Nếu không muốn dính dáng tới các ông lớn công nghệ Mỹ, tiện ích sau đây sẽ giúp người quản trị website biết phải làm gì.
Economic Security Project là dự án chống độc quyền nhắm vào các ông trùm công nghệ lớn nhất nước Mỹ, được gọi là nhóm Big Tech gồm Facebook, Google, Apple, Amazon và Microsoft. Dự án này gồm nhiều chiến dịch nhỏ hơn được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ trong một mục tiêu nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Big Tech đến nước Mỹ trước tiên.
Một trong số các chiến dịch khá thú vị của dự án này là Big Tech Detective, có thể sử dụng cho bất cứ đâu ngoài nước Mỹ. Đây là tên gọi của một tiện ích mở rộng (extension) cùng tên cho Chrome và Firefox, cho phép kiểm tra website đang hoạt động gửi bao nhiêu yêu cầu (request) về máy chủ của Google, Facebook, Microsoft hoặc Amazon.
Các website Việt Nam vẫn ít nhiều sử dụng tài nguyên từ nhóm Big Tech
Hiện tiện ích này vẫn chưa có trên cửa hàng trực tuyến, nên người dùng phải cài đặt thủ công theo hướng dẫn trên trang chủ Big Tech Detective. Một khi cài đặt thành công, nó sẽ cho biết trang web mà người dùng đang truy cập có bao nhiêu % tài nguyên đến từ Big Tech. Người dùng còn có thể khóa truy cập Big Tech để không tiếp tục vào các website có dùng tài nguyên hoặc gửi thông tin cho Big Tech.
Mặc dù vậy, khá khó để một website ngày nay không có bất cứ liên quan gì đến các ông lớn công nghệ xứ cờ hoa. Phần lớn các website thông thường đều sẽ dùng font chữ của Google, nhúng API của Facebook và dùng dịch vụ đám mây của Amazon. Ngay cả với các website Việt Nam, không có trang web nào thoát khỏi bàn tay của Big Tech. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của nhóm Big Tech thường thấp hơn ở những website thuộc về các công ty công nghệ lớn như FPT, VCCorp hoặc VNG...
Ngoài ra, tiện ích này chỉ giúp cung cấp thông tin cho người dùng, không có tác dụng chặn dữ liệu gửi đi. Do đó, người dùng nếu không muốn bị Big Tech thu thập dữ liệu cá nhân thì phải dùng đến các công cụ mạnh hơn như VPN hoặc Adblock.
Economic Security Project là dự án chống độc quyền nhắm vào các ông trùm công nghệ lớn nhất nước Mỹ, được gọi là nhóm Big Tech gồm Facebook, Google, Apple, Amazon và Microsoft. Dự án này gồm nhiều chiến dịch nhỏ hơn được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ trong một mục tiêu nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Big Tech đến nước Mỹ trước tiên.
Một trong số các chiến dịch khá thú vị của dự án này là Big Tech Detective, có thể sử dụng cho bất cứ đâu ngoài nước Mỹ. Đây là tên gọi của một tiện ích mở rộng (extension) cùng tên cho Chrome và Firefox, cho phép kiểm tra website đang hoạt động gửi bao nhiêu yêu cầu (request) về máy chủ của Google, Facebook, Microsoft hoặc Amazon.
Các website Việt Nam vẫn ít nhiều sử dụng tài nguyên từ nhóm Big Tech
Hiện tiện ích này vẫn chưa có trên cửa hàng trực tuyến, nên người dùng phải cài đặt thủ công theo hướng dẫn trên trang chủ Big Tech Detective. Một khi cài đặt thành công, nó sẽ cho biết trang web mà người dùng đang truy cập có bao nhiêu % tài nguyên đến từ Big Tech. Người dùng còn có thể khóa truy cập Big Tech để không tiếp tục vào các website có dùng tài nguyên hoặc gửi thông tin cho Big Tech.
Mặc dù vậy, khá khó để một website ngày nay không có bất cứ liên quan gì đến các ông lớn công nghệ xứ cờ hoa. Phần lớn các website thông thường đều sẽ dùng font chữ của Google, nhúng API của Facebook và dùng dịch vụ đám mây của Amazon. Ngay cả với các website Việt Nam, không có trang web nào thoát khỏi bàn tay của Big Tech. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của nhóm Big Tech thường thấp hơn ở những website thuộc về các công ty công nghệ lớn như FPT, VCCorp hoặc VNG...
Ngoài ra, tiện ích này chỉ giúp cung cấp thông tin cho người dùng, không có tác dụng chặn dữ liệu gửi đi. Do đó, người dùng nếu không muốn bị Big Tech thu thập dữ liệu cá nhân thì phải dùng đến các công cụ mạnh hơn như VPN hoặc Adblock.
Theo ICT News