tin nổi không trời

nhmt92

New Member
...“Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng”. Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không?

Trong một tháng hay trong một năm, những người quản lý nông thôn nói riêng và những người quản lý xã hội nói chung có được bao nhiêu lần đặt câu hỏi cho chính trách nhiệm của họ: “Mỗi tháng, tổng thu nhập của một khẩu trong mỗi gia đình nông dân là bao nhiêu? Và với thu nhập như vậy họ sẽ sống như thế nào? ”Tôi không tin mỗi tháng thậm chí mỗi năm tất cả những người có trách nhiệm nói trên tự đặt câu hỏi này được một lần. Và nếu có ai đặt câu hỏi thì rất ít người trong số họ cũng không tự có câu trả lời được. Có câu trả lời rồi thì có bao nhiêu người sẽ suy nghĩ về hiện thực từ câu trả lời đó mà tìm giải pháp

images1815986_2.jpg

“Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng”. Nguồn ảnh: Blog.360.yahoo.com

Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể: “Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng”. Bạn có choáng váng khi mỗi tháng, một người trong mỗi gia đình nông dân chỉ có 40.000 đồng để chi tiêu tất cả những gì họ cần không?

40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê…

Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số “kinh hoàng” như thế. Nhưng buồn thay đó lại là sự thật. Nếu có sai số thì cũng chỉ rất nhỏ, khoảng 5%. Nhưng sau này, tôi đã nghe rất nhiều người nông dân phản ứng khi họ biết được số liệu mà tôi thu thập về tổng thu nhập trên một khẩu ở những gia đình nông dân. Với họ, 40.000 đồng là một con số quá lạc quan. Họ nói, quá nhiều nơi, tổng thu nhập tính ra tiền trên một khẩu chỉ khoảng 25.000 đồng đến 30.000 đồng.

Theo khảo sát tạm thời của tôi hiện nay thì mỗi một khẩu ở nông thôn trung bình có 1, 2 sào ruộng để canh tác. Mỗi năm họ cấy hai vụ lúa với sản lượng trung bình là hai tạ/một sào. Mỗi tạ thóc bây giờ có giá là 250.000 đồng. Tuy nhiên giá thóc có thể lên đến 300.000đ/tạ. Nhưng giá thóc chỉ cao trong một thời gian không đáng kể. Đến mùa tới, đương nhiên là giá thóc sẽ cân bằng trở lại. Như vậy, mỗi năm bằng trồng lúa, một khẩu sẽ thu nhập là một triệu đồng. Xen vào hai vụ lúa là một vụ màu (ví dụ là ngô). Sản lượng ngô/1, 2 sào lúc này tính ra tiền xấp xỉ lúa. Như vậy, tổng doanh thu của một người nông dân trong một năm từ lúa và hoa màu trên mảnh ruộng của họ là khoảng 1.300.000 đồng.

Trong khi đó, chi phí cho tất cả các dịch vụ từ cày cấy, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thu hoạch, chế biến… chiếm ít nhất 60% tổng doanh thu. Thực thu còn lại của một người nông dân từ việc canh tác trên mảnh ruộng của họ mỗi năm là khoảng 500.000 đồng. Nếu chia ra 12 tháng thì mỗi người nông dân chỉ có khoảng 40.000 đồng cho toàn bộ chi tiêu trong một tháng. Tất nhiên, ngoài nguồn thu nhập từ canh tác trên mảnh ruộng của mình thì người nông dân phải tìm những nguồn thu nhập phụ khác như chăn nuôi, làm nghề phụ, làm thuê trong thời gian giáp hạt v.v… Nhưng những thu nhập phụ này không phải là nguồn thu nhập ổn định và cũng không đáng bao nhiêu. Chăn nuôi của hầu hết các gia đình nông dân cũng chỉ để cải thiện thêm đời sống của họ. Còn nghề phụ của hầu hết các làng nghề truyền thống đã và đang dần dần teo lại vì tính hiệu quả quá thấp.

images1815990_3.jpg


images1815994_4.jpg

Với hiện trạng như vậy, số phận người nông dân và con cháu của họ sẽ ra sao? Nguồn ảnh: VNN&VTV

Số ruộng tính trên một đầu người mà tôi đưa ra ở trên là một con số hơi lạc quan. Thực tế có những gia đình nông dân tính đầu người không quá một nửa sào ruộng và có nơi còn ít hơn thế. Vì tất cả những người sinh sau năm 1993 không còn được chia ruộng nữa. Vì vậy, một gia đình có 2 vợ chồng trẻ và 3 đứa con, tổng cộng là 5 người chỉ có 2,5 sào. Số gia đình như vậy ở nông thôn càng ngày càng nhiều. Nhiều người nói ruộng canh tác của nông dân càng ngày càng ít đi. Thực tế không hẳn là như thế. Nhưng vì dân số càng ngày càng tăng nên tất yếu số ruộng tính trên một đầu người càng ngày càng ít. Hơn thế, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí như sân gofl… càng ngày càng mở rộng và càng nuốt chửng hàng trăm, hàng ngàn và rồi sẽ đến hàng triệu hecta ruộng của những người nông dân.

