Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota đang đứng trước nguy cơ mất thị trường tiềm năng khi cạnh tranh giá cả ngày càng lớn.
Mặc dù nhu cầu mua hàng vẫn tăng mạnh ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng các biện pháp giảm giá mạnh mẽ của BYD đã ảnh hưởng xấu đến doanh số của Toyota tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Sau khi thu hồi dòng xe Prius vào đầu năm, doanh số của Toyota tại Bắc Mỹ giảm 1,6%, nhưng về tổng thể doanh thu vẫn tăng 14,6% trong nửa đầu năm 2024.
Doanh số ở Châu Âu và Mỹ Latin tăng lần lượt 2.7% và 6.5% vào tháng 6, song, hãng xe Nhật Bản vẫn gặp khó khăn lớn tại Châu Á, với doanh số giảm 7,2% cùng tổng số xe bán ra là 269.317 chiếc.
Đặc biệt, doanh số giảm 13% tại Trung Quốc và 11% tại Thái Lan, hai thị trường đầy tiềm năng của Toyota. Lý giải cho sự sụt giảm này, Toyota sau đó đã đổ lỗi cho "môi trường thị trường đầy thách thức" và "cạnh tranh về giá cả ngày càng tăng" tại các khu vực này.
Doanh số của Toyota bị đe dọa do đâu?
Trong nửa đầu năm 2024, doanh số của Toyota giảm mạnh tại Trung Quốc (-10.8%), Indonesia (-10%) và Thái Lan (-15%) do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc giảm giá xe điện của các hãng sản xuất xe điện Trung Quốc, trong đó có BYD.
Điều này buộc các nhà sản xuất nước ngoài như Toyota phải thoái lui khỏi thị trường. Bởi không còn đối thủ ngang tầm, BYD đã lập kỷ lục doanh số mới trong tháng trước với 341.658 xe năng lượng mới (NEVs), 145.179 xe điện được bán ra, tăng hơn lần lượt 35% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng, BYD đã bán hơn 726.000 xe điện trong nửa đầu năm 2024, tăng 18% so với năm ngoái.
Sau khi tuyên bố “cuộc chiến giải phóng” chống lại các xe chạy động cơ đốt trong, BYD đã gây khó dễ cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống với việc đẩy mạnh việc giảm giá.
Mẫu xe điện giá thấp nhất của BYD, Seagull, có giá chỉ từ 9.700 USD tại Trung Quốc và khoảng 20.000 USD ở các thị trường quốc tế. Các mẫu xe khác như Dolphin và Atto 3 cũng đang giúp BYD nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở Thái Lan, Indonesia và Mỹ Latin.
BYD còn mới ra mắt MPV điện đầu tiên tại Indonesia, mẫu M6 với giá khởi điểm dưới 25.000 USD. Tại Nhật Bản, BYD đã gia tăng thị phần với việc nhập khẩu xe điện tăng 17% và chiếm gần 10% tổng số xe nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024.
Tháng trước, BYD ra mắt mẫu xe điện thứ 3, Seal, đối thủ của Tesla Model 3 tại Nhật Bản, với giá khởi điểm từ 33.100 USD. BYD hiện đứng thứ 14 trong danh sách các nhà nhập khẩu ô tô hàng đầu của Nhật Bản.
Một nghiên cứu dự đoán rằng rằng BYD có thể sớm lấy lại ngôi vương doanh số toàn cầu từ Tesla khi hãng tiếp tục mở rộng trong năm 2024. Mặc dù BYD nổi tiếng với các mẫu xe điện giá rẻ, hãng đang tập trung thêm vào các phương tiện ở nhiều phân khúc, bao gồm SUV điện cỡ trung Sea Lion 07 giống Tesla Model Y, xe bán tải Shark PHEV và các mẫu xe điện sang trọng.
Đến cuối năm 2024, BYD dự định sẽ gấp đôi diện tích bán lẻ của mình tại Nhật Bản và xây dựng các nhà máy lớn tại Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và nhiều nơi khác.
Với kế hoạch mở rộng như vậy, liệu BYD có thể tiếp tục gây sức ép lên Toyota hay Toyota sẽ bắt kịp BYD với kế hoạch xây dựng nhà máy pin EV mới tại “Đảo Silicon” của Nhật Bản để cung cấp cho Lexus và xuất khẩu sang quốc tế?
Theo Reuters mới đây, BYD đang tìm cách thâm nhập vào thị trường ô tô Canada, ngay cả khi các quan chức Canada đang cân nhắc áp thuế đối với xe nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong các tài liệu, họ sẽ "tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc BYD dự kiến thâm nhập thị trường Canada để bán xe điện chở khách, thành lập doanh nghiệp mới và áp dụng thuế quan đối với xe điện". Cơ quan này cũng đưa tin rằng đại diện của BYD đã gặp gỡ các đại lý ô tô Canada về việc thành lập đại lý.
