end GamuT. Chúng tôi cũng đã từng có bài review GamuT RS3i (Số 154 – Tháng 10/2016) sau khi được trải nghiệm đôi bookshelf này tại triển lãm T.H.E Show Newport 2016. Và hầu như tại các triển lãm âm thanh lớn, chúng tôi đều dành nhiều thời gian để thưởng thức những hệ thống set-up có loa GamuT.
Audiophile thế giới thường dành cho loa GamuT mỹ từ “Danish Diva” do khả năng trình diễn xuất sắc không chỉ ở vocal mà còn tái tạo hài âm tự nhiên và tạo độ cảm âm cuốn hút rất đặc biệt. Đứng đằng sau sự thành công của GamuT chính là Benno Baun Meldgaard, nhà thiết kế chính và cũng là CEO của hãng. Năm nay 44 tuổi, Benno về làm việc tại GamuT từ năm 2011 với vai trò tư vấn thiết kế và xử lý các vấn đề hỏng hóc kỹ thuật. Tuy nhiên, ông đã thấy ngay những hạn chế về công nghệ và cả chất âm của những dòng loa hiện hữu, nên đã tiến hành thay đổi model đầu tiên RS5 thành phiên bản RS5i và ngay lập tức nhận được những tín hiệu vượt ngoài mong đợi. Sau thành công đó, Benno đã trở thành giám đốc kỹ thuật. Ông tiếp tục thực hiện những nâng cấp tương tự cho GamuT RS7 lên RS7i và RS3 lên RS3i.
Chúng tôi có cảm giác câu chuyện thành công này được lặp lại khi Benno về đầu quân cho tập đoàn Dantax. Ông cũng nhanh chóng nhận ra những việc cần làm với những mẫu loa Raidho dù đã đang rất thành công. Những dự án loa mới của Raidho dưới tay Benno cũng tạo được hiệu quả rất lớn, thành công của dòng TD Series mà cụ thể là TD4.2, TD4.8 và ấn tượng nhất là mẫu loa TD3.8. Khi nghe những mẫu loa cột từ đời D series (khi đó Michael Borresen còn là thiết kế trưởng, hiện tại đã mở hãng loa riêng) sang đời TD series , bạn vẫn cảm nhận rõ được chất Raidho với điểm nổi bật là sân khấu, độ tĩnh nhưng điểm khác biệt chủ yếu và cực kỳ quan trọng là sự cải thiện về độ phân rã của chi tiết micro tạo nên lối trình diễn tình cảm, gần gũi với âm thanh live, có hài âm tự nhiên và set-up dễ chịu hơn. Riêng siêu loa TD-3.8 với việc lần đầu tiên sử dụng woofer 200mm đã giúp audiophiles cảm nhận một dải trầm tối ưu và đẹp chưa từng có ở một đôi loa Raidho. Không chỉ căng về tốc độ, tính chính xác mà còn là khả năng biểu thị được uy lực và nền âm sâu, phân rã tinh tế, điều mà người chơi audio luôn cần. Với Raidho TD1.2, Benno đã có những điều chỉnh tạo nên thay đổi vô cùng ấn tượng, có thể nói là nâng hẳn một cấp hạng so với các thiết kế tiền nhiệm là C1.2 và D1.1.
Hệ thống Driver mới
Raidho TD1.2 được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Axpona 2019, thay thế cho mẫu loa bookshelf D1.1. Chỉ duy nhất kích thước và hình dáng thùng loa được giữ nguyên, còn lại các thành phần cấu tạo nên TD1.2 đã được nhà thiết kế mới tiến hành nâng cấp và thay đổi đáng kể.
