torune
Film critic
Trước phim, Vikander chỉ hóa thân thành nhân vật Lara thôi. Sau phim, Lara mới xứng đáng sở hữu cả họ Croft. Và, TOMB RAIDER của năm 2018 là một trong những phim 'có tâm' khi chuyển thể game thành phim chiếu rạp.
Cái bóng của phiên bản phim năm 2001 và một 'Lara Croft xôi thịt' của Angelina Jolie ắt hẳn rất khó phai với những người chơi game, xem phim trong những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm trôi qua rồi, quan điểm về cái hay, cái đẹp buộc phải thay đổi. Nói tới thay đổi, game 'Tomb Raider' của năm 2013 đã chuyển sang hướng sinh tồn / phiêu lưu và tựa phim chuyển thể ra rạp tuần này đã thành công khi giữ được cốt lõi đó.
Alicia Vikander 'lép hơn' Angelina Jolie. Điều này không thể bàn cãi. Nhưng, hãy xem phim để thấy được hai phiên bản khác nhau như thế nào. Lara của năm 2001 (những năm xỹ xảo điện ảnh lên ngôi) hội tụ mọi phẩm chất hoàn hảo, không khác mấy các 'siêu anh hùng'. Hiện tại thì tuýp nhân vật mười phân vẹn mười như vậy đã cũ rồi. Cả điện ảnh, lẫn game, đều hướng tới cái thực, thậm chí là những thử thách tàn khốc nhất. Game 'Tomb Raider' và phiên bản phim vừa ra rạp là những ví dụ như thế.
TOMB RAIDER (2018) đúng như mong đợi của mình. Phim kể về một Lara mới lớn, hành trang phiêu lưu của cô chỉ có 2 thứ: sức trẻ và sự liều mạng. Phim pha trộn các yếu tố phiêu lưu, giải đố, sinh tồn, thảm họa, hành động, giật gân... mà không cho cảm giác khập khiễng, đúng tinh thần 'phiêu lưu' luôn: chuyện gì cũng có thể xảy ra, bất ngờ luôn ở phía trước.
Hư cấu nhất là Lara trong phim quá vô tiền khoáng hậu ở khoản sức bền. Cô nhây lỳ trong tinh thần lẫn thể chất.
TOMB RAIDER (2018) có nhiều cảnh quay góc nhìn người thứ nhất và góc nhìn người thứ ba hướng từ sau lưng nhân vật, cho khán giả cảm giác hòa vào game. Hai góc quay này liên tục đổi chỗ cho nhau ở những cảnh rượt đuổi hay cảnh thoát chết trong gang tấc, giúp đẩy hiệu ứng giật gân lên đến cao độ.
Điểm trừ duy nhất - theo cá nhân mình - là đoạn kết hơi 'thực tế'. Nếu tác giả đã dày công xây dựng một truyền thuyết thì cứ để nó thăng hoa lên tới cùng cực. Bằng không, hãy đưa đầu mối khoa học để chứng minh trong quá trình giải đố. Đằng này, lời giải cho 'ác nhân tối thượng' xuất hiện ngay tức thì trong vài giây ngắn ngủi.
Bù lại, TOMB RAIDER (2018) có một nhân vật phản diện khá thú vị - Vogel. Tên này nói ít, làm nhiều, cách giao tiếp nửa điên nửa tỉnh nhưng không hoa mỹ, người này trái ngược với Lara Croft. Hắn không dây dưa, quyết định nhanh chóng, không thích thì anh... bùm một phát, thế thôi.
TOMB RAIDER (2018) có những cảnh phim cuối làm để mở lối cho hậu truyện. Nếu phần phim tới pha thêm chút yếu tố gián điệp nữa thì rất hay.
Trước phim, Vikander chỉ hóa thân thành nhân vật Lara thôi. Sau phim, Lara mới xứng đáng sở hữu cả họ Croft. Và, TOMB RAIDER của năm 2018 là một trong những phim 'có tâm' khi chuyển thể game thành phim chiếu rạp. Phim chỉ định cho khán giả thích thể loại sinh tồn, phiêu lưu... giống như những gì mà game đã thể hiện.