Với hiện trạng như vậy, số phận người nông dân và con cháu của họ sẽ ra sao. Đất nước đã và đang phát triển. Đó là sự thật không ai có thể phủ nhận được. Nhưng sự phát triển này đang ngày càng mất cân bằng. Nếu chúng ta dựng đồ thị sự phát triển của những đô thị và các vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy sự chệnh lệch giữa nông thôn và thành thị mỗi ngày một cao. Sự phân cấp giàu nghèo giữa những người nông dân và các thị dân càng ngày càng làm cho những người nông dân tủi nhục và cay đắng. Một thị dân chi tiêu một ngày đã gấp ba, gấp bốn tổng chi phí một tháng của một người nông dân. Đấy là sự so sánh giữa một thị dân ngèo với một người nông dân chứ chưa phải so sánh với một thị dân thu nhập cao.

Cách đây khoảng 7 năm, tôi có làm việc với huyện Mai Châu, Hòa Bình và được biết: số tiền mà Nguyễn Văn Mười Hai vay ngân hàng Nhà nước và đã làm thất thoát bằng tổng thu nhập trong 80 năm của huyện Mai Châu. Ngày nay, việc làm thất thoát tài sản của nhân dân còn lớn hơn nhiều lần Nguyễn Văn Mười Hai trước kia. Trong khi đó, thu nhập của người nông dân vẫn chẳng cải thiện được bao nhiêu.

Việc phân cấp giàu ngèo là vấn đề đương nhiên của mọi xã hội phát triển. Nhưng việc quên lãng những vùng nông thôn là việc không được phép. Không được phép về mặt lương tâm và không được phép trong chiến lược phát triển một đất nước. Những cuộc vận động “lá lành đùm lá rách” chỉ là một lối hành xử văn hóa chứ không phải là một chính sách, một chiến lược đối với nông dân.

Chính vì với một thu nhập “kinh hoàng ” như thế mà tương lai của các thế hệ trẻ ở nông thôn Việt Nam là một tương lai bất ổn. Nếu chúng ta quan sát một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ thấy những thiếu nữ từ các vùng nông thôn đi như trảy hội về thành phố làm những nghề “mập mờ” và bán dâm. Việc dấn thân đi làm dâu ở Hàn Quốc, Đài Loan v.v… là một bi kịch. Tất cả chỉ vì họ cố tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống quá ngèo đói và không nhìn thấy hy vọng của họ và gia đình họ.

Sự thật là họ không làm thế nào để cải thiện được cuộc sống của họ. Họ chỉ có từng ấy đất đai, chỉ có từng đó mùa vụ, chỉ có từng đó sản lượng, chỉ có từng đó phương tiện lao động, chỉ có từng đó tư duy canh tác… thì chỉ có từng đó thu nhập. Chúng ta phải thừa nhận là chúng ta không quan tâm đến họ một cách thiết thực và nói thẳng ra là chúng ta đã từng bỏ rơi họ. Mấy gói mỳ tôm ném xuống làng họ khi họ bị bão lũ đâu phải là một chính sách hay là một chiến lược. Có thể có một doanh nhân nào đó sẽ khó chịu, nói: Nông dân, hãy làm đi, đừng kêu than. Tôi xin hỏi: giữa một doanh nhân được mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất ruộng của những người nông dân với giá vài trăm ngàn hay vài triệu đồng/mét vuông để ngay sau đó bán lại một mét vuông đất đó trên sơ đồ quy hoạch với giá là hàng chục triệu đồng thậm chí hơn thế thì ai là người được “quan tâm” và ai là kẻ bị bỏ rơi? Hãy trả lời đi các quý vị!

Vì bài báo không thể dài hơn, bởi thế tôi không thể kê khai những gì mà những người nông dân phải chi tiêu một cách cụ thể hàng ngày, hàng tháng với mức tổng thu nhập trung bình chỉ là 40.000 đồng. Tất cả những ai không là nông dân hãy thử hình dung xem với 40.000 đồng để chi tiêu trong một tháng thì chúng ta sẽ phải làm như thế nào? Và sau khi tính toán kỹ lưỡng bằng mọi cách thì chúng ta sẽ tự hiểu những người nông dân hiện nay đang sống như thế nào?



