Nhập khẩu hơn 70 loại trái cây
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu các loại trái cây đạt 74 triệu USD. Trong đó có hơn 70 loại trái cây tươi và chế biến được nhập về, chủ yếu từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Indonesia, Campuchia... Trong số đó chỉ tính riêng măng cụt 14,6 ngàn tấn, giá trị tương đương 9,7 triệu USD. Thái Lan hiện là nước dẫn đầu về xuất khẩu măng cụt vào VN.
Trong khi trái cây VN vẫn loay hoay xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa thì trái cây ngoại đang đổ vào VN tăng nhanh, đặc biệt là trái cây Thái Lan.
Nhiều loại trái cây ngoại đổ về chợ nông sản Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Lê Sơn
Không chỉ tại các chợ đầu mối Bình Điền (H.Bình Chánh, TP.HCM), chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức), các siêu thị và chợ bán lẻ tại thị trường TP.HCM cho thấy trái cây nhập ngoại đang chiếm lĩnh một thị phần lớn, ở cả dòng sản phẩm bình dân, trung bình và phân khúc cao cấp.
Hàng Thái đổ bộ
Tại chợ đầu mối Bình Điền, trái cây Thái Lan được tập kết thành các khu chuyên về hàng Thái. Nhiều chủ sạp cho biết gần đây lượng trái cây Thái Lan họ nhập về tăng gấp đôi so với thời điểm cách đây 2-3 tháng. Trong đó các loại trái cây nhập về từ Thái Lan khá đa dạng như: bòn bon, măng cụt, cam, xoài, me... Một chủ sạp tại đây cho hay hàng trái cây Thái nguồn dồi dào, dễ bán. Trung bình mỗi đêm sạp bán được khoảng 100 thùng (mỗi thùng 15-20kg tùy từng loại). Đặc biệt, vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, lượng hàng bán ra tăng lên gấp đôi.
Tại chợ Tam Bình, măng cụt xuất xứ Thái Lan được đóng thành từng hộp từ 15-20kg/hộp, bày bán tràn ngập ở các sạp hàng. Giá măng cụt Thái Lan từ 15.000-17.000 đồng/kg và hiện đang bán rất chạy.
Trong khi đó, ngoài thị trường bán lẻ trái cây Thái Lan cũng xuất hiện khá phổ biến. Cam Thái có loại được bán với giá chỉ khoảng 8.000 đồng/kg, xoài 12.000-13.000 đồng/kg... Thậm chí một số loại trái cây Thái được bán với giá mềm hơn trái cây Việt trung bình 2.000-3.000 đồng/kg tùy từng loại.
Sự xuất hiện của trái cây Thái Lan trong thời gian gần đây đã khiến kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan tăng mạnh. Theo Tổng cục Hải quan VN, năm tháng đầu năm nay kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đã đạt gần 16,3 triệu USD, tăng tới 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm mặt hàng có kim ngạch cao nhất là măng cụt, xoài, me và bòn bon chiếm tới 89,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả từ Thái Lan. Riêng măng cụt, trong vòng năm tháng qua đã có khoảng 9.000 tấn được nhập về với giá trị tương đương 6 triệu USD. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu me tươi và khô từ nước này đã tăng với tốc độ chóng mặt, đạt 387,3%, xoài tăng 134%.
Lấn từ bình dân đến cao cấp
Bên cạnh trái cây Thái Lan, trái cây Trung Quốc mặc dù sụt giảm về kim ngạch nhập khẩu (tính đến hết tháng 5, kim ngạch nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc đạt 35,7 triệu USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2008) nhưng hiện vẫn làm mưa làm gió tại thị trường VN.
Ở nhiều chợ nhỏ lẻ, đặc biệt khu vực vùng nông thôn, trái cây Trung Quốc vẫn bày bán tràn lan. Giá các loại trái cây này chỉ bằng 2/3 so với giá trái cây Việt. Trong khi đó ở phân khúc cao cấp, trái cây Nhật Bản, Mỹ, Úc... vẫn giữ thị phần lớn. Mặc dù giá cao nhưng hầu hết các sạp bán lẻ đều bán các loại trái được nhập về từ những nước trên, gồm: táo, lê, cam, nho, mận... Giá một số loại này cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với trái cây VN nhưng vẫn có chỗ đứng vì là hàng đặc sản, hoặc có sự vượt trội về chất lượng, mẫu mã.
Điều đáng nói là trong số các loại trái cây ngoại nhập đang lấn lướt trên thị trường hiện nay rất phổ biến ở các nhà vườn VN như: xoài, măng cụt, cam, quýt...