Đầu tiên chúng tôi muốn nói sự thay đổi về tweeter ribbon, đây chính nền tảng tạo nên những khấu ấn tượng của loa Raidho Acoustics. Nhiều audiophiles vẫn thường nhầm lẫn driver tweeter ribbon này là do Raidho đặt hàng từ một nhà cung cấp thứ 3, nhưng thực tế, đây chính là driver được phát triển và chế tạo in-house thủ công hoàn toàn. Tweeter của Raidho TD1.2 được gọi là TD ribbon, đây cũng là thiết loa con cùng loại với hai siêu loa TD-4.2 và TD-3.8. Thay đổi lớn nhất chính là hệ thống nam châm được nâng cấp mạnh hơn cùng phần thoát hơi đã được thiết kế lại, giúp loại bỏ các phản xạ và giảm độ méo cực thấp (xuống thêm 35dB), đồng thời tăng độ nhạy lên 2dB.
Khi xem clip giới thiệu quy trình chế tạo và lắp hoàn chỉnh driver tweeter tại nhà máy Raidho Acoustics, câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong đầu đó là chi tiết tiêu âm ở mặt sau của màng loa ribbon này rất “thô sơ”. Nhà sản xuất chỉ sử dụng một tấm kim loại khoét rãnh, đóng vai trò cản bớt áp lực không khí sinh ra từ mặt sau của màng ribbon. Chi tiết tấm kim loại khoét các rãnh này can thiệp một cách hơi “thô bạo” và chắc chắn sẽ tạo nên những nhiễu động cộng hưởng và phản lực lên màng diaphragm của driver. Và Benno Baun Meldgaard cũng đã nhận ra ngay điều này nên ngoài việc tối ưu hệ thống nam châm, ông cũng cho thiết kế lại chi tiết thoát âm ở mặt sau của tweeter để giảm tối thiểu áp lực cộng hưởng.
Raidho Acoustics TD1.2 được trang bị driver mid/bass kim cương tantalum đường kính 115mm. Đây cũng là công nghệ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, được xem là driver màng kim cương có độ phức tạp, khó sản xuất và tốn nhiều thời gian hoàn thiện nhất hiện nay. Driver màng kim cương tantalum có tất cả 5 lớp, gồm phôi chính là ceramic lõi nhôm, kế đến là 2 lớp tantalum và sau cùng 2 lớp kim cương công nghiệp (carbon graphite) được phủ lên bề mặt bằng máy phóng gia tốc hạt (hiện tại duy nhất chỉ có Raidho sở hữu công nghệ này). Lớp lõi ở giữa màng driver này có nền làm từ nhôm tinh khiết, sau khi được xử lý bằng công nghệ plasma, 2/3 màng nhôm này sẽ biến thành oxít nhôm hay còn gọi ceramic aluminium oxide.
Đặc điểm bên ngoài của màng loa kim cương tantalum so với màng loa thế hệ trước là lớp ánh sắc 7 màu khi nhìn nghiêng, đó chính màu của phân tử tantalum. Toàn bộ quá trình để hoàn thiện driver kim cương tantalum với cấu trúc 5 lớp này mất hơn 4 ngày, gấp đôi thời gian so với thế hệ màng kim cương trước đây. Chính nhờ việc sử dụng vật liệu tantalum ở giữa như một lớp đệm, cho phép điều chỉnh phóng phân tử carbon ở tốc độ cao hơn hẳn lên bề mặt màng. Và quá trình này tạo nên một lớp tinh thể kim cương công nghiệp cứng nhất hiện nay mà không ảnh hưởng đến trọng lượng chung của màng driver.
Không chỉ thay đổi về màng loa, driver mid/bass của TD1.2 còn được thiết kế lại hệ thống nam châm. Nếu như trước đây, các driver mid và woofer sử dụng nam châm dạng thanh bố trí xung quanh voice-coil, thế hệ driver kim cương tantalum đã được nhà thiết kế Benno thay đổi hoàn toàn. Ông sử dụng cấu trúc hệ thống từ “under-hung”, tức độ cao của cuộn voice-coil nhỏ hơn độ dày của cực từ trước, toàn bộ voice-coil nằm hoàn toàn trong khe từ. Hệ thống nam châm mới được bọc kín cho lực từ cực mạnh lên đến 1,1 Tesla, đây là kỹ thuật đã được Raidho đăng ký bản quyền. Ngoài ra, khi quan sát phần đáy của driver này, nó đã được nhà sản xuất tạo thành một ống thoát khí như một họng kèn, giúp hạn chế nhiễu động áp suất màn sau.
