NVIDIA vừa tung ra bản driver Geforce Game Ready mới nhất, đi kèm với 1 công cụ có thể cho phép bạn cải thiện chất lượng hình ảnh của các tựa game cũ, cùng với những tối ưu hóa cho bản port God of War cho PC. Công nghệ này có tên gọi là Deep Learning Dynamic Super Resolution (DLDSR). NVIDIA tuyên bố, bạn có thể sử dụng nó để làm cho “hầu hết các tựa game” trông sắc nét hơn bằng cách chạy chúng ở độ phân giải cao hơn so với mức hỗ trợ ban đầu của màn hình.
DLDSR được xây dựng dựa trên công nghệ Dynamic Super Resolution của NVIDIA, vốn đã có từ nhiều năm nay. Về cơ bản, công nghệ DSR cũ hiển thị game ở độ phân giải cao hơn so với mức mà màn hình của bạn có thể xử lý và sau đó downscale nó xuống độ phân giải gốc của màn hình. Điều này giúp hình ảnh có độ sắc nét tốt hơn nhưng thường khiến hiệu năng bị suy giảm vì bạn đang yêu cầu GPU của mình làm nhiều việc hơn. Chẳng hạn: nếu bạn có 1 chiếc card đồ họa có khả năng chạy game ở 4K nhưng chỉ sử dụng màn hình 1440p, bạn có thể sử dụng DSR để tăng độ nét.
DLDSR cũng sử dụng ý tưởng đó và kết hợp với AI để nâng cao chất lượng hình ảnh. Theo NVIDIA, điều này có nghĩa là bạn upscale ít hơn (do đó hiệu năng mất đi ít hơn) trong khi vẫn nhận được các cải tiến tương tự về chất lượng hình ảnh. Về con số thực, NVIDIA tuyên bố, bạn sẽ nhận được chất lượng hình ảnh tương tự như khi chạy ở độ phân giải gấp 4 lần sử dụng DSR với độ phân giải chỉ 2,25 lần trên DLDSR. NVIDA đưa ra ví dụ chạy game Prey: Digital Deluxe (2017) trên 1 màn hình 1080p: chạy DSR 4x đạt mức 108fps, trong khi DLDSR 2,25x thì chạm ngưỡng 143fps. Con số này chỉ thấp hơn 2fps so với khi chạy ở 1080p gốc.
Dĩ nhiên, rất khó để chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào những con số mà NVIDIA đưa ra. Trong thế giới thực, chúng ta có thể nhận thấy kết quả khác biệt trên những tựa game khác nhau, cả về fps lẫn thiết lập phải chạy DLDSR để làm cho nó trông sắc nét. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ game rộng rãi, nhiều khả năng, bạn vẫn có thể sử dụng nó với những tựa game cũ yêu thích của mình. Dẫu vậy, bạn vẫn cần phải có những chiếc card đồ họa RTX và điều đó không hề dễ dàng ở thời điểm hiện tại.
Đây không phải là lần đầu tiên NVIDIA sử dụng học sâu để cải thiện chất lượng hình ảnh và hiệu năng hình ảnh. Công ty đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi đối với hệ thống Deep Learning Super Sampling (DLSS) của mình. Tuy nhiên, DLSS lại cần được game hỗ trợ cụ thể, và danh sách game mà bạn có thể sử dụng nó hiện tại tương đối ít.
AMD, đối thủ chính của NVIDIA trong lĩnh vực card đồ họa, cũng đã công bố công nghệ cải thiện hiệu năng và đồ họa của mình, được áp dụng cho nhiều tựa game. Công ty gọi phương pháp của mình là Radeon Super Resolution. Dẫu nó không sử dụng cách thức tương tự DLSS hay DLDSR (AMD có công nghệ upscale của riêng mình được gọi là siêu độ phân giải ảo), thế nhưng, nó đang hướng tới cùng 1 mục tiêu.
