TOP 10 công nghệ hi-end audio đột phá năm 2021 – 2022

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trong những năm gần đây, thế giới hi-end audio liên tục có những bước chuyển biến ấn tượng về công nghệ, mang đến cho audiophiles những thiết bị âm thanh vượt trội về hiệu suất, công năng và chất lượng tái tạo. Ngoài ra, những công nghệ mới còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mang lại giá trị trình diễn vượt trội so với khung giá thông thường.

Driver không dùng nhện - Bowers & Wilkins BIOMIMETIC SUSPENSION

low_801_d4_render_exploded_midrange_gqxp_gjjk.jpeg


800 D4 series không chỉ là dòng loa quan trọng bậc nhất của hãng Bowers & Wilkins mà đây còn là đại diện cho một trong những công nghệ hi-end audio ấn tượng nhất năm 2021. Đây chính là dòng loa đầu tiên trên thế giới có thiết kế driver mid không dùng nhện loa mà thay vào đó là một công nghệ treo Biomimetic Suspension độc đáo.
buw_800_serie_d4_1920x1920_zzwg.jpg

Chi tiết thay thế cho nhện loa này được ứng dụng công nghệ phỏng sinh học (Biomimetic). Nó được chế tạo từ việc nghiên cứu các mô hình chất liệu và cấu tạo tự nhiên, sau đó mô phỏng hình thức để vẽ nên một chi tiết cực kỳ bền vững và tối ưu về mặt vật lý.

Trao đổi trực tiếp với đại diện của hãng loa Bowers & Wilkins, công nghệ này giúp tối ưu đến mức cao nhất về độ tuyến tính dải trung, do không còn các phản lực hay phản áp lực từ nhện loa tác động lên mặt sau của màng driver. Nhà sản xuất không tiết lộ tên vật liệu để làm nên chi tiết treo Biomimetic này nhưng họ đảm bảo rằng nó siêu bền, ngay cả với điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam.

Mạch âm lượng có nhiễu ồn siêu thấp - ACCUPHASE AAVA BALANCED

c_3900_2_scaled__large_full_yahs_adrc.jpg


Accuphase là một trong những bậc thầy trong việc xử lý các nhiễu nền, nhiễu ồn trong quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh. Hai model preamp C-3900 và C-2900 đã được hãng ứng dụng mạch volume AAVA (Accuphase Analog Vari-gain Amplifier) – một công nghệ tinh chỉnh khuếch đại biến đổi analog nổi tiếng của Accuphase nhưng giờ đây được nâng cấp lên cao hơn với cấu hình cân bằng “balanced”.

Hiệu quả của sự thay đổi này là rất ấn tượng, nó giúp giảm tối đa các nhiễu crosstalk giữa linh kiện cũng như các nhiễu xâm lấn do điện từ trường. Cụ thể, ở preamp C-2900, việc trang bị mạch Balanced AAVA giúp preamp này giảm độ nhiễu ồn lên đến 20% ở mọi mức âm lượng, từ đó mang lại những màn trình diễn cực kỳ vững, tĩnh, với sân khấu phân lớp rất nét và hơn hết là độ động được đẩy lên ở mức tham chiếu.

Họng kèn JBL HDI phiên bản lớn tạo nên góc mở âm siêu lớn

1178_jbl_4349_front_black_vmst.jpg


JBL Synthesis 4349 được đánh giá có được những sân khấu âm thanh ấn tượng hơn các dòng loa 4000 series hiện tại nhờ thiết kế họng kèn HDI thế hệ mới. Phiên bản họng kèn nâng cấp này có thiết kế lớn hơn và có góc mở âm đặc biệt rộng. Họng kèn HDI - High-Definition Imaging được JBL phát triển nhằm tối ưu cả độ chi tiết và độ mượt trong hướng âm chính trục và ngoài trục.

