songoku9x
Well-Known Member
File Sytem (hệ thống tập tin) là một trong những yếu tố quan trọng mà nhiều người dùng máy tính nên biết để định dạng (format) ổ đĩa flash USB theo lựa chọn đúng nhất. Điều này không chỉ tối ưu việc phân bố dữ liệu trên đĩa, tăng tốc việc truy xuất dữ liệu… mà còn có thể dùng được trên máy tính xài hệ điều hành Mac X hay máy chơi game Xbox…
Các phiên bản định dạng File System
Nếu người dùng đang chia sẻ một ổ đĩa giữa các máy tính và không cần sử dụng các file lớn, thì FAT32 hoạt động gần như ở tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, nó không hỗ trợ các file có dung lượng lớn hơn 4GB. Và đây cũng là định dạng mặc định cho các ổ đĩa flash. Nếu đang cần phải sử dụng các file có dung lượng lớn hơn 4GB, thì có thể chọn định dạng exFAT để có thể dùng được trên Windows, lẫn Linux (với FUSE) và Mac X. Đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho một ổ đĩa cứng chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính khác nhau.
Nếu chỉ thêm các file từ Windows và cần phải sử dụng các file lớn hơn, thì NTFS hoạt động gần như ở khắp mọi nơi, mặc dù nó chỉ đọc (không thể chỉnh sửa nội dung trong file) trên hệ điều Mac X và không hoạt động trên một số thiết bị truyền thông đa phương tiện.
Vấn đề với File System
File System là các tổ chức dữ liệu, với mỗi hệ thống file khác nhau thường được kết hợp với một hệ điều hành cụ thể. Vì chỉ có dữ liệu nhị phân có thể được ghi vào đĩa cứng, file system là một phần quan trọng để giải quyết các bản ghi trên ổ đĩa vật lý thông qua hệ điều hành. File system là "chìa khóa" cho các hoạt động đọc dữ liệu của hệ thống, nơi một hệ điều hành không thể đọc được dữ liệu trong đĩa nếu không hỗ trợ các hệ thống file khác nhau. Khi tiến hành chọn định dạng một ổ đĩa, về cơ bản, người dùng cần xác định những gì mà thiết bị có thể xử lý các file trên ổ đĩa.
Có vô số các hệ thống file, nhiều trong số chúng tạo ra được một hệ điều hành riêng. Ngày nay, nhiều người dùng máy tính thường có nhiều máy tính trong căn nhà của mình (có thể một số chạy hệ điều hành Mac X, trong khi một số khác chạy hệ điều hành Windows, thậm chí một số thiết bị chạy trên nền tảng Linux). Vì vậy, file system ngày càng trở nên cần thiết hơn cho các ổ đĩa di động khi tiến hành chuyển dữ liệu từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác mà không mất thời gian xử lý các xử cố đáng tiếc ngào ý muốn. Để làm được điều này, người dùng cần phải xem xét các vấn đề chính có thể gây ra khi người dùng di chuyển ổ đĩa từ thiết bị này sang thiết bị khác.
==> Vấn đề 1: khả năng di chuyển
Ba hệ thống file phổ biến nhất là NTFS (chuẩn Windows), HFS+ (chuẩn Mac X), và FAT32 (tiêu chuẩn cũ trên Windows). Người dùng có thể nghĩ rằng, hệ điều hành càng hiện đại sẽ hỗ trợ các hệ thống file của nhau, nhưng phần lớn là không. Mac X (ngay cả ở phiên bản mới nhất) vẫn không cho phép ghi vào một ổ cứng định dạng NTFS. Còn đối với Windows 7 thậm chí không nhận ra ổ đĩa định dạng HFS+ (bỏ qua chúng hoặc xem như là một ổ đĩa chưa định định dạng).
Nhiều phiên bản Linux (chẳng hạn như Ubuntu) đang được phát triển để xử lý với các vấn đề liên quan đến hệ thống file này. Việc di chuyển các file từ một hệ thống file khác là một quá trình thường xuyên trên Linux, và việc hỗ trợ NTFS hay HFS+ có thể được thực hiện bằng cách cài đặt một gói phần mềm hỗ trợ riêng. Thêm vào đó, những thiết bị chơi game như Xbox 360 hay Playstation 3 chỉ cung cấp hạn chế khả năng hỗ trợ hệ thống file nào đó, và chỉ cung cấp quyền truy cập vào ổ đĩa flash USB. Để hiểu rõ hơn vấn đề hệ thống file tốt nhất cho nhu cầu của người dùng, người dùng có thể xem bảng danh sách hiển thị bên dưới bài viết này.
