Thuật toán đề xuất và video có thời lượng ngắn là đặc trưng mang lại thành công cho TikTok. Nhưng trước kỳ bầu cử tháng 11 tại Mỹ, chúng lại trở thành vấn đề gây lo ngại.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nhiều tháng trước thềm bầu cử giữa kỳ, diễn ra tháng 11 tới đây, TikTok đang dần trở thành nền tảng tập trung hàng loạt thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ và gây ra không ít hệ lụy như Facebook và Twitter trước đây.
Lượt tiếp cận khổng lồ, thời lượng video ngắn cùng với thuật toán đề xuất đã làm nên thành công và biến TikTok trở thành hiện tượng. Nhưng đồng thời, chúng cũng là nguyên nhân khiến các thông tin sai lệch liên tục lan truyền trên Internet, khó lòng xóa bỏ trong một sớm một chiều.
TikTok đau đầu với tin giả
Hàng loạt thuyết âm mưu vô căn cứ về các ứng cử viên trong đợt bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới tại Mỹ thu hút rất nhiều lượt xem trên TikTok. Những thông tin sai lệch về vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 cũng bị lan truyền rộng rãi.
Trong khi đó, các bài viết tung tin đồn thất thiệt về đại dịch Covid-19 để người dân không đi bầu cử sở hữu hàng nghìn lượt xem trên TikTok.
Các thông tin sai sự thật được lan truyền với tốc độ chóng mặt đã trở thành một vấn nạn khiến TikTok đau đầu, hệt như Facebook và Twitter trước đây. Nhưng với mạng xã hội đình đám này, thách thức không chỉ dừng lại ở đó bởi video và âm thanh vốn là hai dạng thức khó kiểm duyệt nội dung hơn chữ viết.
Theo các nhà nghiên cứu, chính cách vận hành của TikTok đã khiến nền tảng này trở thành “cứ điểm” của những thông tin sai sự thật. Các video rất dễ bị thao túng và đăng lại trên nhiều nền tảng khác nhau.
Những nội dung chế, hài hước dễ bị hiểu lầm là sự thật. Trong khi đó, độ nổi tiếng sẽ ảnh hưởng đến lượt tiếp cận và hiển thị của video, đồng thời thông tin về ngày giờ đăng cũng không hiển thị đầy đủ.
Do đó, mạng xã hội Trung Quốc đã khiến chính quyền Mỹ lo ngại rằng liệu Bắc Kinh có nhúng tay vào vấn đề kiểm duyệt nội dung và thu thập dữ liệu người dùng hay không.
“Với thời lượng video cực ngắn và nội dung chữ bị giới hạn, người dùng thường không có đủ không gian và thời gian để bàn luận đúng đắn về các vấn đề chính trị”, Kaylee Fagan, nhà nghiên cứu tại Shorenstein Center của trường Harvard Kennedy.
TikTok có thể đi vào vết xe đổ của Facebook, Twitter
Lần đầu ra mắt ở thị trường Mỹ vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, TikTok vẫn được xem là một ứng dụng giải trí dành cho giới trẻ đến tận cuộc bầu cử năm 2020. Song, ngày nay, khi thời gian người dùng Mỹ tiêu tốn cho TikTok ngày càng lớn, mạng xã hội này dần trở thành nơi các vấn đề chính trị được đem ra bàn luận, đặc biệt là bởi những người có ảnh hưởng.
Phản hồi về vấn đề này, TikTok khẳng định họ đã nỗ lực để xóa bỏ những thông tin sai sự thật. Chỉ trong nửa cuối năm 2020, mạng xã hội đã gỡ 350.000 video đưa tin tức sai lệch về cuộc bầu cử và thao túng truyền thông. Bộ lọc của TikTok cũng chặn 441.000 video vô căn cứ khác, không đề xuất chúng đến người dùng.
Nền tảng này còn khóa những nội dung deepfake và các chiến dịch thông tin giả về cuộc bầu cử năm 2020, kết hợp với 13 tổ chức fact-checking khác. Các nhà nghiên cứu còn cho biết TikTok đang cố gắng gỡ bỏ những cụm từ tìm kiếm gây hiểu lầm.
Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thông tin trong các cuộc bầu cử ở các quốc gia khác như Pháp và Australia. Giờ đây, Mỹ cũng không phải ngoại lệ, các chuyên gia nhận định.
“Thay vì học hỏi từ sai lầm trước đó của Facebook và Twitter, TikTok đang đi vào vết xe đổ của họ”, Odanga Madung, nhà nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Mozilla Foundation, nhận định.
Ở Mỹ, mạng xã hội Trung Quốc gặp rất nhiều thách thức với những thông tin sai lệch với nhiều chủ đề khác nhau. Cụ thể, trong quý I/2022, hơn 60% video chứa tin giả đã tiếp cận đến nhiều người dùng trước khi bị xóa.
Những thuyết âm mưu về vaccine Covid-19, kiến thức sai về chế độ ăn… đã được lan truyền rộng rãi. Trong khi đó, các bài viết về tình hình chiến sự Nga - Ukraine trên TikTok cũng không ngoại lệ.