Nói đơn giản hơn, trong khoảng mở của họng kèn, chúng ta đều có thể nghe tốt gần như ngang nhau. JBL 4349 là đôi loa đầu tiên sử dụng họng kèn HDI thiết kế mới, hơi vuông với góc mở rất lớn khoảng 100 độ ở cả chiều ngang lẫn chiều dọc nếu đo ở dải cao tối đa 10kHz. Với mức 20kHz, góc mở của kèn HDI mới vẫn có độ phủ lớn tương đương 80 độ ngang x 70 độ dọc. Kế hợp với củ nén D2 nổi tiếng, hòng kèn HDI phiên bản lớn mang lại cho đôi loa JBL Synthesis 4349 sự hài hòa vô cùng tinh tế giữa độ chính xác về chi tiết micro và những sân khấu ấm thanh có phân "lớp" rõ và đặc biệt là độ phủ phòng dày đặc.

Preamp McIntosh chạy độc lập hai mạch ĐÈN VÀ BÁN DẪN

c12000c_and_st_angle_left_balanced_background_hi_res_fbnu.jpg


Việc chọn preamp chạy đèn hay bán dẫn là bài toán khó giải nhất của audiophiles vì mỗi công nghệ có những ưu điểm rất đặc trưng, tối ưu với các phối ghép poweramp khác nhau cũng như phù hợp với những dòng nhạc khác nhau. McIntosh C12000 C+ST là thiết kế preamp đầu tiên tích hợp cả hai mạch khuếch đại bán dẫn và đèn độc lập, cho phép người dùng chọn nghe nhạc với mạch đèn hoặc bán dẫn chỉ bằng một thao tác chuyển đơn giản.

Tất cả các mạch đều được điều khiển và xử lý bởi các khuếch đại khác nhau. Đối với mạch đèn, C12000 C+ST sử dụng 6 bóng đèn cho phần tiền khuếch đại, bao gồm 2 bóng 12AT7 cùng 1 bóng 12AX7A cho mỗi kênh. Với mạch bán dẫn, thiết bị sử dụng 1 op-amp cân bằng riêng biệt. Riêng mạch phono tích hợp, McIntosh C12000 C+ST sử dụng 4 bóng đèn 12AX7A, với 2 bóng sử dụng cho mỗi kênh.

Polk Audio tái xuất công nghệ loa SDA phiên bản Pro, giảm biến dạng âm, tạo độ mở ấn tượng

polk_legend_l800_brown_low_key_pair_web_hrxk.jpg


Sau hai thập kỷ, Legend L800 là thiết kế loa đầu tiên của Polk Audio được trang bị lại công nghệ huyền thoại Stereo Dimensional Array (SDA) do Matthew Polk phát minh vào năm 1980. Công nghệ độc đáo này được phát triển lên thế hệ SDA Pro với cải tiến quan trọng sử dụng 2 củ loa mid và tweeter ở mỗi kênh nhưng thay vì hướng thẳng mặt đến người nghe, chúng được bố trí mở về hai hướng ngược nhau.

Về lý thuyết, thiết kế SDA Pro giảm thiểu hiện tượng nhiễu xuyên âm (IAC), đây là sự biến dạng âm thanh tự nhiên thường thấy ở những loa hai kênh do sóng âm đến từ hai loa trái phải giao thoa, gây nhiễu loạn trước khi đến tai người nghe. Thực tế trải nghiệm cho thấy, công nghệ SDA Pro mang lại rất nhiều cải tiến, trong đó rõ ràng nhất là tạo được hiệu ứng âm thanh stereo hoàn toàn tách bạch, các lớp và độ phủ sân khấu được tăng cường, cùng với đó là hiệu ứng mất loa gần như hoàn toàn

Siêu subwoofer của Magico ứng dụng công nghệ driver kép triệt tiêu mọi rung động, mở âm xuống 10Hz!

interior_wall_mockup_with_sofa_cabinet_living_room_with_empty_white_wall_background_3d_rendering_bmak_ypob.jpg


TITAN 15 là subwoofer đầu bảng của Magico, được trang bị bộ driver bass kép cho nội lực và hiệu suất ấn tượng với khả năng mở âm trầm tuyến tính xuống đến 10Hz. Hai driver woofer của loa được bố trí đối xứng nhằm triệt tiêu mọi rung động, tất cả được thiết kế tinh xảo bên trong một lớp vỏ bằng nhôm kín. Cụ thể, bộ driver 15inch mới bên trong TITAN 15 được tối ưu hóa nhằm cung cấp mức hiệu suất tối đa 136dB, đồng thời giảm thiểu độ méo âm ở tần số 20Hz (1% THD).

