Theo tờ Financial Times, Sony dự đoán robot sẽ phụ trách sản xuất tivi, smartphone, camera khi công ty chuyển sang tập trung vào dịch vụ.
Sony xếp thứ 5 thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Sony)
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Kimio Maki, Giám đốc bộ phận Điện tử tại Sony, cho hay sản xuất tự động hoàn toàn có thể cắt giảm 70% chi phí tại nhà máy tivi đặt tại Malaysia vào năm tài khóa 2023 so với năm 2018. Tăng tốc tự động hóa nhà máy cũng giảm tỉ lệ khiếm khuyết trên sản phẩm.
Sony còn muốn tăng cường sử dụng robot trong sản xuất smartphone và camera nhưng vẫn bố trí nhân lực tại các dây chuyền này. Trả lời Financial Times, ông chia sẻ chỉ áp dụng tự động hóa sẽ không mang đến lợi ích đầy đủ, mà chìa khóa là sử dụng số hóa để liên kết sản xuất và bán hàng. Theo đó, công ty chuyển trọng tâm sang bán hàng qua mạng và phân tích dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích dữ liệu bán hàng để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn.
Dù Sony tiếp tục bán phần cứng và dịch vụ cho khách hàng cá nhân, một phần quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng của hãng sẽ đến từ sản phẩm có mục đích sử dụng chuyên nghiệp, chẳng hạn màn hình crystal LED cho sản xuất video ảo và công nghệ theo dõi bóng cho ngành công nghiệp giải trí thể thao.
Sony giới thiệu dây chuyền sản xuất không có con người đầu tiên tại một nhà máy Kuala Lumpur và sẽ bổ sung công nghệ cho các dây chuyền khác. Tự động hóa hoàn toàn là mục tiêu khó khăn do quy trình liên quan đến các linh kiện mà robot khó xử lý.
Hãng điện tử Nhật Bản đang cải tạo bộ phận tivi từ khâu thiết kế sản phẩm đến sản xuất để bắt kịp những đối thủ như Samsung Electronics. Theo hãng nghiên cứu Euromonitor International, Sony xếp thứ 5 trên thị trường tivi màn hình phẳng toàn cầu năm 2019 với 5,4%, thua xa người đứng đầu Samsung (18,7%) và LG (15,2%). Dù vậy, công ty có vị trí khá vững tại phân khúc cao cấp.
Ngành điện tử được định hình lại nhờ các nhà thầu sản xuất tại Đài Loan và Trung Quốc. Dù Sony đã khoán một tỉ lệ sản xuất cho những công ty này, họ vẫn tiếp tục tự sản xuất các mẫu cao cấp. Cùng với sáng kiến tự động hóa tại nhà máy Malaysia, Sony sẽ dần thu hẹp quy mô lao động. Hầu hết đều đang ký hợp đồng có thời hạn và sẽ không được gia hạn.
Theo Nikkei, một khi tự động hóa tại nhà máy Kuala Lumpur ổn định, Sony sẽ cân nhắc mở rộng sang các nhà máy khác.
Sony xếp thứ 5 thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Sony)
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Kimio Maki, Giám đốc bộ phận Điện tử tại Sony, cho hay sản xuất tự động hoàn toàn có thể cắt giảm 70% chi phí tại nhà máy tivi đặt tại Malaysia vào năm tài khóa 2023 so với năm 2018. Tăng tốc tự động hóa nhà máy cũng giảm tỉ lệ khiếm khuyết trên sản phẩm.
Sony còn muốn tăng cường sử dụng robot trong sản xuất smartphone và camera nhưng vẫn bố trí nhân lực tại các dây chuyền này. Trả lời Financial Times, ông chia sẻ chỉ áp dụng tự động hóa sẽ không mang đến lợi ích đầy đủ, mà chìa khóa là sử dụng số hóa để liên kết sản xuất và bán hàng. Theo đó, công ty chuyển trọng tâm sang bán hàng qua mạng và phân tích dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích dữ liệu bán hàng để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn.
Dù Sony tiếp tục bán phần cứng và dịch vụ cho khách hàng cá nhân, một phần quan trọng trong mục tiêu tăng trưởng của hãng sẽ đến từ sản phẩm có mục đích sử dụng chuyên nghiệp, chẳng hạn màn hình crystal LED cho sản xuất video ảo và công nghệ theo dõi bóng cho ngành công nghiệp giải trí thể thao.
Sony giới thiệu dây chuyền sản xuất không có con người đầu tiên tại một nhà máy Kuala Lumpur và sẽ bổ sung công nghệ cho các dây chuyền khác. Tự động hóa hoàn toàn là mục tiêu khó khăn do quy trình liên quan đến các linh kiện mà robot khó xử lý.
Hãng điện tử Nhật Bản đang cải tạo bộ phận tivi từ khâu thiết kế sản phẩm đến sản xuất để bắt kịp những đối thủ như Samsung Electronics. Theo hãng nghiên cứu Euromonitor International, Sony xếp thứ 5 trên thị trường tivi màn hình phẳng toàn cầu năm 2019 với 5,4%, thua xa người đứng đầu Samsung (18,7%) và LG (15,2%). Dù vậy, công ty có vị trí khá vững tại phân khúc cao cấp.
Ngành điện tử được định hình lại nhờ các nhà thầu sản xuất tại Đài Loan và Trung Quốc. Dù Sony đã khoán một tỉ lệ sản xuất cho những công ty này, họ vẫn tiếp tục tự sản xuất các mẫu cao cấp. Cùng với sáng kiến tự động hóa tại nhà máy Malaysia, Sony sẽ dần thu hẹp quy mô lao động. Hầu hết đều đang ký hợp đồng có thời hạn và sẽ không được gia hạn.
Theo Nikkei, một khi tự động hóa tại nhà máy Kuala Lumpur ổn định, Sony sẽ cân nhắc mở rộng sang các nhà máy khác.
Theo ICT News