Cái này cũ rích từ hè năm 2007 cơ nhưng chắc nhiều bạn không biết )
Nguyễn Cường tại văn phòng Yahoo! Gặp anh trong kỳ nghỉ ở TPHCM. Sự tươi tắn, năng động hiếm thấy ở người đàn ông đã thuộc vào tuổi U40 khiến người đối diện phần nào giải thích được, vì sao những emoticon (biểu tượng vui) anh sáng tạo đang lưu hành rộng rãi trên thế giới ảo lại mang vẻ đẹp hồn nhiên, gần gũi với người trẻ nhiều đến như vậy.
Anh chàng “lạc hậu”
Đã là lần thứ 4 Nguyễn Văn Cường trở lại quê nhà sau hơn 10 năm định cư ở nước ngoài, vậy mà, ai cũng bắt gặp ở anh sự háo hức khi anh cùng bạn bè đến một vùng quê mới hay thưởng thức một món ăn lạ. Chỉ tay vào ly trà sữa của tôi, anh hỏi hồn nhiên: “Đây là nước gì vậy?”. Sau khi nhận được giải thích, anh cười, bẽn lẽn: “Mình lạc hậu thật rồi”.
“Lạc hậu” theo kiểu của Cường, có lẽ là kiểu “lạc hậu không đụng hàng”. Nó đơn giản chỉ là ít tìm hiểu, tham gia những thú giải trí đang thịnh hành hiện nay. Nguyên nhân khiến anh trở thành “người đá” - theo cách trêu đùa của bạn bè - khá giản dị: Anh có thú tiêu khiển của riêng mình. Đó là những buổi mày mò, hàng giờ tô điểm cho những hình họa vui nhộn mà mình sáng tạo, là những tối sau giờ làm việc, ngồi chăm chút từng họa tiết cho các bức tranh của mình. “Hình như, với tôi, sáng tác là sự giải trí tuyệt vời nhất”, anh chia sẻ.
Chỉ tay vào hình họa mặt người cười háo hức, chu miệng hôn nhí nhảnh, một trong những emoticon nổi tiếng trong Yahoo! chat, anh kể: Để có được nụ hôn chúm chím ấy không phải đơn giản. Sau khi “giải trí” để phác họa được hình ảnh này trên giấy, anh phải làm việc cùng lúc với 2 màn hình, một lớn, một nhỏ. Vì kích thước một emoticon rất nhỏ (10 x 10 pixel), anh phải chấm thủ công từng pixel trên màn hình lớn rồi đối chiếu với màn hình nhỏ để theo dõi từng phần của tác phẩm dần dần hoàn thành.
Với dải màu 36 bit như hiện nay, công việc của anh đã rất khó. Đối chiếu với giai đoạn trước, khi anh mới bắt tay vào nghề, dải màu chỉ có 16 bit, đủ thấy công việc của anh còn khó khăn hơn nhiều lần. Anh tâm sự: “Muốn tác phẩm của mình chinh phục được các nhà điều hành Yahoo! tôi đã phải cố gắng đầu tư nhiều thứ”.
Nhân tài đất việt
Trải qua những cuộc khảo sát cực kỳ khắt khe, ngày đầu tiên đến nhận việc tại tập đoàn công nghệ thông tin đứng thứ 2 trên thế giới này, anh đã ngạc nhiên và không khỏi tự hào vì mình là một người Việt trong 3 người được Yahoo! tuyển chọn. Đó cũng chính là lý do khiến anh luôn nỗ lực để công việc hoàn thành tốt hơn.
“Mỗi một emoticon cảm xúc các bạn sử dụng, ít nhất tôi phải vẽ đến 6 kiểu dáng khác nhau để mọi người chọn ra cái đẹp và sinh động nhất”, Cường “khoe”.
Họa sĩ Cường Nguyễn vẽ tranh trên phố.
Đòi hỏi quá cao của Yahoo! dễ khiến người ta nản lòng. Như vậy, mỗi emoticon được cư dân mạng sử dụng ngốn mất của anh hơn tuần lễ làm việc. Cảm xúc của con người thì muôn hình vạn trạng nên càng sáng tạo, số hình họa biểu trưng cảm xúc cho cư dân mạng với anh lại càng thiếu. Con số hơn 2.000 biểu tượng, hình họa trên tất cả các trang web tiện ích của Yahoo! hiện nay chính là thành quả lao động, sáng tạo của anh suốt 3 năm ròng làm việc cho tập đoàn này.
Ban đầu, bản thân anh cũng chẳng nghĩ, mình sẽ gắn bó với những biểu tượng cảm xúc này đến như vậy. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật TPHCM (nay là Đại học Mỹ thuật), theo gia đình, anh sang xứ người với ước mong được học tập trong một môi trường mới. Như bao người Việt trên đất Mỹ, vừa học anh cũng phải vừa làm thêm, từ rửa chén đến làm bồi bàn... kiếm sống. Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế đồ họa, nhận thấy kiến thức mà mình có được chưa vững, Cường tiếp tục... rửa chén để trang trải việc học cho đến khi tốt nghiệp chuyên ngành Illustration.
