Với nỗ lực mang sản phẩm của mình đến nhiều người dùng hơn, một số thương hiệu điện thoại đã thiết kế những chiếc điện thoại có kiểu dáng và tính năng kỳ lạ.
Nokia N-Gage (2004)
1. Nokia N-Gage (2004)
N-Gage là thiết bị di động tích hợp máy chơi game. Theo CNET, thông số kỹ thuật của N-Gage ở mức khá, với Bluetooth, khả năng truy cập internet, bộ nhớ mở rộng, máy nghe nhạc MP3 và màn hình có màu. N-Gage được kỳ vọng sẽ trở thành một sản phẩm thành công, tuy nhiên, với giá bán 300 USD (khoảng 7 triệu đồng) nhưng các trò chơi vẫn phải được mua riêng, cùng sự cạnh tranh từ Sony và Nintendo, Nokia đã nhanh chóng thất thế.
2. Nokia 7280 (2004)
Công ty Nokia tại Phần Lan đã thiết kế dòng 7280 tương tự như một chiếc hộp đựng son môi, với màn hình có màu, khả năng kết nối Bluetooth, camera và kết nối Internet (Theo Mobile Tech Review).
Chiếc điện thoại này cũng sở hữu tính năng khẩu lệnh do nó không được trang bị bàn phím. Mặc dù thiết bị nhỏ gọn này rất thời trang, nhưng nó không tồn tại được lâu vì mọi người có xu hướng ưa chuộng những dòng điện thoại hoạt động tốt hơn là những chiếc chỉ có vẻ ngoài đẹp.
3. Nokia N90 (2005)
Nokia N90 trông có vẻ kỳ lạ theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng vào thời điểm nó ra đời, đây là một chiếc điện thoại vô cùng sáng tạo với các chức năng chụp ảnh và quay video vượt trội so với các dòng điện thoại cùng thời. Nokia đã ký hợp đồng với nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng, Carl Zeiss, để phát triển hệ thống quang học cho nhiều sản phẩm điện thoại của mình, bao gồm cả N90.
Theo Tech Radar, với ống kính quang học 41MP và bộ nhớ thẻ SD, N90 có khả năng quay video tức thời với độ sắc nét tốt so với các thiết bị hiện có khác vào thời điểm đó. Ngoài ra, không giống với những mẫu điện thoại nắp gập khác, Nokia N90 sở hữu thiết kế bàn phím vô cùng độc đáo, có thể xoay được.
4. Motorola V70 (2003)
Motorola V70 nổi bật với màn hình tròn khá lớn ở phần trên của điện thoại cùng nắp hình thuôn dài. Khác với các dòng điện thoại nắp gập cùng thời, thay vì lật nắp để mở thiết bị, chiếc V70 sẽ cần xoay nắp 180 độ xung quanh màn hình. Ngoài ra, loa được đặt phía trên đỉnh và chiếc điện thoại này không có bàn phím.
Theo CNET, Motorola V70 được bán với giá tương đối cao, 400 USD (khoảng 9,4 triệu đồng), tuy nhiên, ngoài vẻ ngoài lạ mắt, các tính năng của nó không có gì thực sự nổi bật.
5. Nokia 7600 (2003)
Theo The Vooner, 7600 là một thử thách lớn đối với Nokia khi đó, do đây là thiết bị đầu tiên sẽ cung cấp kết nối 3G. Để tận dụng tối đa khả năng kết nối không dây cho 7600, Nokia đã thiết kế một màn hình có màu và tương đối lớn được đặt chính giữa, cùng bàn phím được bố trí như thông thường, với các phím 1-5 ở bên trái và 6-0 ở bên phải.
Ngoài ra, một D-pad được trang bị ở phía dưới cùng một vài nút mềm bổ sung cho phép điều hướng menu. Nokia 7600 dường như được tạo ra để trở thành một thiết bị truyền phát đa phương tiện, tuy nhiên nó xuất hiện quá sớm với màn hình lớn bằng một nửa mức cần thiết. Vì vậy, chiếc điện thoại này đã nhanh chóng bị lép vế so với những sản phẩm có thiết kế rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng hơn của Steve Jobs sau này.
6. Siemens Xelibri 6 (2003)
Siemens Xelibri 6 được thiết kế dạng hình tròn, được mở ra như một chiếc gương trang điểm. Thậm chí, chiếc điện thoại này thực sự được trang bị một chiếc gương được đặt ở giữa và các phím phân bố theo các hàng ở hai bên.
Theo GSM Arena, thông số kỹ thuật của chiếc Xelibri 6 này không có gì nổi bật. Dường như Siemens đã hướng tới thiết kế chiếc điện thoại này giống như một món trang sức thời trang cao cấp, tuy nhiên, hiệu quả tiếp thị của nó đến với các khách hàng mục tiêu không thực sự thành công. Vì vậy, dòng điện thoại này đã chấm dứt vĩnh viễn bước đột phá của Siemens vào thị trường di động ( Theo YouTuber MrMobile).
