Google đã phát hành thống kê về số lượng sử dụng của các phiên bản Android trong tháng Chín, và Android 9 Pie vẫn không có được tiến bộ nào. Nghĩa là có chưa đến 0,1% thiết bị Android đang sử dụng phiên bản mới nhất của hệ điều hành này, cho dù Android Pie đã được triển khai tới các thiết bị Pixel và Essential từ đầu tháng Tám. Ngoài ra, những chiếc OnePlus, Nokia và Huawei cũng đã nhận được bản cập nhật trong thời gian gần đây.
Trong khi thật thất vọng khi thấy đến 99,9% thiết bị Android vẫn chưa chạy phiên bản mới nhất, số lượng thiết bị sử dụng Android Oreo đang tiếp tục gia tăng. Hiện tại, 19,2 thiết bị Android sử dụng hệ điều hành Android 8.0 hoặc 8.1 – tăng 4,6% so với tháng trước.
Cùng lúc đó, Nougat, Marshmallow và Lollipop đều giảm khoảng 1% mỗi phiên bản. Jelly Bean và Kikat cũng tiếp tục sụt giảm, cho dù Gingerbread và Ice Cream Sandwich vẫn giữ vững ở mức 0,3% mỗi phiên bản. Khoảng 88% thiết bị Android hiện đang chạy Android Lollipop và các phiên bản mới hơn, và chúng ta hy vọng thị phần Android Pie sẽ cải thiện hơn trong bản báo cáo tiếp theo.
Tại sao cập nhật các phiên bản Android lại mất nhiều thời gian như vậy?
Từ KitKat, tới Lollipop, Marshmallow và Nougat, mỗi phiên bản Android mới dường như xuất hiện trên ngày càng ít thiết bị hơn và chậm trở nên phổ biến hơn. Tại sao điều này lại xảy ra?
Đầu tiên, mọi người có xu hướng giữ thiết bị của mình ngày càng lâu hơn, điều này có nghĩa là số thiết bị đang sử dụng các phiên bản Android cũ vẫn ở mức cao (việc giá cả của các điện thoại flagship cũng góp phần không nhỏ vào xu thế này).
Hơn nữa, nhiều thiết bị Android cũng không được ra mắt với phiên bản Android mới nhất, nguyên nhân có thể là do sự trỗi dậy của các thiết bị giá rẻ đến từ Trung Quốc và quy mô thị trường ngày càng tăng của các quốc gia đang phát triển.
Điều này hoàn toàn khác khi mọi công ty OEM chính nhận được bản cập nhật Ice Cream Sandwich cho thiết bị của họ, phiên bản hệ điều hành này chiếm một thị phần đáng kể trên các điện thoại Android vì chúng mới có số lượng ít. Nhưng hiện tại đang có hơn 2 tỷ thiết bị Android được sử dụng hàng tháng, vì vậy số lượng smartphone chạy Android phiên bản mới nhất là vô cùng nhỏ so với con số đó.
Tốc độ phát hành các phiên bản Android lớn ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân lớn nhất của xu hướng này, vì vòng đời mỗi phiên bản hệ điều hành ngắn hơn cũng có nghĩa là chúng sẽ thâm nhập được vào thị trường kém hơn.
Oreo là một phiên bản mới nhất của hệ điều hành này, được phát hành từ gần một năm trước sau Nougat, và trước khi Android Pie ra mắt 12 tháng sau đây. Theo một buổi trao đổi với nhóm phát triển Android vào tháng Sáu vừa qua, các phiên bản Android sẽ gắn chặt với lịch phát hành hàng năm, đồng nghĩa với việc sắp tới tình trạng phân mảnh sẽ trở nên ít hơn.
Cho dù vậy, có được phiên bản Android mới nhất không còn quan trọng như trước đây nữa. Với Play Services, Google có thể đưa các cập nhật quan trọng tới mọi thiết bị Android mà không cần phải chờ đến khi phiên bản hệ điều hành mới ra mắt.
Thêm vào đó, một lượng lớn các hãng OEM giờ đây đang tập trung vào việc triển khai các miếng vá bảo mật mới nhất của Android cho thiết bị của họ, điều đó có nghĩa là những chiếc điện thoại Android giờ không dễ bị tấn công như trước nữa.
Theo Genk