Với vốn kiến thức và khả năng sáng tạo, tờ San Jose Mercury News nhanh chóng nhận Cường vào làm họa sĩ. Công việc của anh lúc đó là “làm đẹp” cho những ấn phẩm báo chí. Tuy nhiên, năm 2000, khi Internet bắt đầu bùng nổ thì anh đã có cách nhìn khác về công nghệ thông tin. Anh tâm sự: “Chẳng hiểu sao, tôi muốn thử sức mình trong lĩnh vực mới mẻ ấy. Tôi có niềm tin rằng Internet sẽ phát triển chức năng liên kết hơn nhiều lần”. Niềm tin ấy đã khiến anh đi với Yahoo!.
Trái tim người nghệ sĩ
Vui với những emoticon nhưng khát vọng và tiếng gọi của một họa sĩ yêu tự do vẫn luôn cháy trong anh. Để dung hòa giữa việc kiếm sống và đam mê nghệ thuật, sau giờ làm việc, Cường dành hẳn buổi tối, bầu bạn với khung sơn, bảng màu, cọ vẽ. Những tác phẩm tranh sơn dầu của anh chủ yếu tôn vinh vẻ đẹp toát lên từ cơ thể của người phụ nữ. Những triển lãm riêng của anh trên đất Mỹ luôn được giới chuyên môn đánh giá cao và công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Tuy nhiên, tên tuổi họa sĩ Việt Nam Cường Nguyễn lại luôn được nhắc đến trên đất Mỹ với bộ môn nghệ thuật vẽ tranh trên phố - một hình thức nghệ thuật cổ điển của Ý đang thịnh hành ở Mỹ hiện nay (Italian Chalk Art hay Side Walk Art). Những ngày hè lê mình trên đường, vẽ nên những bức tranh kích thước thật lớn bằng phấn tiên (loại phấn mịn có chất dầu, bám được trên mặt đường) thực sự là ngày hội của anh. Sự say mê ấy thể hiện ngay trong từng họa tiết.
Ở thể loại này, anh lại chọn phong cách cổ điển. Tranh mặt đường của Cường Nguyễn đã được công chúng Mỹ phải nghiêng mình. Ngoài các giải thưởng khu vực, giải People Joy The World trong các festival hội họa của toàn nước Mỹ liên tục vào tay anh 2 năm liền (2003-2004) đã khẳng định điều đó.
Với cường độ làm việc như thế, người nghệ sĩ này vẫn ước mơ: “Càng về Việt Nam, càng thấy không đâu đẹp như quê hương mình. Tôi mong có ngày được múa cọ trên những con đường của Tổ quốc”.
Theo Dân Trí
Anh chàng “lạc hậu”
Đã là lần thứ 4 Nguyễn Văn Cường trở lại quê nhà sau hơn 10 năm định cư ở nước ngoài, vậy mà, ai cũng bắt gặp ở anh sự háo hức khi anh cùng bạn bè đến một vùng quê mới hay thưởng thức một món ăn lạ. Chỉ tay vào ly trà sữa của tôi, anh hỏi hồn nhiên: “Đây là nước gì vậy?”. Sau khi nhận được giải thích, anh cười, bẽn lẽn: “Mình lạc hậu thật rồi”.
“Lạc hậu” theo kiểu của Cường, có lẽ là kiểu “lạc hậu không đụng hàng”. Nó đơn giản chỉ là ít tìm hiểu, tham gia những thú giải trí đang thịnh hành hiện nay. Nguyên nhân khiến anh trở thành “người đá” - theo cách trêu đùa của bạn bè - khá giản dị: Anh có thú tiêu khiển của riêng mình. Đó là những buổi mày mò, hàng giờ tô điểm cho những hình họa vui nhộn mà mình sáng tạo, là những tối sau giờ làm việc, ngồi chăm chút từng họa tiết cho các bức tranh của mình. “Hình như, với tôi, sáng tác là sự giải trí tuyệt vời nhất”, anh chia sẻ.
Chỉ tay vào hình họa mặt người cười háo hức, chu miệng hôn nhí nhảnh, một trong những emoticon nổi tiếng trong Yahoo! chat, anh kể: Để có được nụ hôn chúm chím ấy không phải đơn giản. Sau khi “giải trí” để phác họa được hình ảnh này trên giấy, anh phải làm việc cùng lúc với 2 màn hình, một lớn, một nhỏ. Vì kích thước một emoticon rất nhỏ (10 x 10 pixel), anh phải chấm thủ công từng pixel trên màn hình lớn rồi đối chiếu với màn hình nhỏ để theo dõi từng phần của tác phẩm dần dần hoàn thành.