Cái bóng của phiên bản phim năm 2001 và một 'Lara Croft xôi thịt' của Angelina Jolie ắt hẳn rất khó phai với những người chơi game, xem phim trong những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm trôi qua rồi, quan điểm về cái hay, cái đẹp buộc phải thay đổi. Nói tới thay đổi, game 'Tomb Raider' của năm 2013 đã chuyển sang hướng sinh tồn / phiêu lưu và tựa phim chuyển thể ra rạp tuần này đã thành công khi giữ được cốt lõi đó.
Alicia Vikander 'lép hơn' Angelina Jolie. Điều này không thể bàn cãi. Nhưng, hãy xem phim để thấy được hai phiên bản khác nhau như thế nào. Lara của năm 2001 (những năm xỹ xảo điện ảnh lên ngôi) hội tụ mọi phẩm chất hoàn hảo, không khác mấy các 'siêu anh hùng'. Hiện tại thì tuýp nhân vật mười phân vẹn mười như vậy đã cũ rồi. Cả điện ảnh, lẫn game, đều hướng tới cái thực, thậm chí là những thử thách tàn khốc nhất. Game 'Tomb Raider' và phiên bản phim vừa ra rạp là những ví dụ như thế.
TOMB RAIDER (2018) đúng như mong đợi của mình. Phim kể về một Lara mới lớn, hành trang phiêu lưu của cô chỉ có 2 thứ: sức trẻ và sự liều mạng. Phim pha trộn các yếu tố phiêu lưu, giải đố, sinh tồn, thảm họa, hành động, giật gân... mà không cho cảm giác khập khiễng, đúng tinh thần 'phiêu lưu' luôn: chuyện gì cũng có thể xảy ra, bất ngờ luôn ở phía trước.
Hư cấu nhất là Lara trong phim quá vô tiền khoáng hậu ở khoản sức bền. Cô nhây lỳ trong tinh thần lẫn thể chất.
TOMB RAIDER (2018) có nhiều cảnh quay góc nhìn người thứ nhất và góc nhìn người thứ ba hướng từ sau lưng nhân vật, cho khán giả cảm giác hòa vào game. Hai góc quay này liên tục đổi chỗ cho nhau ở những cảnh rượt đuổi hay cảnh thoát chết trong gang tấc, giúp đẩy hiệu ứng giật gân lên đến cao độ.
Điểm trừ duy nhất - theo cá nhân mình - là đoạn kết hơi 'thực tế'. Nếu tác giả đã dày công xây dựng một truyền thuyết thì cứ để nó thăng hoa lên tới cùng cực. Bằng không, hãy đưa đầu mối khoa học để chứng minh trong quá trình giải đố. Đằng này, lời giải cho 'ác nhân tối thượng' xuất hiện ngay tức thì trong vài giây ngắn ngủi.
Bù lại, TOMB RAIDER (2018) có một nhân vật phản diện khá thú vị - Vogel. Tên này nói ít, làm nhiều, cách giao tiếp nửa điên nửa tỉnh nhưng không hoa mỹ, người này trái ngược với Lara Croft. Hắn không dây dưa, quyết định nhanh chóng, không thích thì anh... bùm một phát, thế thôi.
TOMB RAIDER (2018) có những cảnh phim cuối làm để mở lối cho hậu truyện. Nếu phần phim tới pha thêm chút yếu tố gián điệp nữa thì rất hay.
Trước phim, Vikander chỉ hóa thân thành nhân vật Lara thôi. Sau phim, Lara mới xứng đáng sở hữu cả họ Croft. Và, TOMB RAIDER của năm 2018 là một trong những phim 'có tâm' khi chuyển thể game thành phim chiếu rạp. Phim chỉ định cho khán giả thích thể loại sinh tồn, phiêu lưu... giống như những gì mà game đã thể hiện.
torune@hdvietnam