Theo Genk
Mặc dù nhu cầu mua hàng vẫn tăng mạnh ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng các biện pháp giảm giá mạnh mẽ của BYD đã ảnh hưởng xấu đến doanh số của Toyota tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Sau khi thu hồi dòng xe Prius vào đầu năm, doanh số của Toyota tại Bắc Mỹ giảm 1,6%, nhưng về tổng thể doanh thu vẫn tăng 14,6% trong nửa đầu năm 2024.
Doanh số ở Châu Âu và Mỹ Latin tăng lần lượt 2.7% và 6.5% vào tháng 6, song, hãng xe Nhật Bản vẫn gặp khó khăn lớn tại Châu Á, với doanh số giảm 7,2% cùng tổng số xe bán ra là 269.317 chiếc.
Đặc biệt, doanh số giảm 13% tại Trung Quốc và 11% tại Thái Lan, hai thị trường đầy tiềm năng của Toyota. Lý giải cho sự sụt giảm này, Toyota sau đó đã đổ lỗi cho "môi trường thị trường đầy thách thức" và "cạnh tranh về giá cả ngày càng tăng" tại các khu vực này.
Doanh số của Toyota bị đe dọa do đâu?
Trong nửa đầu năm 2024, doanh số của Toyota giảm mạnh tại Trung Quốc (-10.8%), Indonesia (-10%) và Thái Lan (-15%) do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc giảm giá xe điện của các hãng sản xuất xe điện Trung Quốc, trong đó có BYD.
Điều này buộc các nhà sản xuất nước ngoài như Toyota phải thoái lui khỏi thị trường. Bởi không còn đối thủ ngang tầm, BYD đã lập kỷ lục doanh số mới trong tháng trước với 341.658 xe năng lượng mới (NEVs), 145.179 xe điện được bán ra, tăng hơn lần lượt 35% và 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng, BYD đã bán hơn 726.000 xe điện trong nửa đầu năm 2024, tăng 18% so với năm ngoái.
Sau khi tuyên bố “cuộc chiến giải phóng” chống lại các xe chạy động cơ đốt trong, BYD đã gây khó dễ cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống với việc đẩy mạnh việc giảm giá.
Mẫu xe điện giá thấp nhất của BYD, Seagull, có giá chỉ từ 9.700 USD tại Trung Quốc và khoảng 20.000 USD ở các thị trường quốc tế. Các mẫu xe khác như Dolphin và Atto 3 cũng đang giúp BYD nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở Thái Lan, Indonesia và Mỹ Latin.
BYD còn mới ra mắt MPV điện đầu tiên tại Indonesia, mẫu M6 với giá khởi điểm dưới 25.000 USD. Tại Nhật Bản, BYD đã gia tăng thị phần với việc nhập khẩu xe điện tăng 17% và chiếm gần 10% tổng số xe nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024.
Tháng trước, BYD ra mắt mẫu xe điện thứ 3, Seal, đối thủ của Tesla Model 3 tại Nhật Bản, với giá khởi điểm từ 33.100 USD. BYD hiện đứng thứ 14 trong danh sách các nhà nhập khẩu ô tô hàng đầu của Nhật Bản.
Một nghiên cứu dự đoán rằng rằng BYD có thể sớm lấy lại ngôi vương doanh số toàn cầu từ Tesla khi hãng tiếp tục mở rộng trong năm 2024. Mặc dù BYD nổi tiếng với các mẫu xe điện giá rẻ, hãng đang tập trung thêm vào các phương tiện ở nhiều phân khúc, bao gồm SUV điện cỡ trung Sea Lion 07 giống Tesla Model Y, xe bán tải Shark PHEV và các mẫu xe điện sang trọng.
Đến cuối năm 2024, BYD dự định sẽ gấp đôi diện tích bán lẻ của mình tại Nhật Bản và xây dựng các nhà máy lớn tại Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và nhiều nơi khác.
Với kế hoạch mở rộng như vậy, liệu BYD có thể tiếp tục gây sức ép lên Toyota hay Toyota sẽ bắt kịp BYD với kế hoạch xây dựng nhà máy pin EV mới tại “Đảo Silicon” của Nhật Bản để cung cấp cho Lexus và xuất khẩu sang quốc tế?
Theo Reuters mới đây, BYD đang tìm cách thâm nhập vào thị trường ô tô Canada, ngay cả khi các quan chức Canada đang cân nhắc áp thuế đối với xe nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong các tài liệu, họ sẽ "tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc BYD dự kiến thâm nhập thị trường Canada để bán xe điện chở khách, thành lập doanh nghiệp mới và áp dụng thuế quan đối với xe điện". Cơ quan này cũng đưa tin rằng đại diện của BYD đã gặp gỡ các đại lý ô tô Canada về việc thành lập đại lý.
Theo Genk