YouTube mang lại cho người dùng nhiều cách để kiểm soát những nội dung họ muốn xem trên dịch vụ này, và một trong những phương thức dễ nhận thấy nhất là nút “dislike” (không thích). Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ rằng bấm nút “dislike” thật ra không hề có tác dụng trong việc ngăn thuật toán đề xuất những nội dung trái ý người dùng.
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành bởi hãng Mozilla (nhà phát triển trình duyệt web Firefox), thông qua một phần mở rộng mã nguồn mở gọi là RegretsReporters nhằm thu thập thông tin về các gợi ý YouTube đưa ra đối với hàng ngàn người dùng.
Dữ liệu cho thấy, nút “dislike” chỉ hạn chế được khoảng 12% số lượng video không mong muốn được gợi ý. Nhóm nghiên cứu định nghĩa một gợi ý không mong muốn, hay gợi ý kém, là một video tương tự như video mà người dùng đã “dislike” trước đó.
Nói cách khác, không biện pháp nào mà YouTube đưa ra cho phép bạn ngăn quá nửa số gợi ý kém. Trên thực tế, một số người dùng cho biết nên kết hợp cả một số biện pháp khác, như chuyển sang chế độ ẩn danh, sử dụng VPN, cài đặt các phần mở rộng tăng cường quyền riêng tư trình duyệt, và thường xuyên xóa cookie. Cá biệt, có người còn tạo thêm nhiều tài khoản hoàn toàn mới để tập trung xem các video YouTube nhất định.
Có thể nói, kết quả của nghiên cứu đã khiến không ít người dùng thất vọng cực độ với YouTube, và nó cho thấy công ty sẵn sàng ngó lơ những phản hồi của người dùng về thuật toán gợi ý nhằm đổi lấy số lượt xem trên toàn hệ thống. Suy cho cùng, chúng ta đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng nhấn một nút bấm ngớ ngẩn như “dislike” sẽ khiến thuật toán gợi ý thay đổi theo ý mình!
Vậy Google nên làm gì để giải quyết vấn đề? Theo Mozilla, nền tảng của Google cần cung cấp cho người dùng những công cụ kiểm soát dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn, đồng thời bản thân thuật toán của họ cũng cần xem trọng hơn những phản hồi của người dùng thông qua những công cụ kiểm soát hiện có.
Cụ thể, nghiên cứu được tiến hành bởi hãng Mozilla (nhà phát triển trình duyệt web Firefox), thông qua một phần mở rộng mã nguồn mở gọi là RegretsReporters nhằm thu thập thông tin về các gợi ý YouTube đưa ra đối với hàng ngàn người dùng.
Dữ liệu cho thấy, nút “dislike” chỉ hạn chế được khoảng 12% số lượng video không mong muốn được gợi ý. Nhóm nghiên cứu định nghĩa một gợi ý không mong muốn, hay gợi ý kém, là một video tương tự như video mà người dùng đã “dislike” trước đó.
Không chỉ nút “dislike” vô tác dụng
Nghiên cứu của Mozilla còn cho thấy việc người dùng chọn “not interested” (không hứng thú) với một video nào đó cũng chỉ ngăn được 11% gợi ý không mong muốn từ thuật toán, trong khi chọn “remove from watch history” (xóa khỏi lịch sử xem) ngăn được 29% số gợi ý. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để ngăn gợi ý kém có vẻ là chọn “don’t recommend channel” (ngừng gợi ý kênh), với khả năng ngăn đến 43% gợi ý không mong muốn.Nói cách khác, không biện pháp nào mà YouTube đưa ra cho phép bạn ngăn quá nửa số gợi ý kém. Trên thực tế, một số người dùng cho biết nên kết hợp cả một số biện pháp khác, như chuyển sang chế độ ẩn danh, sử dụng VPN, cài đặt các phần mở rộng tăng cường quyền riêng tư trình duyệt, và thường xuyên xóa cookie. Cá biệt, có người còn tạo thêm nhiều tài khoản hoàn toàn mới để tập trung xem các video YouTube nhất định.
Có thể nói, kết quả của nghiên cứu đã khiến không ít người dùng thất vọng cực độ với YouTube, và nó cho thấy công ty sẵn sàng ngó lơ những phản hồi của người dùng về thuật toán gợi ý nhằm đổi lấy số lượt xem trên toàn hệ thống. Suy cho cùng, chúng ta đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng nhấn một nút bấm ngớ ngẩn như “dislike” sẽ khiến thuật toán gợi ý thay đổi theo ý mình!
Vậy Google nên làm gì để giải quyết vấn đề? Theo Mozilla, nền tảng của Google cần cung cấp cho người dùng những công cụ kiểm soát dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn, đồng thời bản thân thuật toán của họ cũng cần xem trọng hơn những phản hồi của người dùng thông qua những công cụ kiểm soát hiện có.
Theo VN review