Thay đổi bên trong thùng loa
Nếu như thiết kế bên ngoài thùng loa Raidho TD1.2 được giữ nguyên hoàn toàn thì bên trong lại được tinh chỉnh khá nhiều. Những thay đổi này mang lại một thiết kế thùng loa có độ nhiễu động và cộng hưởng thấp kỷ lục từ trước đến nay của tất cả các dòng loa Raidho Acoustics. Sự thay đổi này bao gồm việc bố trí lại hệ thống vách ngăn và chân kiềng để tăng độ vững và ổn định rung cơ học cũng như cộng hưởng nội. Ngoài ra, đường dẫn hơi cũng được thiết kế nhằm tối ưu độ thoát khí và giảm ồn.
Những thay đổi này cụ thể như thế nào cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa có được thông tin cụ thể nhưng quan sát bằng mắt có thể thấy ống thoát hơi phần nằm sâu bên trong loa, trước kia làm từ vật liệu tương tự như teflon thì nay đã thay bằng ống giấy. Ngoài ra, bộ cọc loa được cho là khá mong manh cũng đã thay bằng cọc binding-post có thiết kế đồng khối chắc chắn, mạ vàng điểm tiếp xúc.
Chất lượng trình diễn
Chúng tôi phối ghép Raidho TD1.2 với ampli tích hợp Gryphon Diablo 300, nguồn phát dùng đầu SACD player Pioneer PD-70AE, nguồn phát số Aurender N100H và mâm than Bergmann Sindre (kim Air Tight PC-1S, step-up Air Tight ATH-3). Set-up loa Raidho và những dòng loa sở hữu dải cao có góc mở âm lớn cần chú ý hạn chế việc toe-in, mặt tweeter không hướng thẳng vào vị trí tai người nghe mà nên lệch ra khoảng từ 40cm trở lên. Về độ nghiêng của mặt loa, để có thể đạt hiệu quả pha/thời gian tối ưu giữa 2 driver, nên sử dụng thước laser đo khoảng cách từ tâm của woofer đến tai người nghe bằng với khoảng cách từ tâm của tweeter.
Trước đây, khó khăn nhất khi set-up những cặp bookshelf dòng C cũng như model D1.1 chính là việc tìm vị trí để có âm bass đẹp. Loa Raidho luôn nổi trội ở sân khấu trình diễn và hiệu ứng mất loa tuy nhiên, ở các dòng loa bookshelf, loa thường bị thừa năng lượng phần bass nên rất dễ gây tiếng ù, đòi hỏi người set-up phải dịch chuyển loa rất nhiều mới tìm được vị trí tối ưu và đôi khi phải đành nhượng bộ ở một số phòng nghe có âm học không chuẩn. Những thay đổi phân tần và đường thoát hơi reflex đã giúp Raidho TD1.2 khắc phục đáng kể nhược được này. Chúng tôi làm phép thử nhanh, bố trí loa theo 2 quy tắc rất cơ bản là canh theo tỉ lệ 1/3 & 1/5 và set-up kiểu Cardas 44,7% & 27,6% (các chiều của phòng nghe), Raidho TD1.2 đều cho dải trầm khá tốt và hoàn toàn không bị “boom”. Tất nhiên, tùy kết cấu và điều kiện âm học phòng nghe, chúng ta luôn phải tiến hành dịch chuyển loa để có dải trầm tối ưu nhất.
