Trận lũ lụt ở Thái Lan vừa qua đã làm ngập hơn 1.000 nhà máy, trong đó có vài nhà máy đĩa cứng lớn nhất thế giới dẫn đến tình trạng biến động đĩa cứng tiếp tục u tối cho đến nay.
Hãng Toshiba đã phải ngưng sản xuất ở hầu hết các nhà máy sản xuất đĩa cứng của họ, trong khi đó hãng sản xuất đĩa cứng hàng đầu thế giới Western Digital (WD) đã ngưng tất cả hoạt động sản xuất ở Thái Lan.
Hiện nay, trận lụt ở Thái Lan đã chấm dứt, và nhiều hãng sản xuất cùng với các hãng cung ứng của họ đã nhanh chóng cố gắng thay thế máy móc bị ngập nước và bắt đầu sản xuất trở lại. Tuy nhiên, sự ngưng trệ trong sản xuất vừa qua đã gây những hậu quả sâu rộng đến nguồn cung đĩa cứng của toàn cầu.
Một số nhà phân tích dự đoán tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng hiện giờ cần phải một năm nữa mới giải quyết được. Nhà phân tích John Rydning của hãng IDC cho biết, tình trạng này sẽ được cải thiện nhưng đến năm 2013 mới trở lại bình thường. Giám đốc tài chính của Intel, Stacy J. Smith, trong phiên họp ngày 12/12/2011 đã cho biết, hãng dự đoán tình trạng thiếu hụt đĩa cứng là khá trầm trọng trong đầu năm 2012.
Trận lũ lụt trầm trọng ở Thái Lan cách đây vài tháng vẫn tiếp tục khiến tình trạng biến động đĩa
cứng u tối cho đến nay.
Seagate, hãng sản xuất đĩa cứng duy nhất đã tránh được tổn thất trực tiếp của trận lụt này cho biết, tổng nhu cầu dung lượng hiện đang tăng với tỷ lệ 40% - 50% mỗi năm. Có nghĩa là, ngay cả khi nguồn cung ứng hồi phục sớm hơn dự đoán, nhu cầu dung lượng chưa đáp ứng được vẫn còn là vấn đề phải giải quyết.
Giá đĩa cứng tăng vọt đáng kể
Khi trận lụt ở Thái Lan làm đình trệ việc sản xuất đĩa cứng, lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng là bán lẻ vì các hãng sản xuất đã chuyển phân phối sản phẩm hẳn sang các hãng sản xuất thiết bị gốc OEM (Original Equipment Manufacturer) để tránh gián đoạn cung ứng. Kết quả là giá đĩa cứng tức thời tăng vọt lên 50% - 150%, theo số liệu phân tích do hãng theo dõi thương mại điện tử thời gian thực Dynamic Data cung cấp. Hãng này có được kết luận trên bằng cách theo dõi giá cả của 50 mẫu đĩa cứng hàng đầu qua cơ sở dữ liệu của 3.000 hãng buôn. Giá trên đã giảm xuống chút ít, nhưng vẫn cao hơn bao giờ hết so với 9 tháng đầu năm 2011.
Tình trạng thiếu hụt đĩa cứng cũng đã ảnh hưởng nặng nề đối với các hãng sản xuất máy tính cá nhân. Quả thật, hãng nghiên cứu thị trường IHS iSuppli đã giảm mức dự báo thị trường máy tính của họ, dự đoán rằng trong quý 1/2012 số đĩa cứng thiếu hụt sẽ là 3,8 triệu. Xét cho cùng, máy tính cá nhân cũng không thể bán được nếu không có ổ lưu trữ. Về mảng người dùng doanh nghiệp, các hãng cung cấp ổ lưu trữ như EMC, NetApp và Hitachi Data Systems đã tuyên bố tăng giá đĩa cứng của họ lên 5% - 15%.
Thời hạn bảo hành và ổ thể rắn SDD
Ngoài việc tăng giá, các hãng cung cấp đĩa cứng cũng đang áp dụng những biện pháp có thể liên quan đến tình trạng thiếu hụt. WD và Seagate gần đây đã rút ngắn thời hạn bảo hành đối với vài mẫu đĩa cứng dành cho người dùng cá nhân. Seagate cho biết, hãng cần phải hướng chi phí tiết kiệm vào việc cải tiến công nghệ và các tính năng độc đáo hơn cho sản phẩm của họ; còn WD thì không cho biết lý do.
Brian Ziel, Giám đốc cao cấp bộ phận truyền thông doanh nghiệp Corporate Communications của Seagate cho biết, hãng đang thực hiện mọi thứ để có thể thỏa mãn yêu cầu cung ứng của khách hàng, gồm cả trong vài trường hợp phải ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn. Các hãng sản xuất máy tính thường không muốn ký hợp đồng dài hạn và họ thích đàm phán trên cơ sở từng quý để có được giá tốt nhất. Do đó, các hãng máy tính có thể bắt khách hàng phải gánh chịu các chi phí phát sinh từ các hợp đồng dài hạn.