7. Nokia 6810 (2002)
Được phát hành vào khoảng năm 2004, thoạt nhìn Nokia 6810 giống như hầu hết các điện thoại khác vào thời điểm đó. Nó sở hữu màn hình đơn sắc và bàn phím điển hình với các nút mềm để điều hướng menu.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm ở phần bàn phím qwerty đầy đủ được ẩn bên dưới, cho phép người dùng sử dụng bố cục bàn phím quen thuộc để viết tin nhắn nhanh chóng mà không gặp rắc rối khi sử dụng văn bản T9. Mobile-Review cho biết, vào thời điểm đó, giá của một chiếc Nokia 6810 khá cao, lên đến gần 500 USD (khoảng 11,8 triệu đồng).
8. Toshiba G450 (2008)
Toshiba G450 sở hữu thiết kế khá lạ mắt, với kiểu dáng thuôn dài cùng màn hình và hai bàn phím hình tròn. Các phím số 1-6 được đặt ở vòng tròn phía trên và các phím còn lại được đặt ở vòng tròn phía dưới. Thiết kế này có thể gây bất tiện cho người dùng.
Ngoài ra, theo CNET, màn hình của G450 cũng rất nhỏ và chiếc điện thoại này không hỗ trợ Bluetooth.
9. Bang & Olufsen Serenata (2007)
Nhà sản xuất các thiết bị âm thanh cao cấp, Bang & Olufsen tại Đan Mạch, đã hợp tác với Samsung để phát hành một chiếc điện thoại di động hỗ trợ âm thanh chất lượng cao, Serentata.
Chiếc điện thoại này không có bàn phím và tất cả các chức năng được xử lý bằng một bánh xe điều khiển cùng một vài nút cảm ứng. Vào năm 2007, Stuff đã đánh giá rằng, với vỏ ngoài bằng cao su và kim loại, Serenata không thực sự cho trải nghiệm của một sản phẩm cao cấp.
Tuy nhiên, loa của chiếc điện thoại này cho âm thanh khá tốt và đạt độ trong ấn tượng. Giá khởi điểm của một chiếc Bang & Olufsen Serenata rơi vào 1.000 GBP (khoảng 28,6 triệu đồng), một mức giá khá cao trong thời điểm đó.
10. C91 Golden Buddha (2009)
C91 Golden Buddha là một trong số rất ít mẫu điện thoại được sản xuất để phục vụ các mục đích tôn giáo. Theo Softpedia News, C91 Golden Buddha sở hữu màn hình 2.0 inch, máy nghe nhạc MP3, camera 1.3 MP và kết nối Bluetooth.
Đặc điểm nổi bật nhất của chiếc điện thoại này là thiết kế dạng hình tròn, mạ vàng và biểu tượng chữ vạn của phương Đông ở giữa mặt số. Ngoài ra, C91 Golden Buddha còn có một bông hoa sen trên vỏ và một bức tượng Phật bằng vàng trên màn hình nền hiển thị. Vào thời điểm ra mắt, chiếc điện thoại này được bán với giá chỉ 123 USD (khoảng 2,9 triệu đồng) (Theo Tech Gadgets India).
11. Nokia 7710 (2004)
Cũng trong năm 2004, Nokia đã cho ra mắt dòng 7710 - một dòng điện thoại thông minh đời đầu. Đây là một trong những mẫu điện thoại sớm nhất loại bỏ bàn phím vật lý để chuyển sang bàn phím hiển thị trên màn hình. Nó cũng được tích hợp nhiều phần mềm đa phương tiện mới nhất và phần cứng được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng này. Tuy nhiên, màn hình cảm ứng của Nokia 7710 chỉ hoạt động với bút cảm ứng, gây bất tiện cho quá trình sử dụng.
Theo Trusted Reviews, một số tính năng khác của điện thoại bao gồm kết nối Bluetooth, máy ảnh, đài FM, máy nghe nhạc MP3. 7710 không hỗ trợ kết nối WiFi và video được phát qua RealPlayer. Mặc dù chiếc điện thoại này là một trong những cách tiếp cận sáng tạo của Nokia để mở rộng khả năng của điện thoại di động, nhưng cuối cùng nó đã thất bại và không tồn tại được lâu.
12. Telsom TWC-1150 (2004)
Vào năm 2004, Engadget đã đưa tin về một thiết bị gây tò mò, tích hợp điện thoại CDMA cùng bàn phím số nhỏ, màn hình LCD có màu và loa ngoài ở định dạng đồng hồ đeo tay thú vị. Telsom TWC-1150 có hỗ trợ máy ảnh tiêu chuẩn và đi kèm với một tai nghe không dây hồng ngoại.
