Nhận ra rủi ro trong thời đại các tập đoàn và chính phủ ngày càng trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng, Toshiba và Đại học Waseda Nhật Bản đã hợp tác phát triển một công cụ phát hiện chip gián điệp gọi là HTfinder.
Gần đây, Toshiba Information Systems, công ty con của Toshiba đã giới thiệu dịch vụ phát hiện và phân tích các phần cứng. Với sự trợ giúp của HTfinder, giờ đây các chuyên gia có thể xác định xem các mạch bán dẫn có chứa chip gián điệp hay không dựa trên cấu trúc của chúng. HTfinder có thể trả kết quả về trong khoảng 2 tuần, chi phí dự kiến 2 triệu yên (19.444 USD) cho mỗi phần cứng, mức phí sẽ khác nhau tùy vào loại.
Ở thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các thiết kế mạch bán dẫn ngày càng trở nên phức tạp. Các quy trình thiết kế cũng cần sự phối hợp của nhiều bên khác nhau, từ đó tạo cơ hội cho các chip gián điệp được cài vào. Các chip gián điệp có thể được giấu trong chất bán dẫn và bảng mạch bằng cách giả thiết kế của một bộ phận thuộc bảng mạch. Sau đó nhận tín hiệu từ bên thứ ba nhằm kiểm soát hoặc gây sự cố tại bất kỳ thời điểm nào.
Hơn nữa, các cuộc tấn công mạng thường dựa trên các phần mềm độc hại để tiến hành, chính vì vậy mà ngành an ninh mạng trong luôn cảnh báo về chip gián điệp, vì chúng dễ dàng sản xuất hàng loạt và rất khó truy tìm.
Gần đây, Toshiba Information Systems, công ty con của Toshiba đã giới thiệu dịch vụ phát hiện và phân tích các phần cứng. Với sự trợ giúp của HTfinder, giờ đây các chuyên gia có thể xác định xem các mạch bán dẫn có chứa chip gián điệp hay không dựa trên cấu trúc của chúng. HTfinder có thể trả kết quả về trong khoảng 2 tuần, chi phí dự kiến 2 triệu yên (19.444 USD) cho mỗi phần cứng, mức phí sẽ khác nhau tùy vào loại.
Ở thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các thiết kế mạch bán dẫn ngày càng trở nên phức tạp. Các quy trình thiết kế cũng cần sự phối hợp của nhiều bên khác nhau, từ đó tạo cơ hội cho các chip gián điệp được cài vào. Các chip gián điệp có thể được giấu trong chất bán dẫn và bảng mạch bằng cách giả thiết kế của một bộ phận thuộc bảng mạch. Sau đó nhận tín hiệu từ bên thứ ba nhằm kiểm soát hoặc gây sự cố tại bất kỳ thời điểm nào.
Hơn nữa, các cuộc tấn công mạng thường dựa trên các phần mềm độc hại để tiến hành, chính vì vậy mà ngành an ninh mạng trong luôn cảnh báo về chip gián điệp, vì chúng dễ dàng sản xuất hàng loạt và rất khó truy tìm.
Theo Vn review