"Tôi đã trải qua 72 giờ không được dùng điện thoại ở một đất nước xa lạ": Đó là điều đáng sợ

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Chuyện xảy ra khi tôi đang trên máy bay. Điện thoại bỗng dưng trục trặc. Và rồi nó... chết hẳn.​


Cây bút Daisy Jones của tạp chí Vogue gặp phải tình cảnh trớ trêu: Hỏng điện thoại khi trên chuyến bay ra nước ngoài. Những trải nghiệm sau đó khiến cô nhận ra những sự thật đáng sợ về thiết bị mà chúng ta gắn bó hàng ngày. Dưới đây là câu chuyện của Daisy Jones.

gettyimages-1468487853-640x640-1737333596680-173733359682510536390.jpg


72 giờ không điện thoại

Chuyện xảy ra khi tôi đang trên máy bay. Điện thoại bỗng dưng trục trặc. Và rồi nó... chết hẳn. Tôi nhấn một cách điên cuồng vào màn hình nhưng chẳng có tác dụng gì. Thôi được, tôi nghĩ, hãy cất điện thoại đi. Cuộc sống vẫn tiếp diễn mà.

Nhưng đó là trước khi tôi nhận ra tình hình thực tế của mình. Không điện thoại, tôi sẽ không có thẻ lên máy bay, không truy cập được email, không có ứng dụng ngân hàng, không có danh bạ, không có bản đồ hoặc ứng dụng gọi xe, thậm chí không biết giờ là mấy giờ. Không có điện thoại, tôi chẳng có gì cả. Và tôi đang bay đến một đất nước khác. Sắp phải dành 72 giờ ở một quốc gia xa lạ mà không có điện thoại.

Tôi đã trải qua 72 giờ không được dùng điện thoại ở một đất nước xa lạ: Đó là điều đáng sợ- Ảnh 2.

12 giờ đầu tiên trôi qua trong tình trạng bối rối. May mắn thay, tôi đi cùng một người họ hàng để có thể liên lạc với đồng nghiệp, người đã vào được email của tôi ở nhà để tìm thẻ lên máy bay.

Vì vậy, tôi biết mình sẽ vẫn về được nhà. Sau đó, tôi vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau nên cơ bản là ổn về mặt tài chính. Nhưng sau cùng, tôi vẫn không có điện thoại, trong 72 giờ tới. Đó sẽ là khoảng thời gian dài nhất mà tôi không có món đồ nhỏ này trong ít nhất một thập kỷ.

Và bất kỳ ai từng bị mất điện thoại sẽ biết, cảm giác đó giống như bỏ thuốc lá, đơn giản là tôi không biết phải làm gì với đôi tay của mình. Tôi thấy mình vô tình ấn vào khoảng không, chỉ để mơ màng cảm nhận điều gì đó.

Số liệu thống kê gần đây cho thấy mọi người kiểm tra điện thoại trung bình 58 lần một ngày và dành khoảng 4 giờ 37 phút để lướt mỗi ngày (tương đương khoảng một ngày mỗi tuần).

Đầu những năm 2010, khi iPhone trở nên phổ biến - mọi người đều ái ngại trong việc sử dụng điện thoại thông minh. Nhưng những năm gần đây, các cuộc trò chuyện xung quanh chứng nghiện công nghệ đã giảm bớt phần nào. Không phải vì nó không còn đáng lo ngại nữa - mà vì đã quá muộn.

Những đứa trẻ mười tuổi hiện đã có iPhone. Chúng là người bạn đồng hành liên tục của chúng ta. Việc cố gắng hạn chế sử dụng điện thoại thông minh chẳng khác gì việc cấm rượu bia. Đơn giản là không thể.


Quay trở lại chuyến bay, sau khi sắp xếp ổn thỏa, tôi cố gắng thư giãn và tận hưởng thế giới mới không có điện thoại. Rõ ràng là rất khó chịu. Mỗi khi ở một mình, tôi thường kiểm tra điện thoại, nhưng giơ đây, tôi chỉ nhìn chằm chằm vào khoảng không vô hồn.

Nếu thấy thứ gì đó mình thích, tôi không thể chụp ảnh, vì vậy tôi phải nhớ nó bằng não. Tôi không biết những gì đang diễn ra trên bản tin, hoặc liệu có ai đang cố liên lạc với mình không, điều đó giống như một cơn ngứa khó chịu. Trước khi đi ngủ, tôi thường lướt qua Instagram, giờ tôi nhắm mắt lại và lướt qua những ký ức của chính mình trong đầu. Tôi không thể nghe podcast, vì vậy tôi chỉ ngồi chơi với những suy nghĩ của mình.

Tôi đã trải qua 72 giờ không được dùng điện thoại ở một đất nước xa lạ: Đó là điều đáng sợ- Ảnh 3.


Bạn đã bị nhốt trong thế giới điện thoại

Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, tôi thực sự bắt đầu quen với nó. Thật kinh ngạc khi cơ thể bạn thích nghi nhanh đến thế nào, và chẳng mấy chốc, tôi đã chấp nhận sự thật rằng mình phải tìm những hình thức giải trí mới, như đọc sách hoặc tham quan bảo tàng hay ngấu nghiến một đĩa dim sum khổng lồ.

Mặc dù đây là giai đoạn khám phá về bản thân và học cách sống chánh niệm hơn nhưng tôi thực sự nhớ điện thoại. Một điều an ủi là ở cấp độ não bộ-cơ thể là tôi có thể hoạt động mà không cần liên tục gắn bó với một thiết bị.

Điều đáng sợ hơn cả là cách bạn tương tác với thế giới. Đây không phải là thế giới được xây dựng cho cuộc sống không có điện thoại. Nếu không có điện thoại, taxi phải được đặt ở các điểm cố định (ít và rất xa nhau).

Bạn phải xem bản đồ để đến một nơi nào đó. Bạn phải dùng tiền mặt. Thật đáng sợ khi thấy cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc nhiều như thế nào vào thực thể kỹ thuật số nhỏ bé này. Chúng có thể khiến chúng ta trở nên vô dụng bất cứ lúc nào, và thật đáng lo khi điều đó xảy ra thường xuyên.

Trên đường về nhà, tôi phải mua vé tàu giấy và nhớ tuyến đường dễ nhất để quay lại. Nó hơi giống như cách tôi từng tưởng tượng về những năm 90.

Tôi đã mua một chiếc iPhone vào sáng hôm sau và ngay lập tức kết nối lại với thế giới. Trong 72 giờ trước đó, tôi không có bất kỳ ý định nào về việc sẽ dành ít thời gian hơn cho điện thoại của mình. Trên thực tế, tôi càng muốn dùng nó nhiều hơn: Cuộn, tìm kiếm mọi thứ trên Google. Hấp thụ thông tin vô nghĩa từ "trực tuyến"! Mọi thứ tôi đã bỏ lỡ trong những ngày qua.

Những gì đọng lại trong tôi là một hương vị kỳ lạ về thế giới rộng lớn hơn. Nhận ra rằng, ngay cả khi muốn dành ít thời gian cho điện thoại, tôi cũng không làm được. Không ai trong chúng ta có thể làm được. Chúng ta bị khóa chặt vào cuộc sống này, mãi mãi, và không có cách dễ dàng nào để thoát khỏi.
 
Bên trên