Nguồn: VietNamNet
 

security_plus

New Member
Ðề: tin nổi không trời

Đúng là chuyện không có gì lạ :(

Thu nhập như thế mà học phí và các chi phí khác đều tăng thì coi như cơ hội của những người nông dân này hết rồi (Ai đó đã nói: ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành)
 

hien lun

New Member
Ðề: tin nổi không trời

Quá nhiều bất công. Công bằng và Văn minh đâu?
 

b52g0

New Member
Ðề: tin nổi không trời

về người nông dân có cả chuyên đề rất dài trên đó, có cả những bài phản biện.... mà lòng rối như tơ vò
 

vumapu

Member
Ðề: tin nổi không trời

Đã là xã hội thì làm gì có công bằng hả bác ơi!
 

4child

Member
Ðề: tin nổi không trời

Dân mình nhiều người sống ko khổ đâu vì đã bao giờ sống sướng đâu mà biết khổ
 

hanoicvn

New Member
Ðề: tin nổi không trời

Cái này thực sự là không lạ chút nào cả, EM cũng là người nhà quê, lên em biết mấy cái vụ này. thường thì trong cuộc sống hàng ngày đại đa số người nông dân thuần túy chỉ có những bữa cơm hết sức là " Chay" theo đúng nghĩa của nhà Phật " Rau muống.... hoặc một loại rau nào khác, có sẵn trong vườn, hoặc ngoài ruộng của họ, " luộc mớ rau lên chấm tương " cái này tự làm được bằng cơm nguội lên men ( lên mốc thì đúng hơn) và đỗ tương rang chín say nhỏ, cho lẫn vào nhau và phơi nắng - ăn rất ngon - (( giốg như tương Bần ) cùng với cơm tẻ ( cái này cũng có khi thiếu trong những ngày giáp hạt )

Như vậy bữa cơm của người nông dân vẫn ở dạng tự cung. vac nhu cầu dùng "tiền" tiêu "tiền" là "không có" và chuyện có thịt, cá trong bữa cơm...........thực sự là HIẾM ..............
 
Ðề: tin nổi không trời

Mình gốc quê 100% đây, cuốc đất, gánh ph... đủ cả rồi mà thu nhập từ đồng ruộng gần như zero :(
 
Ðề: tin nổi không trời

chúng ta đang xây dựng chủ nghỉa xã hội công bằng và văn minh muh :))

các bác cứ yên tâm, đang xây dựng công bằng, văn minh, vấn đề này còn phải họp nhiều, mà đã đi họp là có phong bì, mà đã có phong bì lại thích họp nhiều, không thích kết thúc sớm, các bác cứ yên trí. đang xây dựng, đang họp.....sắp có công bằng văn minh rùi, cứ chờ đấy =)):eek:):))8-x
 

Haihard

Member
Ðề: tin nổi không trời

các bác cứ yên tâm, đang xây dựng công bằng, văn minh, vấn đề này còn phải họp nhiều, mà đã đi họp là có phong bì, mà đã có phong bì lại thích họp nhiều, không thích kết thúc sớm, các bác cứ yên trí. đang xây dựng, đang họp.....sắp có công bằng văn minh rùi, cứ chờ đấy =)):eek:):))8-x

Cá nhân em không tin ;;)
40k là điều vô lý.
 

Haihard

Member
Ðề: tin nổi không trời

40k là đúng đấy, vào hồi tớ còn làm ruộng ở nhà là như thế nhưng giờ "lên tỉnh" rồi không biết ở quê thế nào :confused:

Hic. EM thấy những lúc không phải vụ mùa thì đa số người ngoại tỉnh đều lên thành phố kiếm việc mà. Nói chung tính thu nhập mà căn cứ vào mấy khía cạnh nhìn thấy đó thì quan chức nhà ta sao mua nổi nhà hàng chục tỷ nhỉ các bác. :"> Việt Nam mình có câu LƯƠNG LẬU mà. Lương thôi thì thế chứ lậu thì sao các bác.?
 

please_helpme

Active Member
Ðề: tin nổi không trời

Văn Minh thì có
Công Bằng thì đừng mơ
1 thằng chăm chỉ học hành
1 cu dong chơi lêu lổng
? có Công Bằng được không?
..... nhiều lắm .....
 
Bên trên