Nokia N-Gage (2004)
N-Gage là thiết bị di động tích hợp máy chơi game. Theo CNET, thông số kỹ thuật của N-Gage ở mức khá, với Bluetooth, khả năng truy cập internet, bộ nhớ mở rộng, máy nghe nhạc MP3 và màn hình có màu. N-Gage được kỳ vọng sẽ trở thành một sản phẩm thành công, tuy nhiên, với giá bán 300 USD (khoảng 7 triệu đồng) nhưng các trò chơi vẫn phải được mua riêng, cùng sự cạnh tranh từ Sony và Nintendo, Nokia đã nhanh chóng thất thế.
2. Nokia 7280 (2004)
Công ty Nokia tại Phần Lan đã thiết kế dòng 7280 tương tự như một chiếc hộp đựng son môi, với màn hình có màu, khả năng kết nối Bluetooth, camera và kết nối Internet (Theo Mobile Tech Review).
Chiếc điện thoại này cũng sở hữu tính năng khẩu lệnh do nó không được trang bị bàn phím. Mặc dù thiết bị nhỏ gọn này rất thời trang, nhưng nó không tồn tại được lâu vì mọi người có xu hướng ưa chuộng những dòng điện thoại hoạt động tốt hơn là những chiếc chỉ có vẻ ngoài đẹp.
3. Nokia N90 (2005)
Nokia N90 trông có vẻ kỳ lạ theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng vào thời điểm nó ra đời, đây là một chiếc điện thoại vô cùng sáng tạo với các chức năng chụp ảnh và quay video vượt trội so với các dòng điện thoại cùng thời. Nokia đã ký hợp đồng với nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng, Carl Zeiss, để phát triển hệ thống quang học cho nhiều sản phẩm điện thoại của mình, bao gồm cả N90.
Theo Tech Radar, với ống kính quang học 41MP và bộ nhớ thẻ SD, N90 có khả năng quay video tức thời với độ sắc nét tốt so với các thiết bị hiện có khác vào thời điểm đó. Ngoài ra, không giống với những mẫu điện thoại nắp gập khác, Nokia N90 sở hữu thiết kế bàn phím vô cùng độc đáo, có thể xoay được.
4. Motorola V70 (2003)
Motorola V70 nổi bật với màn hình tròn khá lớn ở phần trên của điện thoại cùng nắp hình thuôn dài. Khác với các dòng điện thoại nắp gập cùng thời, thay vì lật nắp để mở thiết bị, chiếc V70 sẽ cần xoay nắp 180 độ xung quanh màn hình. Ngoài ra, loa được đặt phía trên đỉnh và chiếc điện thoại này không có bàn phím.
Theo CNET, Motorola V70 được bán với giá tương đối cao, 400 USD (khoảng 9,4 triệu đồng), tuy nhiên, ngoài vẻ ngoài lạ mắt, các tính năng của nó không có gì thực sự nổi bật.
5. Nokia 7600 (2003)
Theo The Vooner, 7600 là một thử thách lớn đối với Nokia khi đó, do đây là thiết bị đầu tiên sẽ cung cấp kết nối 3G. Để tận dụng tối đa khả năng kết nối không dây cho 7600, Nokia đã thiết kế một màn hình có màu và tương đối lớn được đặt chính giữa, cùng bàn phím được bố trí như thông thường, với các phím 1-5 ở bên trái và 6-0 ở bên phải.
Ngoài ra, một D-pad được trang bị ở phía dưới cùng một vài nút mềm bổ sung cho phép điều hướng menu. Nokia 7600 dường như được tạo ra để trở thành một thiết bị truyền phát đa phương tiện, tuy nhiên nó xuất hiện quá sớm với màn hình lớn bằng một nửa mức cần thiết. Vì vậy, chiếc điện thoại này đã nhanh chóng bị lép vế so với những sản phẩm có thiết kế rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng hơn của Steve Jobs sau này.
6. Siemens Xelibri 6 (2003)
Siemens Xelibri 6 được thiết kế dạng hình tròn, được mở ra như một chiếc gương trang điểm. Thậm chí, chiếc điện thoại này thực sự được trang bị một chiếc gương được đặt ở giữa và các phím phân bố theo các hàng ở hai bên.
Theo GSM Arena, thông số kỹ thuật của chiếc Xelibri 6 này không có gì nổi bật. Dường như Siemens đã hướng tới thiết kế chiếc điện thoại này giống như một món trang sức thời trang cao cấp, tuy nhiên, hiệu quả tiếp thị của nó đến với các khách hàng mục tiêu không thực sự thành công. Vì vậy, dòng điện thoại này đã chấm dứt vĩnh viễn bước đột phá của Siemens vào thị trường di động ( Theo YouTuber MrMobile).