Các yếu tố cơ học, điện từ và nhiệt của driver cũng được tối ưu để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định nhất. Mỗi driver đều sở hữu hệ thống motor lớn có thể tải công suất 3.200W với từ trường siêu ổn định, voice-coil thiết kế ngắn để ổn định độ tự cảm và giảm thiểu sự biến dạng. Những phối hợp công nghệ này tạo nên một thiết kế loa subwoofer có nền âm siêu tịnh dù hoạt động ở hiệu suất cực cao.

Công nghệ Uniform Dispersion Waveguide II và Rigid Surface Technology II của Monitor Audio

0x0_tsds.jpg


Sự kết hợp giữa hai công nghệ Uniform Dispersion Waveguide và Rigid Surface Technology thế hệ thứ hai được ứng dụng trong series loa Monitor Audio Silver thế hệ thứ 7 được chúng tôi đánh giá là rất thành công, mang lại hiệu quả tái tạo âm thanh trong suốt, cân bằng, nhiễu rất thấp ngay cả khi trình diễn ớ mức âm lượng lớn và hoàn toàn phù hợp nghe nhạc lẫn xem phim.

monitor_audio_hochtoner_mit_waveguide_einzeln_1024x576_fotr.jpg

Công nghệ dẫn sóng Uniform Dispersion Waveguide thế hệ thứ hai kết hợp với driver tweeter dome C-CAM mạ vàng cho phép tái tạo dải âm cao rất chính xác, chi tiết micro đáp ứng những định dạng âm thanh hi-res và hơn hết là mang lại sân khâu hài hòa, rộng và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, sự kết hợp với driver mid, woofer có bề mặt màng dùng công nghệ Rigid Surface Technology II vối những hoa văn tròn được dập cố định đã tọa nên một tổng thể phối hợp âm rất hài hòa.

240715793_10158914248907025_215965375923536389_n_winr.jpg


Cụ thể hơn, các rung cộng hưởng bất lợi trên bề mặt loa mid sẽ được khử đáng kể, mang lại vocal trung thực, rõ nét hơn ngay cả khi trình diễn ở mức volume lớn. Ngoài ra, băng thông của dải trung cũng sẽ được mở cao hơn so với thế hệ trước, góp phần nâng cao độ tuyến tính trong việc phối hợp với tweeter. Rigid Surface Technology thế hệ 2 cũng tăng khả năng kiểm soát méo âm trầm, tăng độ nét và uy lực bass.

Driver đồng trục Cabasse – Chuẩn pha thời gian cả 3 dải

the_pearl_akoya_chinh_hang_anhduyen_audio_4_zjpx.jpg


Công nghệ loa đồng trục 3 đường tiếng là một di sản tạo nên tên tuổi của thương hiệu Cabasse từ năm 1993 đến nay, nổi tiếng với thiết kế siêu loa hình cầu La Sphere. Và giờ đây nó được hãng ứng dụng rất thành công trong những thiết kế loa không dây hi-end như The Pearl, The Pearl Akoya, The Pearl Pelegrina… Vẫn giữ nguyên thiết kế hình khối cầu, nhà sản xuất đã nghiên cứu và thử nghiệm trong một thời gian dài để có thể bố trí đến 3 driver đồng trục kèm với rất nhiều linh kiện thành phần như bộ vi xử lý, các bộ nhận tín hiệu không dây và nhất là 3 module công suất.

Cho đến thời điểm này, chỉ duy nhất các mẫu loa không dây của Cabasse được đánh giá là có độ tuyến tính và chuẩn pha thời gian ở cả 3 dải, tạo nên những sân khấu có trường âm rõ nét ngay cả khi chỉ nghe với một loa duy nhất.

Bộ cơ transport ATLAS 01 của Esoteric – Siêu chống rung, nặng 13,5kg

v2s_zupu.jpg


Sự thành công trong dòng thiết bị nguồn phát high end digital của Esoteric phần lớn nhờ vào công nghệ chế tạo bộ cơ transport VRDS nổi tiếng. Đối với chúng tôi, khả năng hoạt động chính xác của bộ cơ đĩa được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau nhưng đều được hun đúc từ một tôn chỉ duy nhất đó là "đồng bộ".

