Một cuộc điều tra của Guardian và 16 tổ chức truyền thông chỉ ra rằng phần mềm giám sát Pegasus được sử dụng để theo dõi các nhà hoạt động xã hội, chính trị gia và nhà báo.
Cụ thể, phần mềm giám sát Pegasus, vốn được dùng để chống tội phạm và khủng bố, được cho là bị lạm dụng với mục đích theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo và luật sư trên khắp thế giới.
Hơn 180 nhân sự của các tổ chức truyền thông lớn như CNN, Financial Times, France 24, Economist, AP, Reuters và New York Times được cho là đã bị theo dõi bởi Pegasus.
Theo kết quả từ cuộc điều tra của Guardian và 16 tổ chức truyền thông khác, ít nhất 50.000 số điện thoại đã bị theo dõi bởi Pegasus từ năm 2016. Chủ nhân của những số điện thoại này được xác định là các đối tượng mà khách hàng của NSO Group nhắm đến.
37 trong số 67 thiết bị được kiểm tra bởi nhóm nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế có dấu hiệu bị theo dõi bởi Pegasus. Đây đều là những thiết bị thuộc sở hữu của các nhà báo, giám đốc doanh nghiệp, nhân vật tôn giáo, học giả, nhân viên tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động nhân quyền, quan chức chính phủ, luật sư và chính trị gia.
Phần mềm Pegasus bị cáo buộc được sử dụng để giám sát những người có quan điểm đối lập với chính phủ thay vì theo dõi tội phạm và khủng bố. Ảnh: Unsplash.
Pegasus được phát triển bởi công ty NSO Group của Israel. Đây là phần mềm giám sát cấp quân sự, có khả năng xâm nhập vào các thiết bị iPhone và Android sau đó cho phép người sử dụng điều khiển công cụ trích xuất tin nhắn, ảnh, email, ghi âm cuộc gọi và bí mật kích hoạt micrô.
Trong các tuyên bố thông qua luật sư của mình, NSO phủ nhận "những tuyên bố sai lệch" được đưa ra về hoạt động của các khách hàng mà công ty này đang hợp tác.
Tuy nhiên, công ty có trụ sở tại Israel cho biết họ sẽ "tiếp tục điều tra mọi tuyên bố đáng tin cậy về việc lạm dụng (phần mềm giám sát) và có hành động thích hợp". NSO cũng cho rằng con số 50.000 số điện thoại bị theo dõi là dữ liệu bị "phóng đại".
Vào tháng 10/2019, NSO từng bị Facebook khởi kiện với cáo buộc công ty của Israel đã sử dụng lỗ hổng trong WhatsApp để gửi mã độc cho hơn 1.400 nhà báo.
Cụ thể, phần mềm giám sát Pegasus, vốn được dùng để chống tội phạm và khủng bố, được cho là bị lạm dụng với mục đích theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo và luật sư trên khắp thế giới.
Hơn 180 nhân sự của các tổ chức truyền thông lớn như CNN, Financial Times, France 24, Economist, AP, Reuters và New York Times được cho là đã bị theo dõi bởi Pegasus.
Theo kết quả từ cuộc điều tra của Guardian và 16 tổ chức truyền thông khác, ít nhất 50.000 số điện thoại đã bị theo dõi bởi Pegasus từ năm 2016. Chủ nhân của những số điện thoại này được xác định là các đối tượng mà khách hàng của NSO Group nhắm đến.
37 trong số 67 thiết bị được kiểm tra bởi nhóm nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế có dấu hiệu bị theo dõi bởi Pegasus. Đây đều là những thiết bị thuộc sở hữu của các nhà báo, giám đốc doanh nghiệp, nhân vật tôn giáo, học giả, nhân viên tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động nhân quyền, quan chức chính phủ, luật sư và chính trị gia.
Phần mềm Pegasus bị cáo buộc được sử dụng để giám sát những người có quan điểm đối lập với chính phủ thay vì theo dõi tội phạm và khủng bố. Ảnh: Unsplash.
Pegasus được phát triển bởi công ty NSO Group của Israel. Đây là phần mềm giám sát cấp quân sự, có khả năng xâm nhập vào các thiết bị iPhone và Android sau đó cho phép người sử dụng điều khiển công cụ trích xuất tin nhắn, ảnh, email, ghi âm cuộc gọi và bí mật kích hoạt micrô.
Trong các tuyên bố thông qua luật sư của mình, NSO phủ nhận "những tuyên bố sai lệch" được đưa ra về hoạt động của các khách hàng mà công ty này đang hợp tác.
Tuy nhiên, công ty có trụ sở tại Israel cho biết họ sẽ "tiếp tục điều tra mọi tuyên bố đáng tin cậy về việc lạm dụng (phần mềm giám sát) và có hành động thích hợp". NSO cũng cho rằng con số 50.000 số điện thoại bị theo dõi là dữ liệu bị "phóng đại".
Vào tháng 10/2019, NSO từng bị Facebook khởi kiện với cáo buộc công ty của Israel đã sử dụng lỗ hổng trong WhatsApp để gửi mã độc cho hơn 1.400 nhà báo.
Theo ICT News