Nếu muốn dùng thử DLDSR của NVIDIA hiện tại, hãy cập nhật driver mới nhất, sau đó mở ứng dụng NVIDIA Control Panel. Tại đây, hãy truy cập vào Manage 3D Settings, nhấp vào menu xổ xuống DSR – Factors và chọn một trong các tùy chọn DL Scaling.
DLDSR được xây dựng dựa trên công nghệ Dynamic Super Resolution của NVIDIA, vốn đã có từ nhiều năm nay. Về cơ bản, công nghệ DSR cũ hiển thị game ở độ phân giải cao hơn so với mức mà màn hình của bạn có thể xử lý và sau đó downscale nó xuống độ phân giải gốc của màn hình. Điều này giúp hình ảnh có độ sắc nét tốt hơn nhưng thường khiến hiệu năng bị suy giảm vì bạn đang yêu cầu GPU của mình làm nhiều việc hơn. Chẳng hạn: nếu bạn có 1 chiếc card đồ họa có khả năng chạy game ở 4K nhưng chỉ sử dụng màn hình 1440p, bạn có thể sử dụng DSR để tăng độ nét.
DLDSR cũng sử dụng ý tưởng đó và kết hợp với AI để nâng cao chất lượng hình ảnh. Theo NVIDIA, điều này có nghĩa là bạn upscale ít hơn (do đó hiệu năng mất đi ít hơn) trong khi vẫn nhận được các cải tiến tương tự về chất lượng hình ảnh. Về con số thực, NVIDIA tuyên bố, bạn sẽ nhận được chất lượng hình ảnh tương tự như khi chạy ở độ phân giải gấp 4 lần sử dụng DSR với độ phân giải chỉ 2,25 lần trên DLDSR. NVIDA đưa ra ví dụ chạy game Prey: Digital Deluxe (2017) trên 1 màn hình 1080p: chạy DSR 4x đạt mức 108fps, trong khi DLDSR 2,25x thì chạm ngưỡng 143fps. Con số này chỉ thấp hơn 2fps so với khi chạy ở 1080p gốc.
Dĩ nhiên, rất khó để chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào những con số mà NVIDIA đưa ra. Trong thế giới thực, chúng ta có thể nhận thấy kết quả khác biệt trên những tựa game khác nhau, cả về fps lẫn thiết lập phải chạy DLDSR để làm cho nó trông sắc nét. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ game rộng rãi, nhiều khả năng, bạn vẫn có thể sử dụng nó với những tựa game cũ yêu thích của mình. Dẫu vậy, bạn vẫn cần phải có những chiếc card đồ họa RTX và điều đó không hề dễ dàng ở thời điểm hiện tại.
Đây không phải là lần đầu tiên NVIDIA sử dụng học sâu để cải thiện chất lượng hình ảnh và hiệu năng hình ảnh. Công ty đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi đối với hệ thống Deep Learning Super Sampling (DLSS) của mình. Tuy nhiên, DLSS lại cần được game hỗ trợ cụ thể, và danh sách game mà bạn có thể sử dụng nó hiện tại tương đối ít.
AMD, đối thủ chính của NVIDIA trong lĩnh vực card đồ họa, cũng đã công bố công nghệ cải thiện hiệu năng và đồ họa của mình, được áp dụng cho nhiều tựa game. Công ty gọi phương pháp của mình là Radeon Super Resolution. Dẫu nó không sử dụng cách thức tương tự DLSS hay DLDSR (AMD có công nghệ upscale của riêng mình được gọi là siêu độ phân giải ảo), thế nhưng, nó đang hướng tới cùng 1 mục tiêu.
Nếu muốn dùng thử DLDSR của NVIDIA hiện tại, hãy cập nhật driver mới nhất, sau đó mở ứng dụng NVIDIA Control Panel. Tại đây, hãy truy cập vào Manage 3D Settings, nhấp vào menu xổ xuống DSR – Factors và chọn một trong các tùy chọn DL Scaling.
Theo VN review