Điểm ấn tượng nhất và tạo nên sự thay đổi đặc biệt giữa Raidho TD1.2 so với các đời bookshelf trước đây chính là trung âm. Dải trung của loa được tái tạo tự nhiên, có thể nói là gần như hoàn hảo. Đây là một trong những đôi loa có cách diễn đạt trung âm mà tôi thích nhất từ trước đến nay. Nó không thiên về việc phải phô diễn vị trí, độ cao chính xác, khoảng mở lớn/nhỏ vocal. Giọng hát ca sĩ được dựng lên một cách tự nhiên, bạn không định được rõ độ cao chính xác giọng hát ở sân khấu trước mặt nhưng đôi loa Raidho TD1.2 luôn biết cách chọn một khoảng không hấp dẫn nhất để “đặt” ca sĩ vào như một sân khấu live thực thụ. Độ “hoàn hảo” dải trung của loa còn thể hiện ở độ lan tỏa và lắp đầy của vocal, giọng hát được mở một cách nhẹ nhàng và tan theo các chiều một cách vô cùng dễ chịu.
Khi nghe lại bản thu You Light Up My Life của nữ danh ca Salena Jones trong album Ballad with Luv, đôi loa Raidho TD1.2 cho tôi một trải nghiệm rất đặc biệt, dù đây là track rất quen thuộc. Raidho TD1.2 tái hiện giọng hát Salena Jones uyển chuyển, mềm mại, vô cùng nhẹ nhàng và quyến rũ. Hầu hết mọi người nghe bản thu này, nếu hệ thống kiểm soát nhiễu âm không tốt, sẽ có cảm giác vocal của Salena hơi căng và có vẻ đang cố để phô diễn kỹ thuật và các âm đuôi /sh/ thường bị chói gắt khó chịu. Ngay cả với những hệ thống lớn, hiện tượng này vẫn rất thường gặp. Nhưng với Raidho TD1.2, là một trải nghiệm rất đặc biệt, nó tạo nên trung âm cân bằng, giọng hát từ vùng trung tâm giữa loa cứ tan nhẹ dần đều và ca từ cứ nối nhau một cách nhịp nhàng theo kiểu Salena Jones đang thì thầm kể chuyện. Những tiếng bass đệm theo nhịp nổi rõ hoàn hảo.
Hiệu ứng vocal này rất khó có thể đạt được, hầu hết chỉ gặp ở những đôi siêu loa, khi mà dải trung vào cao là sự phối hợp của rất nhiều driver, bổ trợ cho nhau, tạo nên một vùng phát âm cân bằng và các loa con luôn hoạt động dưới ngưỡng trung bình. Nhiễu âm thấp, các driver hoạt động “thả lỏng”, là điều kiện cần để có được dải trung tự nhiên.
Thay đổi về phân tần, công nghệ driver cùng việc tinh chỉnh bên trong thùng loa không chỉ giúp Raidho TD1.2 nhẹ kéo hơn mà còn tạo nên một phong cách trình diễn khác hẳn. Đôi bookhself tham chiếu TD1.2 cho cảm giác “trưởng thành” hơn nhiều so với thế hệ trước. Loa khai thác độ động, chi tiết và mở rộng sân khấu một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được trải nghiệm âm thanh live và đặc biệt tự nhiên. Sự thay đổi này có thể ví như việc bạn đang nghe cùng một bản thu, chuyển từ định dạng CD sang vinyl. Tất cả các đặc điểm từ độ chi tiết, hài âm, độ dynamic, độ rộng, độ thoát của sân khấu và cả dải trầm đều trở nên sống động và thật hơn hẳn.
Kết luận
Benno Baun Meldgaard đã tìm được các điểm khuyết và mở khóa những giá trị âm thanh ở đẳng cấp ultra hi-end của Raidho TD1.2. Một kết quả trình diễn mỹ mãn, đầy cảm xúc được phát ra chỉ từ một đôi loa hai đường tiếng, hai driver. Giờ đây, hãng loa Đan Mạch có thể tự hào sở hữu một trong những đôi loa bookshelf hay nhất thế giới.
Thông số kỹ thuật
Raidho TD-1.2
Benno Baun Meldgaard - Người tạo nên những "Diva Đan Mạch"
Dù không phổ biến tại Việt Nam nhưng độc giả Nghe Nhìn không xa lạ gì với thương hiệu hi-end GamuT. Chúng tôi cũng đã từng có bài review GamuT RS3i (Số 154 – Tháng 10/2016) sau khi được trải nghiệm đôi bookshelf này tại triển lãm T.H.E Show Newport 2016. Và hầu như tại các triển lãm âm thanh lớn, chúng tôi đều dành nhiều thời gian để thưởng thức những hệ thống set-up có loa GamuT.