Chị Nga, một chủ sạp chuyên trái cây ngoại nhập, cho biết: “Về mặt hình thức rõ ràng trái cây ngoại, có nhiều ưu điểm hơn VN. Mặc dù là hàng nhập, phải trải qua một quá trình vận chuyển dài nhưng do được bảo quản trong các xe, kho lạnh nên vẫn giữ được sự tươi mới”. Ngoài ra, về mặt hình thức hầu hết trái cây ngoại hiện nay đều được đóng thành hộp trông khá tươm tất, bắt mắt. Bên ngoài hộp có chụp hình loại trái, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, ngày xuất đi, thời hạn sử dụng... Trong khi đó, cũng theo chị Nga, trái cây VN thường bán xô, để trong các sọt tre lớn. Chưa nói đến việc phân loại trái còn qua loa, không gây được thiện cảm với người mua. Thua về mẫu mã, một số lại có giá cao hơn nên trái cây VN rơi vào thế khó cạnh tranh.
Trong khi các loại trái cây ngoại đang chiếm diện tích khá lớn tại các kệ hàng trong siêu thị thì trái cây VN vẫn đang luẩn quẩn ở vòng ngoài. Tại một cuộc gặp gỡ mới đây giữa đại diện các hợp tác xã (HTX) sản xuất trái cây vùng ĐBSCL với Saigon Co.op ở TP.HCM, rất nhiều HTX cho biết dù họ đã có vùng trồng đạt tiêu chuẩn thực hành canh tác tốt (GAP) nhưng vẫn chưa thể đưa trực tiếp hàng vào siêu thị do thiếu thông tin về yêu cầu mà các siêu thị đưa ra.
Hơn nữa, vấn đề thanh toán là một rào cản lớn đối với các HTX vì người dân không quen thanh toán chậm và trả tiền qua tài khoản. Theo một doanh nghiệp làm trong lĩnh vực chế biến trái cây, để cạnh tranh được với hàng ngoại, các nhà vườn, HTX cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề hình thức, phân loại. Riêng việc đóng gói thành từng thùng, hộp, có tên tuổi, thương hiệu trái cây của từng loại, từng vùng cần phải làm ngay.
B.HOÀN - T.MẠNH - L.SƠN
Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328932&ChannelID=11
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu các loại trái cây đạt 74 triệu USD. Trong đó có hơn 70 loại trái cây tươi và chế biến được nhập về, chủ yếu từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Indonesia, Campuchia... Trong số đó chỉ tính riêng măng cụt 14,6 ngàn tấn, giá trị tương đương 9,7 triệu USD. Thái Lan hiện là nước dẫn đầu về xuất khẩu măng cụt vào VN.
Trong khi trái cây VN vẫn loay hoay xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa thì trái cây ngoại đang đổ vào VN tăng nhanh, đặc biệt là trái cây Thái Lan.
Nhiều loại trái cây ngoại đổ về chợ nông sản Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Lê Sơn
Không chỉ tại các chợ đầu mối Bình Điền (H.Bình Chánh, TP.HCM), chợ Tam Bình (Q.Thủ Đức), các siêu thị và chợ bán lẻ tại thị trường TP.HCM cho thấy trái cây nhập ngoại đang chiếm lĩnh một thị phần lớn, ở cả dòng sản phẩm bình dân, trung bình và phân khúc cao cấp.
Hàng Thái đổ bộ
Tại chợ đầu mối Bình Điền, trái cây Thái Lan được tập kết thành các khu chuyên về hàng Thái. Nhiều chủ sạp cho biết gần đây lượng trái cây Thái Lan họ nhập về tăng gấp đôi so với thời điểm cách đây 2-3 tháng. Trong đó các loại trái cây nhập về từ Thái Lan khá đa dạng như: bòn bon, măng cụt, cam, xoài, me... Một chủ sạp tại đây cho hay hàng trái cây Thái nguồn dồi dào, dễ bán. Trung bình mỗi đêm sạp bán được khoảng 100 thùng (mỗi thùng 15-20kg tùy từng loại). Đặc biệt, vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, lượng hàng bán ra tăng lên gấp đôi.
Tại chợ Tam Bình, măng cụt xuất xứ Thái Lan được đóng thành từng hộp từ 15-20kg/hộp, bày bán tràn ngập ở các sạp hàng. Giá măng cụt Thái Lan từ 15.000-17.000 đồng/kg và hiện đang bán rất chạy.