Thiết kế bộ cơ cao cấp nhất của hãng có tên mã ATLAS 01, sở hữu cấu trúc chi tiết có độ cứng, vững và chống rung vô cùng ấn tượng. Bộ khung này gia công từ thép tấm SS4400, dày 20mm, tạo nên hai cạnh bên và bộ phận cầu treo cơ trượt. Phần khay đĩa chính và đế xoay làm từ Duralumin với bộ trục xoay tiếp xúc chỉ một điểm duy nhất kết hợp vòng bị chặn, tạo nên chuyển động quay đĩa cực mượt, chống rung và gần như không ma sát. Sự đồng nhất của tất cả các bộ phận trong thiết kế transport ATLAS 01 được ví như một bức tường thành vững chắc bất khả xâm phạm. Cụm transport ATLAS 01 có trọng lượng tổng 13,5kg (luôn phần đế) nặng hơn đến 27% so với thế hệ cơ NEO trước đây.

vrds_atlas01_lixw.jpg


Một trong những chìa khóa để đạt được cơ chế hoạt động yên tĩnh nhất của công nghệ transport VRDS chính là kỹ thuật xả rung cơ học. Khi thiết kế bộ cơ đĩa ATLAS 01, Esoteric đã sử dụng cấu trúc khung sườn rộng và hạ thấp tối đa trọng tâm của cả bộ transport. Trọng tâm càng thấp sẽ giúp hạn chế rung động gây ra bởi lực quay, nhất là khi đọc đĩa SACD tốc độ rất cao. Bên cạnh đó, hãng cũng thiết kế lại vị trí của motor, thấp hơn so với các phiên bản trước, góp phần cải thiện độ ổn định. Ngay cả thiết kế kỹ thuật của khay đĩa cũng được tính toán cẩn thận để giảm rung cộng hưởng đến mức thấp nhất.

Dirac Live – Công nghệ tối ưu hiệu quả âm học phòng nghe đáng chú ý nhất hiện nay


dirac_live_video_01_dirq.jpg


Dirac live là phần mềm dùng để cân chỉnh âm học phòng phim cực kì hiệu quả và chính xác cao mang lại chất lượng âm thanh tự nhiên, cảm xúc, ít bị méo và "giả tiếng". Hầu hết audiophiles đều có "ác cảm" với các phần mềm can thiệp tinh chỉnh, tối ưu âm học phòng nghe, vì ngoài hiệu quả hạn chế được những nhiễu ù ầm dải trầm, tối ưu độ tuyến tính... nó có thể đồng thời gây mất đi tính tự nhiên của âm thanh. Nhưng hiện tại điều đó đã thay đổi với Dirac Live.

dirac_live_studio_audio_how_does_dirac_live_for_studio_work_01_rwqr.jpg


Dirac Live là phần mềm dùng để cân chỉnh âm thanh phòng nghe có mặt từ năm 2013. Công nghệ này không đơn thuần chỉ tinh chỉnh EQ của đầu ra bộ xử lý hay receiver mà còn áp dụng các bộ lọc can thiệp để có thể giảm thiểu độ méo âm. Dirac Live sử dụng các bộ lọc kết hợp pha để đạt được khả năng cân chỉnh thời gian hoặc cân chỉnh xung phản hồi tốt nhất. Nguyên lí làm việc của Dirac Live cơ bản là sẽ cho quét toàn bộ dải tần của từ loa trong hệ thống, đặc biệt là subwoofer, vì đây là dải tần rất là quan trọng đối với phần mềm Dirac Live.

Việc kiểm soát tiếng bass trong phòng phim rất phức tạp và điểm đặc biệt của công nghệ Dirac Live là sau khi quét xong, đến phần cân chỉnh của subwoofer có khả năng đạt độ chính xác lên đến 100%, giúp mang lại cảm giác dễ chịu, tự nhiên khi xem phim cũng nghe nhạc. Chính vì ưu điểm này mà hiện Dirac Live đã có rất nhiều đối tác trong đó phải kể đến tập đoàn Harman.

Theo Nghe Nhìn​
 
Bên trên