Audiophile thế giới thường dành cho loa GamuT mỹ từ “Danish Diva” do khả năng trình diễn xuất sắc không chỉ ở vocal mà còn tái tạo hài âm tự nhiên và tạo độ cảm âm cuốn hút rất đặc biệt. Đứng đằng sau sự thành công của GamuT chính là Benno Baun Meldgaard, nhà thiết kế chính và cũng là CEO của hãng. Năm nay 44 tuổi, Benno về làm việc tại GamuT từ năm 2011 với vai trò tư vấn thiết kế và xử lý các vấn đề hỏng hóc kỹ thuật. Tuy nhiên, ông đã thấy ngay những hạn chế về công nghệ và cả chất âm của những dòng loa hiện hữu, nên đã tiến hành thay đổi model đầu tiên RS5 thành phiên bản RS5i và ngay lập tức nhận được những tín hiệu vượt ngoài mong đợi. Sau thành công đó, Benno đã trở thành giám đốc kỹ thuật. Ông tiếp tục thực hiện những nâng cấp tương tự cho GamuT RS7 lên RS7i và RS3 lên RS3i.
Chúng tôi có cảm giác câu chuyện thành công này được lặp lại khi Benno về đầu quân cho tập đoàn Dantax. Ông cũng nhanh chóng nhận ra những việc cần làm với những mẫu loa Raidho dù đã đang rất thành công. Những dự án loa mới của Raidho dưới tay Benno cũng tạo được hiệu quả rất lớn, thành công của dòng TD Series mà cụ thể là TD4.2, TD4.8 và ấn tượng nhất là mẫu loa TD3.8. Khi nghe những mẫu loa cột từ đời D series (khi đó Michael Borresen còn là thiết kế trưởng, hiện tại đã mở hãng loa riêng) sang đời TD series , bạn vẫn cảm nhận rõ được chất Raidho với điểm nổi bật là sân khấu, độ tĩnh nhưng điểm khác biệt chủ yếu và cực kỳ quan trọng là sự cải thiện về độ phân rã của chi tiết micro tạo nên lối trình diễn tình cảm, gần gũi với âm thanh live, có hài âm tự nhiên và set-up dễ chịu hơn. Riêng siêu loa TD-3.8 với việc lần đầu tiên sử dụng woofer 200mm đã giúp audiophiles cảm nhận một dải trầm tối ưu và đẹp chưa từng có ở một đôi loa Raidho. Không chỉ căng về tốc độ, tính chính xác mà còn là khả năng biểu thị được uy lực và nền âm sâu, phân rã tinh tế, điều mà người chơi audio luôn cần. Với Raidho TD1.2, Benno đã có những điều chỉnh tạo nên thay đổi vô cùng ấn tượng, có thể nói là nâng hẳn một cấp hạng so với các thiết kế tiền nhiệm là C1.2 và D1.1.
Hệ thống Driver mới
Raidho TD1.2 được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Axpona 2019, thay thế cho mẫu loa bookshelf D1.1. Chỉ duy nhất kích thước và hình dáng thùng loa được giữ nguyên, còn lại các thành phần cấu tạo nên TD1.2 đã được nhà thiết kế mới tiến hành nâng cấp và thay đổi đáng kể.