Trong khi đó, ngoài thị trường bán lẻ trái cây Thái Lan cũng xuất hiện khá phổ biến. Cam Thái có loại được bán với giá chỉ khoảng 8.000 đồng/kg, xoài 12.000-13.000 đồng/kg... Thậm chí một số loại trái cây Thái được bán với giá mềm hơn trái cây Việt trung bình 2.000-3.000 đồng/kg tùy từng loại.
Sự xuất hiện của trái cây Thái Lan trong thời gian gần đây đã khiến kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan tăng mạnh. Theo Tổng cục Hải quan VN, năm tháng đầu năm nay kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đã đạt gần 16,3 triệu USD, tăng tới 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm mặt hàng có kim ngạch cao nhất là măng cụt, xoài, me và bòn bon chiếm tới 89,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả từ Thái Lan. Riêng măng cụt, trong vòng năm tháng qua đã có khoảng 9.000 tấn được nhập về với giá trị tương đương 6 triệu USD. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu me tươi và khô từ nước này đã tăng với tốc độ chóng mặt, đạt 387,3%, xoài tăng 134%.
Lấn từ bình dân đến cao cấp
Bên cạnh trái cây Thái Lan, trái cây Trung Quốc mặc dù sụt giảm về kim ngạch nhập khẩu (tính đến hết tháng 5, kim ngạch nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc đạt 35,7 triệu USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm 2008) nhưng hiện vẫn làm mưa làm gió tại thị trường VN.
Ở nhiều chợ nhỏ lẻ, đặc biệt khu vực vùng nông thôn, trái cây Trung Quốc vẫn bày bán tràn lan. Giá các loại trái cây này chỉ bằng 2/3 so với giá trái cây Việt. Trong khi đó ở phân khúc cao cấp, trái cây Nhật Bản, Mỹ, Úc... vẫn giữ thị phần lớn. Mặc dù giá cao nhưng hầu hết các sạp bán lẻ đều bán các loại trái được nhập về từ những nước trên, gồm: táo, lê, cam, nho, mận... Giá một số loại này cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với trái cây VN nhưng vẫn có chỗ đứng vì là hàng đặc sản, hoặc có sự vượt trội về chất lượng, mẫu mã.
Điều đáng nói là trong số các loại trái cây ngoại nhập đang lấn lướt trên thị trường hiện nay rất phổ biến ở các nhà vườn VN như: xoài, măng cụt, cam, quýt...
Chị Nga, một chủ sạp chuyên trái cây ngoại nhập, cho biết: “Về mặt hình thức rõ ràng trái cây ngoại, có nhiều ưu điểm hơn VN. Mặc dù là hàng nhập, phải trải qua một quá trình vận chuyển dài nhưng do được bảo quản trong các xe, kho lạnh nên vẫn giữ được sự tươi mới”. Ngoài ra, về mặt hình thức hầu hết trái cây ngoại hiện nay đều được đóng thành hộp trông khá tươm tất, bắt mắt. Bên ngoài hộp có chụp hình loại trái, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, ngày xuất đi, thời hạn sử dụng... Trong khi đó, cũng theo chị Nga, trái cây VN thường bán xô, để trong các sọt tre lớn. Chưa nói đến việc phân loại trái còn qua loa, không gây được thiện cảm với người mua. Thua về mẫu mã, một số lại có giá cao hơn nên trái cây VN rơi vào thế khó cạnh tranh.
Trong khi các loại trái cây ngoại đang chiếm diện tích khá lớn tại các kệ hàng trong siêu thị thì trái cây VN vẫn đang luẩn quẩn ở vòng ngoài. Tại một cuộc gặp gỡ mới đây giữa đại diện các hợp tác xã (HTX) sản xuất trái cây vùng ĐBSCL với Saigon Co.op ở TP.HCM, rất nhiều HTX cho biết dù họ đã có vùng trồng đạt tiêu chuẩn thực hành canh tác tốt (GAP) nhưng vẫn chưa thể đưa trực tiếp hàng vào siêu thị do thiếu thông tin về yêu cầu mà các siêu thị đưa ra.
Hơn nữa, vấn đề thanh toán là một rào cản lớn đối với các HTX vì người dân không quen thanh toán chậm và trả tiền qua tài khoản. Theo một doanh nghiệp làm trong lĩnh vực chế biến trái cây, để cạnh tranh được với hàng ngoại, các nhà vườn, HTX cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề hình thức, phân loại. Riêng việc đóng gói thành từng thùng, hộp, có tên tuổi, thương hiệu trái cây của từng loại, từng vùng cần phải làm ngay.
B.HOÀN - T.MẠNH - L.SƠN
Nguồn : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328932&ChannelID=11