Một báo cáo hồi tháng 3 của Shorenstein Center đã chỉ ra ngay cả những nhà báo và nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm cũng không thể phân biệt giữa sự thật và tin giả trên nền tảng này.
Thuật toán bí mật có thể tạo ra thảm họa
Giới chuyên gia cho rằng tin giả sẽ tiếp tục hoành hành trên TikTok nếu mạng xã hội này không công bố dữ liệu về nguồn gốc các video hay công khai thuật toán của mình.
“Ít nhất Facebook và Twitter vẫn phần nào có tính minh bạch, rõ ràng. Nhưng với TikTok, chúng tôi không có tài liệu, không truy cập được dữ liệu. Vì thế, chúng tôi không thể biết tài khoản nào bị khóa, nội dung nào bị xóa hay tiêu chuẩn gỡ nội dung là gì”, Filippo Menczer, giáo sư tại Indiana University, chia sẻ.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu TikTok cung cấp thêm thông tin về hoạt động của mình do lo ngại nguy cơ an ninh quốc gia. Đáp lại, công ty mạng xã hội cho biết sẽ quản lý dữ liệu người dùng Mỹ tách biệt so với công ty mẹ ở Trung Quốc.
Hiện, TikTok không tiết lộ số người kiểm duyệt nội dung hãng đang sở hữu. Nhưng những nhân viên kiểm duyệt trước đây của TikTok đã lên án về điều kiện làm việc khắc nghiệt, buộc phải xem những nội dung thiếu lành mạnh.
Hồi tháng 3, 2 cựu nhân viên của TikTok đã khởi kiện hãng công nghệ vì công việc đầy ác mộng tại đây. Họ phải làm việc 12 giờ/ngày, xem những video phản cảm như thuyết âm mưu, tin giả về các vấn đề chính trị và hình ảnh sai lệch về các ứng cử viên tổng thống.
Do đó, khi kỳ bầu cử năm 2022 diễn ra, các nhân viên kiểm duyệt nội dung sẽ càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn vì những bài viết về chính trị trên TikTok sẽ trải rộng và lan truyền khắp nơi.
“Điểm mấu chốt là các nền tảng cần nỗ lực hơn để giải quyết vấn nạn này. Trong đó, TikTok với quy mô, tốc độ tăng trưởng khổng lồ và hàng loạt những vấn đề tồn đọng cần phải cố gắng hơn cả”, Graham Brookie, Giám đốc điều hành của Digital Forensic Research Lab, nhận định.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nhiều tháng trước thềm bầu cử giữa kỳ, diễn ra tháng 11 tới đây, TikTok đang dần trở thành nền tảng tập trung hàng loạt thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ và gây ra không ít hệ lụy như Facebook và Twitter trước đây.
Lượt tiếp cận khổng lồ, thời lượng video ngắn cùng với thuật toán đề xuất đã làm nên thành công và biến TikTok trở thành hiện tượng. Nhưng đồng thời, chúng cũng là nguyên nhân khiến các thông tin sai lệch liên tục lan truyền trên Internet, khó lòng xóa bỏ trong một sớm một chiều.
TikTok đau đầu với tin giả
Hàng loạt thuyết âm mưu vô căn cứ về các ứng cử viên trong đợt bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới tại Mỹ thu hút rất nhiều lượt xem trên TikTok. Những thông tin sai lệch về vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 cũng bị lan truyền rộng rãi.
Trong khi đó, các bài viết tung tin đồn thất thiệt về đại dịch Covid-19 để người dân không đi bầu cử sở hữu hàng nghìn lượt xem trên TikTok.
Các thông tin sai sự thật được lan truyền với tốc độ chóng mặt đã trở thành một vấn nạn khiến TikTok đau đầu, hệt như Facebook và Twitter trước đây. Nhưng với mạng xã hội đình đám này, thách thức không chỉ dừng lại ở đó bởi video và âm thanh vốn là hai dạng thức khó kiểm duyệt nội dung hơn chữ viết.
Theo các nhà nghiên cứu, chính cách vận hành của TikTok đã khiến nền tảng này trở thành “cứ điểm” của những thông tin sai sự thật. Các video rất dễ bị thao túng và đăng lại trên nhiều nền tảng khác nhau.
Những nội dung chế, hài hước dễ bị hiểu lầm là sự thật. Trong khi đó, độ nổi tiếng sẽ ảnh hưởng đến lượt tiếp cận và hiển thị của video, đồng thời thông tin về ngày giờ đăng cũng không hiển thị đầy đủ.
Do đó, mạng xã hội Trung Quốc đã khiến chính quyền Mỹ lo ngại rằng liệu Bắc Kinh có nhúng tay vào vấn đề kiểm duyệt nội dung và thu thập dữ liệu người dùng hay không.