Đầu tiên chúng tôi muốn nói sự thay đổi về tweeter ribbon, đây chính nền tảng tạo nên những khấu ấn tượng của loa Raidho Acoustics. Nhiều audiophiles vẫn thường nhầm lẫn driver tweeter ribbon này là do Raidho đặt hàng từ một nhà cung cấp thứ 3, nhưng thực tế, đây chính là driver được phát triển và chế tạo in-house thủ công hoàn toàn. Tweeter của Raidho TD1.2 được gọi là TD ribbon, đây cũng là thiết loa con cùng loại với hai siêu loa TD-4.2 và TD-3.8. Thay đổi lớn nhất chính là hệ thống nam châm được nâng cấp mạnh hơn cùng phần thoát hơi đã được thiết kế lại, giúp loại bỏ các phản xạ và giảm độ méo cực thấp (xuống thêm 35dB), đồng thời tăng độ nhạy lên 2dB.
Khi xem clip giới thiệu quy trình chế tạo và lắp hoàn chỉnh driver tweeter tại nhà máy Raidho Acoustics, câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong đầu đó là chi tiết tiêu âm ở mặt sau của màng loa ribbon này rất “thô sơ”. Nhà sản xuất chỉ sử dụng một tấm kim loại khoét rãnh, đóng vai trò cản bớt áp lực không khí sinh ra từ mặt sau của màng ribbon. Chi tiết tấm kim loại khoét các rãnh này can thiệp một cách hơi “thô bạo” và chắc chắn sẽ tạo nên những nhiễu động cộng hưởng và phản lực lên màng diaphragm của driver. Và Benno Baun Meldgaard cũng đã nhận ra ngay điều này nên ngoài việc tối ưu hệ thống nam châm, ông cũng cho thiết kế lại chi tiết thoát âm ở mặt sau của tweeter để giảm tối thiểu áp lực cộng hưởng.
Raidho Acoustics TD1.2 được trang bị driver mid/bass kim cương tantalum đường kính 115mm. Đây cũng là công nghệ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, được xem là driver màng kim cương có độ phức tạp, khó sản xuất và tốn nhiều thời gian hoàn thiện nhất hiện nay. Driver màng kim cương tantalum có tất cả 5 lớp, gồm phôi chính là ceramic lõi nhôm, kế đến là 2 lớp tantalum và sau cùng 2 lớp kim cương công nghiệp (carbon graphite) được phủ lên bề mặt bằng máy phóng gia tốc hạt (hiện tại duy nhất chỉ có Raidho sở hữu công nghệ này). Lớp lõi ở giữa màng driver này có nền làm từ nhôm tinh khiết, sau khi được xử lý bằng công nghệ plasma, 2/3 màng nhôm này sẽ biến thành oxít nhôm hay còn gọi ceramic aluminium oxide.
Đặc điểm bên ngoài của màng loa kim cương tantalum so với màng loa thế hệ trước là lớp ánh sắc 7 màu khi nhìn nghiêng, đó chính màu của phân tử tantalum. Toàn bộ quá trình để hoàn thiện driver kim cương tantalum với cấu trúc 5 lớp này mất hơn 4 ngày, gấp đôi thời gian so với thế hệ màng kim cương trước đây. Chính nhờ việc sử dụng vật liệu tantalum ở giữa như một lớp đệm, cho phép điều chỉnh phóng phân tử carbon ở tốc độ cao hơn hẳn lên bề mặt màng. Và quá trình này tạo nên một lớp tinh thể kim cương công nghiệp cứng nhất hiện nay mà không ảnh hưởng đến trọng lượng chung của màng driver.
Không chỉ thay đổi về màng loa, driver mid/bass của TD1.2 còn được thiết kế lại hệ thống nam châm. Nếu như trước đây, các driver mid và woofer sử dụng nam châm dạng thanh bố trí xung quanh voice-coil, thế hệ driver kim cương tantalum đã được nhà thiết kế Benno thay đổi hoàn toàn. Ông sử dụng cấu trúc hệ thống từ “under-hung”, tức độ cao của cuộn voice-coil nhỏ hơn độ dày của cực từ trước, toàn bộ voice-coil nằm hoàn toàn trong khe từ. Hệ thống nam châm mới được bọc kín cho lực từ cực mạnh lên đến 1,1 Tesla, đây là kỹ thuật đã được Raidho đăng ký bản quyền. Ngoài ra, khi quan sát phần đáy của driver này, nó đã được nhà sản xuất tạo thành một ống thoát khí như một họng kèn, giúp hạn chế nhiễu động áp suất màn sau.