7. Nokia 6810 (2002)
Được phát hành vào khoảng năm 2004, thoạt nhìn Nokia 6810 giống như hầu hết các điện thoại khác vào thời điểm đó. Nó sở hữu màn hình đơn sắc và bàn phím điển hình với các nút mềm để điều hướng menu.
Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm ở phần bàn phím qwerty đầy đủ được ẩn bên dưới, cho phép người dùng sử dụng bố cục bàn phím quen thuộc để viết tin nhắn nhanh chóng mà không gặp rắc rối khi sử dụng văn bản T9. Mobile-Review cho biết, vào thời điểm đó, giá của một chiếc Nokia 6810 khá cao, lên đến gần 500 USD (khoảng 11,8 triệu đồng).
8. Toshiba G450 (2008)
Toshiba G450 sở hữu thiết kế khá lạ mắt, với kiểu dáng thuôn dài cùng màn hình và hai bàn phím hình tròn. Các phím số 1-6 được đặt ở vòng tròn phía trên và các phím còn lại được đặt ở vòng tròn phía dưới. Thiết kế này có thể gây bất tiện cho người dùng.
Ngoài ra, theo CNET, màn hình của G450 cũng rất nhỏ và chiếc điện thoại này không hỗ trợ Bluetooth.
9. Bang & Olufsen Serenata (2007)
Nhà sản xuất các thiết bị âm thanh cao cấp, Bang & Olufsen tại Đan Mạch, đã hợp tác với Samsung để phát hành một chiếc điện thoại di động hỗ trợ âm thanh chất lượng cao, Serentata.
Chiếc điện thoại này không có bàn phím và tất cả các chức năng được xử lý bằng một bánh xe điều khiển cùng một vài nút cảm ứng. Vào năm 2007, Stuff đã đánh giá rằng, với vỏ ngoài bằng cao su và kim loại, Serenata không thực sự cho trải nghiệm của một sản phẩm cao cấp.
Tuy nhiên, loa của chiếc điện thoại này cho âm thanh khá tốt và đạt độ trong ấn tượng. Giá khởi điểm của một chiếc Bang & Olufsen Serenata rơi vào 1.000 GBP (khoảng 28,6 triệu đồng), một mức giá khá cao trong thời điểm đó.
10. C91 Golden Buddha (2009)
C91 Golden Buddha là một trong số rất ít mẫu điện thoại được sản xuất để phục vụ các mục đích tôn giáo. Theo Softpedia News, C91 Golden Buddha sở hữu màn hình 2.0 inch, máy nghe nhạc MP3, camera 1.3 MP và kết nối Bluetooth.
Đặc điểm nổi bật nhất của chiếc điện thoại này là thiết kế dạng hình tròn, mạ vàng và biểu tượng chữ vạn của phương Đông ở giữa mặt số. Ngoài ra, C91 Golden Buddha còn có một bông hoa sen trên vỏ và một bức tượng Phật bằng vàng trên màn hình nền hiển thị. Vào thời điểm ra mắt, chiếc điện thoại này được bán với giá chỉ 123 USD (khoảng 2,9 triệu đồng) (Theo Tech Gadgets India).
11. Nokia 7710 (2004)
Cũng trong năm 2004, Nokia đã cho ra mắt dòng 7710 - một dòng điện thoại thông minh đời đầu. Đây là một trong những mẫu điện thoại sớm nhất loại bỏ bàn phím vật lý để chuyển sang bàn phím hiển thị trên màn hình. Nó cũng được tích hợp nhiều phần mềm đa phương tiện mới nhất và phần cứng được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng này. Tuy nhiên, màn hình cảm ứng của Nokia 7710 chỉ hoạt động với bút cảm ứng, gây bất tiện cho quá trình sử dụng.
Theo Trusted Reviews, một số tính năng khác của điện thoại bao gồm kết nối Bluetooth, máy ảnh, đài FM, máy nghe nhạc MP3. 7710 không hỗ trợ kết nối WiFi và video được phát qua RealPlayer. Mặc dù chiếc điện thoại này là một trong những cách tiếp cận sáng tạo của Nokia để mở rộng khả năng của điện thoại di động, nhưng cuối cùng nó đã thất bại và không tồn tại được lâu.
12. Telsom TWC-1150 (2004)
Vào năm 2004, Engadget đã đưa tin về một thiết bị gây tò mò, tích hợp điện thoại CDMA cùng bàn phím số nhỏ, màn hình LCD có màu và loa ngoài ở định dạng đồng hồ đeo tay thú vị. Telsom TWC-1150 có hỗ trợ máy ảnh tiêu chuẩn và đi kèm với một tai nghe không dây hồng ngoại.
Theo Genk