Có một giả thuyết cho rằng, tình trạng thiếu hụt đĩa cứng HDD sẽ đẩy mạnh nhu cầu ổ thể rắn SSD (solid-state drive). Có thể đây là trường hợp của máy tính để bàn cao cấp và MTXT, nhưng giá cả tiếp tục chênh lệch và dung lượng lưu trữ của ổ SSD tương đối thấp sẽ có thể khiến SSD ít được người dùng chấp nhận.
Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chấp nhận dùng SSD trong các thiết bị lưu trữ hay máy chủ là trường hợp hiếm thấy, dẫn đến chi phí cao hơn của ổ SSD SLC (single level cell). Do đó, trong khi tình trạng thiếu hụt đĩa cứng có thể tăng tốc các kế hoạch hiện thời để chấp nhận dùng SSD thì rất khó có thể thuyết phục các doanh nghiệp thấy được lợi ích khi dùng SSD.
Doanh nghiệp lớn hơn sẽ mua được đĩa cứng
Một số nhà phân tích cho rằng, nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp lớn hơn và có lợi nhuận hơn sẽ được ưu tiên hơn các khách hàng khác. Theo Tom Buiocchi, CEO của hãng Drobo, các nhà cung cấp đĩa cứng đã bị bắt buộc phải có kế hoạch phân phối cung ứng giới hạn, có nghĩa là khách hàng lớn nhất sẽ nhận được phần phân phối và cam kết lớn nhất, chứ không phải các hãng sản xuất máy tính nhỏ hơn.
Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp lớn vẫn thường dùng hệ thống lưu trữ SAN (storage area network) từ các hãng cung cấp lưu trữ lớn có thể bị tăng giá tạm thời nhưng không bị gián đoạn cung ứng lâu dài, để các doanh nghiệp nhỏ hơn phải gánh chịu tình trạng thiếu hụt cung ứng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị chèn ép bởi các hãng sản xuất máy tính, mà các hãng này có thể có khuynh hướng chuyển chi phí đĩa cứng cao hơn sang cho họ. Hơn nữa, các hãng cung cấp lưu trữ cho thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thấy họ bị nằm ngoài khu vực được phân phối cung ứng giới hạn, nên buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải mua đĩa cứng từng cái một với giá bị thổi lên của các hãng bán lẻ.
Hiện giờ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tức thời về nhu cầu lưu trữ thêm sẽ không có chọn lựa nào khác, ngoài việc phải tiếp tục trả giá cao hơn. Và dù tình trạng này là tạm thời, các hãng có nhu cầu trung hạn nên mua ngay nếu không sẽ bị trễ.
Theo PC World VN (Macworld)
Hãng Toshiba đã phải ngưng sản xuất ở hầu hết các nhà máy sản xuất đĩa cứng của họ, trong khi đó hãng sản xuất đĩa cứng hàng đầu thế giới Western Digital (WD) đã ngưng tất cả hoạt động sản xuất ở Thái Lan.
Hiện nay, trận lụt ở Thái Lan đã chấm dứt, và nhiều hãng sản xuất cùng với các hãng cung ứng của họ đã nhanh chóng cố gắng thay thế máy móc bị ngập nước và bắt đầu sản xuất trở lại. Tuy nhiên, sự ngưng trệ trong sản xuất vừa qua đã gây những hậu quả sâu rộng đến nguồn cung đĩa cứng của toàn cầu.
Một số nhà phân tích dự đoán tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng hiện giờ cần phải một năm nữa mới giải quyết được. Nhà phân tích John Rydning của hãng IDC cho biết, tình trạng này sẽ được cải thiện nhưng đến năm 2013 mới trở lại bình thường. Giám đốc tài chính của Intel, Stacy J. Smith, trong phiên họp ngày 12/12/2011 đã cho biết, hãng dự đoán tình trạng thiếu hụt đĩa cứng là khá trầm trọng trong đầu năm 2012.
Trận lũ lụt trầm trọng ở Thái Lan cách đây vài tháng vẫn tiếp tục khiến tình trạng biến động đĩa
cứng u tối cho đến nay.
Seagate, hãng sản xuất đĩa cứng duy nhất đã tránh được tổn thất trực tiếp của trận lụt này cho biết, tổng nhu cầu dung lượng hiện đang tăng với tỷ lệ 40% - 50% mỗi năm. Có nghĩa là, ngay cả khi nguồn cung ứng hồi phục sớm hơn dự đoán, nhu cầu dung lượng chưa đáp ứng được vẫn còn là vấn đề phải giải quyết.
Giá đĩa cứng tăng vọt đáng kể
Khi trận lụt ở Thái Lan làm đình trệ việc sản xuất đĩa cứng, lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng là bán lẻ vì các hãng sản xuất đã chuyển phân phối sản phẩm hẳn sang các hãng sản xuất thiết bị gốc OEM (Original Equipment Manufacturer) để tránh gián đoạn cung ứng. Kết quả là giá đĩa cứng tức thời tăng vọt lên 50% - 150%, theo số liệu phân tích do hãng theo dõi thương mại điện tử thời gian thực Dynamic Data cung cấp. Hãng này có được kết luận trên bằng cách theo dõi giá cả của 50 mẫu đĩa cứng hàng đầu qua cơ sở dữ liệu của 3.000 hãng buôn. Giá trên đã giảm xuống chút ít, nhưng vẫn cao hơn bao giờ hết so với 9 tháng đầu năm 2011.