Thay đổi bên trong thùng loa
Nếu như thiết kế bên ngoài thùng loa Raidho TD1.2 được giữ nguyên hoàn toàn thì bên trong lại được tinh chỉnh khá nhiều. Những thay đổi này mang lại một thiết kế thùng loa có độ nhiễu động và cộng hưởng thấp kỷ lục từ trước đến nay của tất cả các dòng loa Raidho Acoustics. Sự thay đổi này bao gồm việc bố trí lại hệ thống vách ngăn và chân kiềng để tăng độ vững và ổn định rung cơ học cũng như cộng hưởng nội. Ngoài ra, đường dẫn hơi cũng được thiết kế nhằm tối ưu độ thoát khí và giảm ồn.
Những thay đổi này cụ thể như thế nào cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa có được thông tin cụ thể nhưng quan sát bằng mắt có thể thấy ống thoát hơi phần nằm sâu bên trong loa, trước kia làm từ vật liệu tương tự như teflon thì nay đã thay bằng ống giấy. Ngoài ra, bộ cọc loa được cho là khá mong manh cũng đã thay bằng cọc binding-post có thiết kế đồng khối chắc chắn, mạ vàng điểm tiếp xúc.
Chất lượng trình diễn
Chúng tôi phối ghép Raidho TD1.2 với ampli tích hợp Gryphon Diablo 300, nguồn phát dùng đầu SACD player Pioneer PD-70AE, nguồn phát số Aurender N100H và mâm than Bergmann Sindre (kim Air Tight PC-1S, step-up Air Tight ATH-3). Set-up loa Raidho và những dòng loa sở hữu dải cao có góc mở âm lớn cần chú ý hạn chế việc toe-in, mặt tweeter không hướng thẳng vào vị trí tai người nghe mà nên lệch ra khoảng từ 40cm trở lên. Về độ nghiêng của mặt loa, để có thể đạt hiệu quả pha/thời gian tối ưu giữa 2 driver, nên sử dụng thước laser đo khoảng cách từ tâm của woofer đến tai người nghe bằng với khoảng cách từ tâm của tweeter.
Trước đây, khó khăn nhất khi set-up những cặp bookshelf dòng C cũng như model D1.1 chính là việc tìm vị trí để có âm bass đẹp. Loa Raidho luôn nổi trội ở sân khấu trình diễn và hiệu ứng mất loa tuy nhiên, ở các dòng loa bookshelf, loa thường bị thừa năng lượng phần bass nên rất dễ gây tiếng ù, đòi hỏi người set-up phải dịch chuyển loa rất nhiều mới tìm được vị trí tối ưu và đôi khi phải đành nhượng bộ ở một số phòng nghe có âm học không chuẩn. Những thay đổi phân tần và đường thoát hơi reflex đã giúp Raidho TD1.2 khắc phục đáng kể nhược được này. Chúng tôi làm phép thử nhanh, bố trí loa theo 2 quy tắc rất cơ bản là canh theo tỉ lệ 1/3 & 1/5 và set-up kiểu Cardas 44,7% & 27,6% (các chiều của phòng nghe), Raidho TD1.2 đều cho dải trầm khá tốt và hoàn toàn không bị “boom”. Tất nhiên, tùy kết cấu và điều kiện âm học phòng nghe, chúng ta luôn phải tiến hành dịch chuyển loa để có dải trầm tối ưu nhất.