“Với thời lượng video cực ngắn và nội dung chữ bị giới hạn, người dùng thường không có đủ không gian và thời gian để bàn luận đúng đắn về các vấn đề chính trị”, Kaylee Fagan, nhà nghiên cứu tại Shorenstein Center của trường Harvard Kennedy.
TikTok có thể đi vào vết xe đổ của Facebook, Twitter
Lần đầu ra mắt ở thị trường Mỹ vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, TikTok vẫn được xem là một ứng dụng giải trí dành cho giới trẻ đến tận cuộc bầu cử năm 2020. Song, ngày nay, khi thời gian người dùng Mỹ tiêu tốn cho TikTok ngày càng lớn, mạng xã hội này dần trở thành nơi các vấn đề chính trị được đem ra bàn luận, đặc biệt là bởi những người có ảnh hưởng.
Phản hồi về vấn đề này, TikTok khẳng định họ đã nỗ lực để xóa bỏ những thông tin sai sự thật. Chỉ trong nửa cuối năm 2020, mạng xã hội đã gỡ 350.000 video đưa tin tức sai lệch về cuộc bầu cử và thao túng truyền thông. Bộ lọc của TikTok cũng chặn 441.000 video vô căn cứ khác, không đề xuất chúng đến người dùng.
Nền tảng này còn khóa những nội dung deepfake và các chiến dịch thông tin giả về cuộc bầu cử năm 2020, kết hợp với 13 tổ chức fact-checking khác. Các nhà nghiên cứu còn cho biết TikTok đang cố gắng gỡ bỏ những cụm từ tìm kiếm gây hiểu lầm.
Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát thông tin trong các cuộc bầu cử ở các quốc gia khác như Pháp và Australia. Giờ đây, Mỹ cũng không phải ngoại lệ, các chuyên gia nhận định.
“Thay vì học hỏi từ sai lầm trước đó của Facebook và Twitter, TikTok đang đi vào vết xe đổ của họ”, Odanga Madung, nhà nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Mozilla Foundation, nhận định.
Ở Mỹ, mạng xã hội Trung Quốc gặp rất nhiều thách thức với những thông tin sai lệch với nhiều chủ đề khác nhau. Cụ thể, trong quý I/2022, hơn 60% video chứa tin giả đã tiếp cận đến nhiều người dùng trước khi bị xóa.
Những thuyết âm mưu về vaccine Covid-19, kiến thức sai về chế độ ăn… đã được lan truyền rộng rãi. Trong khi đó, các bài viết về tình hình chiến sự Nga - Ukraine trên TikTok cũng không ngoại lệ.
Một báo cáo hồi tháng 3 của Shorenstein Center đã chỉ ra ngay cả những nhà báo và nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm cũng không thể phân biệt giữa sự thật và tin giả trên nền tảng này.
Thuật toán bí mật có thể tạo ra thảm họa
Giới chuyên gia cho rằng tin giả sẽ tiếp tục hoành hành trên TikTok nếu mạng xã hội này không công bố dữ liệu về nguồn gốc các video hay công khai thuật toán của mình.
“Ít nhất Facebook và Twitter vẫn phần nào có tính minh bạch, rõ ràng. Nhưng với TikTok, chúng tôi không có tài liệu, không truy cập được dữ liệu. Vì thế, chúng tôi không thể biết tài khoản nào bị khóa, nội dung nào bị xóa hay tiêu chuẩn gỡ nội dung là gì”, Filippo Menczer, giáo sư tại Indiana University, chia sẻ.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu TikTok cung cấp thêm thông tin về hoạt động của mình do lo ngại nguy cơ an ninh quốc gia. Đáp lại, công ty mạng xã hội cho biết sẽ quản lý dữ liệu người dùng Mỹ tách biệt so với công ty mẹ ở Trung Quốc.
Hiện, TikTok không tiết lộ số người kiểm duyệt nội dung hãng đang sở hữu. Nhưng những nhân viên kiểm duyệt trước đây của TikTok đã lên án về điều kiện làm việc khắc nghiệt, buộc phải xem những nội dung thiếu lành mạnh.
Hồi tháng 3, 2 cựu nhân viên của TikTok đã khởi kiện hãng công nghệ vì công việc đầy ác mộng tại đây. Họ phải làm việc 12 giờ/ngày, xem những video phản cảm như thuyết âm mưu, tin giả về các vấn đề chính trị và hình ảnh sai lệch về các ứng cử viên tổng thống.
Do đó, khi kỳ bầu cử năm 2022 diễn ra, các nhân viên kiểm duyệt nội dung sẽ càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn vì những bài viết về chính trị trên TikTok sẽ trải rộng và lan truyền khắp nơi.
“Điểm mấu chốt là các nền tảng cần nỗ lực hơn để giải quyết vấn nạn này. Trong đó, TikTok với quy mô, tốc độ tăng trưởng khổng lồ và hàng loạt những vấn đề tồn đọng cần phải cố gắng hơn cả”, Graham Brookie, Giám đốc điều hành của Digital Forensic Research Lab, nhận định.
Theo ICT News