Angus_Bert
Film critic
Google! Tụi mình cần nói chuyện. Hình như dạo này anh không còn quan tâm đến chú robot xanh nữa. Tôi biết anh bận cãi nhau ở tòa, lấy bằng lái xe tự động, quan tâm đến Google+, nhưng ít ra cũng phải dành tí tình cảm cho Android để chứng tỏ anh còn quan tâm chớ. Sự thờ ơ của anh bắt đầu cho chúng tôi thấy ai đang phụ thuộc vào Android. Dạo này, tìm kiếm một ứng dụng trên Google Play lại khó hơn thuờng ngày – ngay cả với những ứng dụng nổi tiếng cũng như thế, và còn tệ hại hơn nếu nhấp theo những gợi ý của anh. Còn những người phát triển ứng dụng thì cảm giác bị bỏ rơi khi không ai chỉ dẫn họ vượt qua những khó khăn trong việc xây dựng một ứng dụng để chạy trên hàng đống thiết bị Android. Và đôi khi cảm giác rằng những nhà mạng hay hãng điện thoại còn kiểm soát Android mạnh hơn cả anh; họ tinh chỉnh giao diện của OS, những gì nó có thể chạy được, khi nào thì sản phẩm sẽ có cập nhật. Anh bị cái gì vậy Google? Lần gần nhất anh có thông báo về Android là cách đây 7 tháng, còn vài người trong chúng tôi thì bắt đầu lo lắng rằng Android cũng sẽ giống như Google Wave: anh sẽ dừng mọi việc xây dựng nền tảng lại và để việc đó cho các dev tự phát triển theo từng nhóm riêng. Vị CEO của anh vừa có tuyên bố gần đây rằng Android không phải là một phần thực sự tuyệt vời cho chiến lược kinh doanh của công ty, có lí lợi nhuận thu về từ OS vẫn nhiều hơn là từ việc bán điện thoại. Nhưng kể cả khi Android không kiếm tiền giỏi thì chúng ta cũng đều biết rằng hệ điều hành này vẫn là phần rất quan trọng với việc kinh doanh, và chắc chắn không hề tốt lành gì nếu có bất cứ ai bỏ rơi nó. Vậy đây là thời điểm để suy nghĩ lại về lộ trình dành cho Android rồi đây. Những ứng dụng hay đâu rồi? Đối những người mới bắt đầu, hãy xem cách anh kiểm sóat ứng dụng nhé. Không giống Apple, anh chọn cách để cho bất cứ ai tạo một ứng dụng và để nó có mặt trên Google Play store. Không chỉ là cách tiếp cận rất dễ dàng để dính phải malware như trước đây, nhưng đây còn thêm vào cả một đống ứng dụng nhảm nhí và vô bổ. Tìm một ứng dụng trên Google Play store cũng giống như tìm đường ở Sài Gòn mà bịt mắt: mọi người chả biết phải tìm thế nào mà có khi họ lại vụt qua mất chỗ hay ho nào đấy mà không biết. Anh nổi tiếng với khả năng tìm kiếm của mình, vậy sao việc này có gì mà khó khăn vậy hả? Người dùng tablet Android còn gặp khủng hoảng nặng hơn. Số lượng app quá ít đến mức chả có gì để kiếm. iPad thì đã quá phổ biến nhờ có số lượng ứng dụng lên đến hàng chục ngàn cho tablet cực dễ tìm kiếm ở App Store, và nó cũng chỉ rất rõ ứng dụng nào chạy trên điện thọai, và ứng dụng nào thiết kế cho iPad. Ở phía ngược lại, nếu người dùng Play Store phiên bản web, sẽ chẳng có cách nào cho biết nó có được tối ưu hóa cho tablet hay không. Ngay cả khi người dùng tìm trên Play store, vẫn có khả năng ứng dụng kia chỉ dành cho điện thọai, và bạn phải bung hình ra để phù hợp với kích thuớc màn hình. Các vấn đề của Dev Tại sao quá ít ứng dụng trả tiền cho tablet Android? Một lí do chính là tablet Android bán không chạy. Nhưng một sự thật là các dev không thấy họ nhận đuợc bất cứ hỗ trợ nào. So với bộ công cụ phần mềm hỗ trợ của iOS hay Windows, Androi SDK chả có gì với nền Java của mình. Mặc dù Java là ngôn ngữ căn bản cho bất kì môn tin học căn bản nào, nhưng nó rất khó làm việc và cũng ngăn cản các ứng dụng Android trông tuyệt vời như các đồng nghiệp bên iOS. Thêm một cơn đau đầu cho các Android dev: họ phải xây dựng ứng dụng có thể chạy trên hàng ngàn thiết bị với nhiều chip xử lí khác nhau, kích thước màn hình, độ phân giải và phiên bản OS là những vấn đề. Việc forums Android Developer đóng cửa tháng 8 vừa rồi cũng khiến nhiều người mất đi nơi trao đổi kiến thức. Phần lớn các dev ứng dụng không kiếm được nhiều tiền từ Android, và có vài dev đã phải bỏ cuộc, đây được gọi là sự không bền vững. Trong khi Android gần như chẳng thể mất hết các dev