Với dải màu 36 bit như hiện nay, công việc của anh đã rất khó. Đối chiếu với giai đoạn trước, khi anh mới bắt tay vào nghề, dải màu chỉ có 16 bit, đủ thấy công việc của anh còn khó khăn hơn nhiều lần. Anh tâm sự: “Muốn tác phẩm của mình chinh phục được các nhà điều hành Yahoo! tôi đã phải cố gắng đầu tư nhiều thứ”.
Nhân tài đất việt
Trải qua những cuộc khảo sát cực kỳ khắt khe, ngày đầu tiên đến nhận việc tại tập đoàn công nghệ thông tin đứng thứ 2 trên thế giới này, anh đã ngạc nhiên và không khỏi tự hào vì mình là một người Việt trong 3 người được Yahoo! tuyển chọn. Đó cũng chính là lý do khiến anh luôn nỗ lực để công việc hoàn thành tốt hơn.
“Mỗi một emoticon cảm xúc các bạn sử dụng, ít nhất tôi phải vẽ đến 6 kiểu dáng khác nhau để mọi người chọn ra cái đẹp và sinh động nhất”, Cường “khoe”.
Đòi hỏi quá cao của Yahoo! dễ khiến người ta nản lòng. Như vậy, mỗi emoticon được cư dân mạng sử dụng ngốn mất của anh hơn tuần lễ làm việc. Cảm xúc của con người thì muôn hình vạn trạng nên càng sáng tạo, số hình họa biểu trưng cảm xúc cho cư dân mạng với anh lại càng thiếu. Con số hơn 2.000 biểu tượng, hình họa trên tất cả các trang web tiện ích của Yahoo! hiện nay chính là thành quả lao động, sáng tạo của anh suốt 3 năm ròng làm việc cho tập đoàn này.
Ban đầu, bản thân anh cũng chẳng nghĩ, mình sẽ gắn bó với những biểu tượng cảm xúc này đến như vậy. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật TPHCM (nay là Đại học Mỹ thuật), theo gia đình, anh sang xứ người với ước mong được học tập trong một môi trường mới. Như bao người Việt trên đất Mỹ, vừa học anh cũng phải vừa làm thêm, từ rửa chén đến làm bồi bàn... kiếm sống. Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế đồ họa, nhận thấy kiến thức mà mình có được chưa vững, Cường tiếp tục... rửa chén để trang trải việc học cho đến khi tốt nghiệp chuyên ngành Illustration.
Với vốn kiến thức và khả năng sáng tạo, tờ San Jose Mercury News nhanh chóng nhận Cường vào làm họa sĩ. Công việc của anh lúc đó là “làm đẹp” cho những ấn phẩm báo chí. Tuy nhiên, năm 2000, khi Internet bắt đầu bùng nổ thì anh đã có cách nhìn khác về công nghệ thông tin. Anh tâm sự: “Chẳng hiểu sao, tôi muốn thử sức mình trong lĩnh vực mới mẻ ấy. Tôi có niềm tin rằng Internet sẽ phát triển chức năng liên kết hơn nhiều lần”. Niềm tin ấy đã khiến anh đi với Yahoo!.
Trái tim người nghệ sĩ
Vui với những emoticon nhưng khát vọng và tiếng gọi của một họa sĩ yêu tự do vẫn luôn cháy trong anh. Để dung hòa giữa việc kiếm sống và đam mê nghệ thuật, sau giờ làm việc, Cường dành hẳn buổi tối, bầu bạn với khung sơn, bảng màu, cọ vẽ. Những tác phẩm tranh sơn dầu của anh chủ yếu tôn vinh vẻ đẹp toát lên từ cơ thể của người phụ nữ. Những triển lãm riêng của anh trên đất Mỹ luôn được giới chuyên môn đánh giá cao và công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Tuy nhiên, tên tuổi họa sĩ Việt Nam Cường Nguyễn lại luôn được nhắc đến trên đất Mỹ với bộ môn nghệ thuật vẽ tranh trên phố - một hình thức nghệ thuật cổ điển của Ý đang thịnh hành ở Mỹ hiện nay (Italian Chalk Art hay Side Walk Art). Những ngày hè lê mình trên đường, vẽ nên những bức tranh kích thước thật lớn bằng phấn tiên (loại phấn mịn có chất dầu, bám được trên mặt đường) thực sự là ngày hội của anh. Sự say mê ấy thể hiện ngay trong từng họa tiết.
Ở thể loại này, anh lại chọn phong cách cổ điển. Tranh mặt đường của Cường Nguyễn đã được công chúng Mỹ phải nghiêng mình. Ngoài các giải thưởng khu vực, giải People Joy The World trong các festival hội họa của toàn nước Mỹ liên tục vào tay anh 2 năm liền (2003-2004) đã khẳng định điều đó.
Với cường độ làm việc như thế, người nghệ sĩ này vẫn ước mơ: “Càng về Việt Nam, càng thấy không đâu đẹp như quê hương mình. Tôi mong có ngày được múa cọ trên những con đường của Tổ quốc”.
Theo Phương Quyên
Người Lao Động
Người Lao Động
Theo Dân Trí