Điểm ấn tượng nhất và tạo nên sự thay đổi đặc biệt giữa Raidho TD1.2 so với các đời bookshelf trước đây chính là trung âm. Dải trung của loa được tái tạo tự nhiên, có thể nói là gần như hoàn hảo. Đây là một trong những đôi loa có cách diễn đạt trung âm mà tôi thích nhất từ trước đến nay. Nó không thiên về việc phải phô diễn vị trí, độ cao chính xác, khoảng mở lớn/nhỏ vocal. Giọng hát ca sĩ được dựng lên một cách tự nhiên, bạn không định được rõ độ cao chính xác giọng hát ở sân khấu trước mặt nhưng đôi loa Raidho TD1.2 luôn biết cách chọn một khoảng không hấp dẫn nhất để “đặt” ca sĩ vào như một sân khấu live thực thụ. Độ “hoàn hảo” dải trung của loa còn thể hiện ở độ lan tỏa và lắp đầy của vocal, giọng hát được mở một cách nhẹ nhàng và tan theo các chiều một cách vô cùng dễ chịu.
Khi nghe lại bản thu You Light Up My Life của nữ danh ca Salena Jones trong album Ballad with Luv, đôi loa Raidho TD1.2 cho tôi một trải nghiệm rất đặc biệt, dù đây là track rất quen thuộc. Raidho TD1.2 tái hiện giọng hát Salena Jones uyển chuyển, mềm mại, vô cùng nhẹ nhàng và quyến rũ. Hầu hết mọi người nghe bản thu này, nếu hệ thống kiểm soát nhiễu âm không tốt, sẽ có cảm giác vocal của Salena hơi căng và có vẻ đang cố để phô diễn kỹ thuật và các âm đuôi /sh/ thường bị chói gắt khó chịu. Ngay cả với những hệ thống lớn, hiện tượng này vẫn rất thường gặp. Nhưng với Raidho TD1.2, là một trải nghiệm rất đặc biệt, nó tạo nên trung âm cân bằng, giọng hát từ vùng trung tâm giữa loa cứ tan nhẹ dần đều và ca từ cứ nối nhau một cách nhịp nhàng theo kiểu Salena Jones đang thì thầm kể chuyện. Những tiếng bass đệm theo nhịp nổi rõ hoàn hảo.
Hiệu ứng vocal này rất khó có thể đạt được, hầu hết chỉ gặp ở những đôi siêu loa, khi mà dải trung vào cao là sự phối hợp của rất nhiều driver, bổ trợ cho nhau, tạo nên một vùng phát âm cân bằng và các loa con luôn hoạt động dưới ngưỡng trung bình. Nhiễu âm thấp, các driver hoạt động “thả lỏng”, là điều kiện cần để có được dải trung tự nhiên.
Thay đổi về phân tần, công nghệ driver cùng việc tinh chỉnh bên trong thùng loa không chỉ giúp Raidho TD1.2 nhẹ kéo hơn mà còn tạo nên một phong cách trình diễn khác hẳn. Đôi bookhself tham chiếu TD1.2 cho cảm giác “trưởng thành” hơn nhiều so với thế hệ trước. Loa khai thác độ động, chi tiết và mở rộng sân khấu một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được trải nghiệm âm thanh live và đặc biệt tự nhiên. Sự thay đổi này có thể ví như việc bạn đang nghe cùng một bản thu, chuyển từ định dạng CD sang vinyl. Tất cả các đặc điểm từ độ chi tiết, hài âm, độ dynamic, độ rộng, độ thoát của sân khấu và cả dải trầm đều trở nên sống động và thật hơn hẳn.
Kết luận
Benno Baun Meldgaard đã tìm được các điểm khuyết và mở khóa những giá trị âm thanh ở đẳng cấp ultra hi-end của Raidho TD1.2. Một kết quả trình diễn mỹ mãn, đầy cảm xúc được phát ra chỉ từ một đôi loa hai đường tiếng, hai driver. Giờ đây, hãng loa Đan Mạch có thể tự hào sở hữu một trong những đôi loa bookshelf hay nhất thế giới.
Thông số kỹ thuật
- Dải tần: 45 - 50.000Hz
- Driver: Tweeter TD Ribbon | Mid/bass 115mm tantalum diamond
- Trở kháng: 8ohm
- Độ động: 87dB
- Kích thước: 200 x 360 x 410mm
- Trọng lượng: 15kg
- Giá tham khảo: 625 triệu đồng
Theo Nghe Nhìn