Tình trạng thiếu hụt đĩa cứng cũng đã ảnh hưởng nặng nề đối với các hãng sản xuất máy tính cá nhân. Quả thật, hãng nghiên cứu thị trường IHS iSuppli đã giảm mức dự báo thị trường máy tính của họ, dự đoán rằng trong quý 1/2012 số đĩa cứng thiếu hụt sẽ là 3,8 triệu. Xét cho cùng, máy tính cá nhân cũng không thể bán được nếu không có ổ lưu trữ. Về mảng người dùng doanh nghiệp, các hãng cung cấp ổ lưu trữ như EMC, NetApp và Hitachi Data Systems đã tuyên bố tăng giá đĩa cứng của họ lên 5% - 15%.
Thời hạn bảo hành và ổ thể rắn SDD
Ngoài việc tăng giá, các hãng cung cấp đĩa cứng cũng đang áp dụng những biện pháp có thể liên quan đến tình trạng thiếu hụt. WD và Seagate gần đây đã rút ngắn thời hạn bảo hành đối với vài mẫu đĩa cứng dành cho người dùng cá nhân. Seagate cho biết, hãng cần phải hướng chi phí tiết kiệm vào việc cải tiến công nghệ và các tính năng độc đáo hơn cho sản phẩm của họ; còn WD thì không cho biết lý do.
Brian Ziel, Giám đốc cao cấp bộ phận truyền thông doanh nghiệp Corporate Communications của Seagate cho biết, hãng đang thực hiện mọi thứ để có thể thỏa mãn yêu cầu cung ứng của khách hàng, gồm cả trong vài trường hợp phải ký kết hợp đồng cung ứng dài hạn. Các hãng sản xuất máy tính thường không muốn ký hợp đồng dài hạn và họ thích đàm phán trên cơ sở từng quý để có được giá tốt nhất. Do đó, các hãng máy tính có thể bắt khách hàng phải gánh chịu các chi phí phát sinh từ các hợp đồng dài hạn.
Có một giả thuyết cho rằng, tình trạng thiếu hụt đĩa cứng HDD sẽ đẩy mạnh nhu cầu ổ thể rắn SSD (solid-state drive). Có thể đây là trường hợp của máy tính để bàn cao cấp và MTXT, nhưng giá cả tiếp tục chênh lệch và dung lượng lưu trữ của ổ SSD tương đối thấp sẽ có thể khiến SSD ít được người dùng chấp nhận.
Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chấp nhận dùng SSD trong các thiết bị lưu trữ hay máy chủ là trường hợp hiếm thấy, dẫn đến chi phí cao hơn của ổ SSD SLC (single level cell). Do đó, trong khi tình trạng thiếu hụt đĩa cứng có thể tăng tốc các kế hoạch hiện thời để chấp nhận dùng SSD thì rất khó có thể thuyết phục các doanh nghiệp thấy được lợi ích khi dùng SSD.
Doanh nghiệp lớn hơn sẽ mua được đĩa cứng
Một số nhà phân tích cho rằng, nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp lớn hơn và có lợi nhuận hơn sẽ được ưu tiên hơn các khách hàng khác. Theo Tom Buiocchi, CEO của hãng Drobo, các nhà cung cấp đĩa cứng đã bị bắt buộc phải có kế hoạch phân phối cung ứng giới hạn, có nghĩa là khách hàng lớn nhất sẽ nhận được phần phân phối và cam kết lớn nhất, chứ không phải các hãng sản xuất máy tính nhỏ hơn.
Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp lớn vẫn thường dùng hệ thống lưu trữ SAN (storage area network) từ các hãng cung cấp lưu trữ lớn có thể bị tăng giá tạm thời nhưng không bị gián đoạn cung ứng lâu dài, để các doanh nghiệp nhỏ hơn phải gánh chịu tình trạng thiếu hụt cung ứng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị chèn ép bởi các hãng sản xuất máy tính, mà các hãng này có thể có khuynh hướng chuyển chi phí đĩa cứng cao hơn sang cho họ. Hơn nữa, các hãng cung cấp lưu trữ cho thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thấy họ bị nằm ngoài khu vực được phân phối cung ứng giới hạn, nên buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải mua đĩa cứng từng cái một với giá bị thổi lên của các hãng bán lẻ.
Hiện giờ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tức thời về nhu cầu lưu trữ thêm sẽ không có chọn lựa nào khác, ngoài việc phải tiếp tục trả giá cao hơn. Và dù tình trạng này là tạm thời, các hãng có nhu cầu trung hạn nên mua ngay nếu không sẽ bị trễ.
Theo PC World VN (Macworld)