một sớm một chiều (nó vẫn có thị phần smartphone lớn nhất Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới), nhưng chúng ta cũng có thể thấy một sự suy giảm trong chất lượng các ứng dụng khi các dev giỏi đã rời cuộc chơi. Rốt cuộc thì chúng tôi, những người sử dụng lại phải điên đầu tìm cho ra những thứ đáng giá hoặc cũng từ bỏ theo. Vọc vạch lại gây rắc rối. Còn bực mình hơn nữa là khi tôi tìm thấy được ứng dụng mình cần, chúng tôi lại không thể dowload nó. Gần đây các nhà mạng và hãng sản xuất điện thoại có vẻ như bắt người dùng sử dụng ứng dụng tùy theo điều kiện. Ví dụ như Google Wallet, những ai không sử dụng mạng Sprint sẽ không thể cài đặt ứng dụng này – kể cả Nexus, thiết bị có ứng dụng dùng kết nối NFC hẳn hoi. Tôi không thích việc nhà mạng kiểm soát nhữn gì tôi làm với chiếc điện thoại của mình, đặc biệt với ứng dụng. Các nhà sản xuất có lẽ thì không ồn ào khi nói về việc chúng tôi có thể cài những gì lên chiếc điện thọai, nhưng họ lại rất rõ ràng khi cho biết có thể gỡ bỏ ứng dụng nào hay không. Những giao diện và bloatware xấu xí có mặt hầu hết trên các thiết bị Adnroid. Hầu hết những thứ này đều không thể gỡ bỏ nếu chúng ta chưa root máy. Đề thêm vào vài cái tính năng vớ vẩn lên thiết bị, các hãng không ngần ngại thêm tweak và làm khác hệ điều hành đi bằng cách thay đổi giao diện và hình ảnh xử lí. Các nhà mạng cũng áp dụng kiểu chơi bloatware (các phần mềm vô ích nhưng chiếm nhiều tài nguyên máy), nhiều khi quá lố đến mức thay luôn dịch vụ của Google bằng Bing. Tồi tệ hơn, những tinh chỉnh này làm việc cập nhật những phiên bản Android mới nhất trở nên khó khăn hơn. Ngay cả với Samsung Galaxy Nexus, chiếc điện thọai lẽ ra phải là thiết bị luôn có phiên bản mới nhất thì lại bị phụ thuộc vào những nhà mạng. Sprint, Verizon và bản unlock đều nhận các cập nhật khác nhau. Tôi vẫn chờ dài cổ cập nhật 4.0.4 có mặt trên chiếc Galaxy Nexus Verizon của tôi, nhưng đã 2 tháng rồi đấy. Vậy Google nên làm gì? Hãy nhìn đi Google, tôi không khuyên anh kiểm soát hết tất cả các loại điện thoại và tablet mà công ty làm ra. Nhưng anh có thể tiến hành 2 bước để giảm bớt gánh nặng về các dev ứng dụng và làm mọi chuyện tốt đẹp hơn cho người dùng Android: đặt ra mức phần cứng tối thiểu cho điện thoại là tablet chạy Android và chú trọng hơn đến việc cập nhật các phiên bản. Nếu anh đã đặt được mức yêu cầu phần cứng tối thiểu cho các thiêt bị, các dev sẽ dễ dàng thiết kế ứng dụng cho chúng và chắc chắn chạy được trên toàn bộ sản phẩm. Còn những nhà sản xuất, thì sẽ vẫn thiết kế ra những chiếc điện thoại hay tablet ở trên mức yêu cầu, và anh thì có thể cứ nâng mức yêu cầu lên 2 năm 1 lần, phù hợp với việc sử dụng của khách hàng. Bằng cách này, anh sẽ ngăn ngừa các hãng sản xuất ra nhưng thiết bị rẻ tiền cổ lổ sĩ về tính năng. Đây cũng là giải pháp giúp ngừoi dùng không phải lo lắng liệu ứng dụng có chạy đuợc trên thiết bị của họ hay không. Tablet cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này khi các dev không còn phải quá bận tâm về việc xây dựng app phù hợp với nhiều mẫu điện thoại khác nhau để dành thêm thời gian tối ưu hóa chúng cho tablet. Phần cứng là một điều, nhưng phải chắc rằng ai cũng đang sử dụng cùng một phiên bản thì mới là điều cần suy nghĩ. Google à, bằng việc hợp tác chặt chẽ hơn với HTC, Motorola, Samsung và nhiều hãng khác, anh có thể tiến vài bước đến việc đồng bộ hóa việc sử dụng Android. Làm bạn với các nhà mạng và nhà sản xuất chip với mục đích đảm bảo rằng một bản cập nhật sẽ hoạt động tốt ở bất cứ đâu, loại bỏ thời gian cho việc phải thử nghiệm bản cập nhật truớc khi tung nó ra. Việc chậm trễ bắt nguồn từ chuyện phải kiểm tra bản cập nhật sử dụng trên mạng của họ có thể bỏ qua với sự giúp đỡ của anh Google à. Google này, chúng tôi đều yêu mến Android và mong những gì tuyệt vời nhất cho nó. Mong là anh cũng cho thấy những quan tâm đến nó như những gì chúng tôi đã làm. |