Thượng viện Mỹ vừa bỏ phiếu phản đối kế hoạch chế tạo thêm 7 chiếc chiến đấu cơ F-22, được coi là máy bay chiến đấu toàn diện thuộc hàng tốt nhất thế giới. Dưới đây là bộ sưu tập những máy bay quân sự tốn kém của Mỹ.
FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.
V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.
F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.
E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.
VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.
P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.
C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.
B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.
FF/A-18 Hornet: 94 triệu USD: Bắt đầu hoạt động từ thập niên 80, chiếc máy bay hai động cơ này là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Mỹ. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu dưới mặt đất và trên không. Máy bay này thuộc phi đội Blue Angels của Hải quân Mỹ. Nó còn góp mặt trong quân đội của Canada, Australia, Phần Lan, Kuwait, Malaysia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
EA-18G Growler: 102 triệu USD: Chiếc Growler là phiên bản tác chiến điện tử của máy bay F/A-18 Hornet. Những phi cơ này không chỉ có khả năng tìm kiếm, phá sóng radar phòng không mà còn gây nhiễu thông tin của đối phương.
V-22 Osprey: 118 triệu ISD: Phi cơ V-22 vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan vào cuối năm.
F-35 Lightning II: 122 triệu USD: Năm 2001, Lockhead Martin nhận hợp đồng phát triển một loại phi cơ chiến đấu siêu thanh. Đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được đưa ra để thay thế một loạt máy bay già nua và được phát triển trong chương trình Joint Strike Fighter (JSF) giữa Mỹ và đồng minh. Nó bị chỉ trích là quá nặng và không đủ mạnh, khiến nó trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng.
E-2D Advanced Hawkeye: 232 triệu USD: Việc phát triển chiếc Advanced Hawkeye này là một bước tiến đáng kể về trinh sát và ngụy trang. Hệ thống radar của nó có thể tăng phạm vi kiểm soát của phi cơ lên tới 300%. "Nó thậm chí có thể quan sát cây hồ trăn ở Iran nảy mầm", một nhà phân tích tại viện Lexington phát biểu hồi tháng 7. Dù tiến trình phát triển loại máy bay này diễn ra đúng tiến độ và hai phiên bản bay thử đã được đưa tới Hải quân Mỹ, việc cắt giảm ngân quỹ có thể khiến máy bay này chưa thể đưa vào sử dụng ít nhất 1 năm lâu hơn kế hoạch.
VH-71 Kestrel: 241 triệu USD: Việc phát triển những chiếc VH-71 được thực hiện nhằm thay thế phi đội trực thăng già nua của tổng thống. Quân đội Mỹ đã tiêu tốn hơn 50% ngân sách dành cho chương trình trước khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ vào Nhà Trắng, Obama thông báo kế hoạch hủy dự án này. Tuy nhiên, vào ngày 22/7, Ủy ban Biểu Quyết Ngân sách Hạ viện đồng loạt thông báo việc nối lại việc cấp ngân sách để phát triển phi cơ VH-71.
P-8A Poseidon: 290 triệu USD: Phiên bản quân sự của máy bay Boeing 737 sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng để tiêu diệt các phương tiện chống ngầm của đối phương và thu thập tin tình báo. Nó có thể chở ngư lôi, tên lửa và nhiều loại vũ khí khác. Máy bay này dự kiến sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2013.
C17A Globemaster III: 328 triệu USD: Máy bay chuyên chở của Không lực Mỹ dùng để đưa binh lính tới vùng chiến sự, thực hiện các viện trợ và sứ mệnh thả dù. Có 190 máy bay C17A đang hoạt động. Chiếc phi cơ được vận hành bởi 4 động cơ phản lực và có thể thả 102 lính nhảy dù cùng một lúc. Bắt đầu hoạt động từ năm 1993, máy bay này đã đưa binh sĩ và hàng cứu trợ nhân đạo tới Afghanistan và Iraq.
F-22 Raptor: 350 triệu USD: Được thiết kế để đối trọng với một loại máy bay của Liên Xô, F-22 được nhà sản xuất Lockhead Martin tán tụng là phi cơ chiến đấu toàn diện tốt nhất thế giới, không kể là đắt nhất. Nó có thể bắn hạ tên lửa hành trình của đối phương, bay những chặng dài với tốc độ siêu thanh và tránh tất cả các loại radar dò tìm. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu không tán thành việc chế tạo thêm 7 máy bay tương tự.
B-2 Spirit: 2,4 tỷ USD: Phi cơ ném bom B-2 đắt tới mức Quốc hội Mỹ đã giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21. Phi cơ có thể tránh tất cả các loại thiết bị dò tìm tín hiệu, nhờ đó, nó có thể tấn công đối phương mà không lo ngại đến việc bị trả đũa. Bắt đầu sử dụng năm 1993, B-2 từng được triển khai tới cả Iraq và Afghanistan.