Tuy nhiên, người dùng cần nhớ rằng đây là những khả năng tự nhiên của hệ điều hành để đọc/ghi dữ liệu vào các hệ thống file. Mac X và Windows đều cung cấp gói phần mềm tải về cung cấp khả năng đọc các định dạng được hỗ trợ. FAT32 đã được xuất hiện trong thời gian dài nên nhiều thiết bị và hệ điều hành hỗ trợ định dạng này là điều dễ hiểu, khiến nó trở thành lựa chọn mạnh mẽ nhất khi định dạng một ổ đĩa. Vấn đề chính với FAT32 chính là nó giới hạn kích thước file cá nhân. Nếu người dùng muốn lưu trữ và đọc các file lớn, FAT32 có thể không phải là sự lựa chọn đúng đắn.
==> Vấn đề 2: kích cỡ và giới hạn file
FAT32 được phát triển cách đây nhiều năm và dựa trên hệ thống file FAT cũ, có nghĩa là cho máy tính DOS. Các kích thước đĩa lớn của ngày nay chỉ ở mặt lý thuyết trong những ngày đó, vì vậy nó có thể có vẻ vô lý nên các kỹ sư đã tạo ra FAT32, vốn không nghĩ rằng sẽ cần một file kích cỡ lớn hơn 4GB. Tuy nhiên, với kích thước file không nén và video độ nét cao có dung lượng lớn như ngày nay, nhiều người dùng đang phải đối mặt với những thách thức lớn.
Các hệ thống file mới đều vượt mặt FAT32 vốn chỉ cho phép file tối đa 4GB. EXT2 hoặc EXT3 hỗ trợ các file 16GB (lên đến 2TB trên một số hệ thống) có kích thước nhỏ thứ hai trong danh sách, mặc dù EXT4 giải quyết vấn đề này với kích thước file lớn hơn. Các hệ thống file khác được đo theo kích thước Petabyte trở lên, làm cho chúng lớn gấp nhiều ngàn lần so với FAT32.
Bảng tóm tắt giới hạn kích cỡ file và kích thước phân vùng trên các chuẩn định dạng ngày nay
Điều này cho thấy vấn đề với FAT32 chính là kích thước file hỗ trợ, và nó có thể được loại bỏ thông qua hệ thống file exFAT được Microsoft phát triển như là bản kế nhiệm của FAT32. Nguyên tắc cơ bản là FAT32 trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho hầu hết người dùng, trừ khi người dùng làm việc với các kích thước file lớn hơn 4GB. Trong trường hợp đó, người dùng cần phải suy nghĩ lâu dài vì những nhu cầu cụ thể.
Định dạng ổ đĩa
FAT32 là lựa chọn được sử dụng phổ biến trên các ổ đĩa có dung lượng nhỏ, chẳng hạn như 32GB. Tùy thuộc vào hệ thống file và phần mềm sử dụng để phân vùng mà người dùng có thể tạo ra ổ đĩa FAT32 rất lớn, thậm chí lên đến 1TB. Dưới đây là một vài cách để định dạng ổ đĩa FAT32:
+ FAT32format hoặc GUIformat (Windows): các công cụ này cho phép dễ dàng phân vùng ổ FAT32 lớn trên máy tính Windows, và được xem là lựa chọn khá tốt cho mọi người sử dụng.
Hai cách định dạng theo NTFS hoặc exFAT:
+ Computer Management (Windows 7): Người dùng bấm chọn nút Start, gõ Computer Management để mở công cụ này lên. Từ đó, người dùng có thể sử dụng Disk Management để điều hướng đến ổ đĩa và bấm chuột phải để định dạng chúng. Người dùng có thể phải lựa chọn giữa NTFS và exFAT, điều này có thể sẽ hữu ích khi người dùng mới bắt đầu lắp ráp ổ đĩa mới, khi nó không xuất hiện trong My Computer.
+ Quick Format (Windows 7): đơn giản là chỉ cần nhìn vào tất cả các ổ đĩa gắn dưới phần My Computer, sau đó người dùng bấm chuột phải và chọn, người dùng sẽ có sự lựa chọn giữa định dạng NTFS và exFAT.
+ HFS+: người dùng không cần đến HFS+ trừ khi làm rất nhiều công việc với máy Mac. Trong trường hợp đó, công cụ Disk Utility của Mac X sẽ làm công việc cho người dùng bằng cách chọn Mac X Extended hoặc với Journaling.
+ EXT2,EXT3, EXT4: ngoài việc cung cấp khả năng hỗ trợ cho FAT32, NTFS và HFS+, GParted cũng có thể tạo và quản lý phân vùng. Khá nhiều ứng dụng tốt có thể hỗ trợ phân vùng EXT cho nền tảng Linux.
Nguồn: Howtogeek