Thời kỳ ổ SSD được bán với giá rẻ có thể sắp kết thúc, theo nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong mảng chip điều khiển bộ nhớ cho ổ SSD
Trong năm qua, giá bán của ổ đĩa thể rắn (SSD) trên thị trường PC được đánh giá là ‘chưa bao giờ rẻ đến vậy”. Theo đó, giá bán của nhiều ổ SSD có dung lượng 1TB thậm chí còn thấp hơn giá bán của ổ HDD 1TB. Đây được coi là một ‘món hời’ với nhiều game thủ, khi giá bán của SSD thường được coi là rào cản khiến nhiều người dùng chưa mặn mà trong việc loại bỏ hoàn toàn HDD và chuyển sang loại ổ này.
Tuy nhiên, kỷ nguyên ổ SSD được bán với giá rẻ có thể sắp kết thúc, theo Tomshardware. Cụ thể, Phison - nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong mảng chip điều khiển bộ nhớ cho ổ SSD mới đây đã tiết lộ tình trạng thiếu nguyên liệu cần thiết để sản xuất bộ nhớ NAND có thể sắp xảy ra.
Ở đây, NAND là thành phần quan trọng quyết định dung lượng lưu trữ cho ổ. Số lượng lớp bộ nhớ cũng như mật độ bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ (hay bóng bán dẫn) sẽ quyết định ổ SSD có dung lượng bao nhiêu. Điều này đặc biệt quan trọng trên các mẫu ổ SSD chuẩn M2, vốn có kích thước khá nhỏ gọn, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải ‘nhồi nhét’ được thật nhiều lớp bộ nhớ và ô nhớ. Nói một cách ngắn gọn, ổ SSD sẽ không thể ‘ra lò’ nếu thiếu NAND.
Hiện tại, Phison đang phải trả trước cho các nhà cung cấp chip của mình để đảm bảo nguồn cung chip NAND trong bối cảnh công ty này dự đoán tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra. Bản thân việc trả trước này có thể sẽ làm tăng chi phí cho chip NAND, vô hình trung khiến giá SSD tăng vọt đáng kể trong tương lai.
Trước đó, thị trường SSD đã chứng kiến nhu cầu của người dùng suy giảm kể từ đại dịch COVID-19, nhưng 2023 lại là năm giá SSD giảm nhanh nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân đơn giản là do nguồn cung đã vượt xa nhu cầu của người dùng trong một thời gian dài, khiến việc giảm giá là cách thực tế duy nhất để thúc đẩy sức mua.
Các nhà sản xuất cũng cắt giảm sản lượng sản xuất để giảm bớt cán cân cung – cầu, nhưng tình trạng thiếu nguyên liệu sắp xảy ra có thể buộc nguồn cung bị hạn chế hơn nữa. Tuy nhiên, ngay cả trước khi tình trạng thiếu hụt này diễn ra, thị trường SSD đã cảm nhận được tác động của động thái giải phóng bớt hàng tồn kho và cắt giảm sản xuất của nhiều nhà sản xuất. Giá bán SSD hiện đã ổn định và thậm chí còn tăng nhẹ. Nhiều ổ SSD từng trở nên phổ biến vì giá bán quá rẻ (như P41 Plus 1TB của Solidigm) hiện rất khó để tìm mua — chưa kể đến giá bán cũng không còn quá thấp như trước.
Cũng phải nói thêm, đây có thể coi là tin tốt cho các nhà sản xuất các linh kiện như NAND, những người đang phải đổ tiền để duy trì dây chuyền sản xuất khi nguồn cung lại dư thừa. Vào tháng 5, Phison cảnh báo rằng giá NAND thấp có thể gây ra tình trạng phá sản khi các nhà sản xuất lớn nhất đã thua lỗ hàng tỷ USD. Tuy nhiên, khi giá bán SSD đang bị đẩy lên cao do thiếu nguồn cung, cuộc khủng hoảng bộ nhớ NAND dường như sắp kết thúc.
Trong năm qua, giá bán của ổ đĩa thể rắn (SSD) trên thị trường PC được đánh giá là ‘chưa bao giờ rẻ đến vậy”. Theo đó, giá bán của nhiều ổ SSD có dung lượng 1TB thậm chí còn thấp hơn giá bán của ổ HDD 1TB. Đây được coi là một ‘món hời’ với nhiều game thủ, khi giá bán của SSD thường được coi là rào cản khiến nhiều người dùng chưa mặn mà trong việc loại bỏ hoàn toàn HDD và chuyển sang loại ổ này.
Tuy nhiên, kỷ nguyên ổ SSD được bán với giá rẻ có thể sắp kết thúc, theo Tomshardware. Cụ thể, Phison - nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong mảng chip điều khiển bộ nhớ cho ổ SSD mới đây đã tiết lộ tình trạng thiếu nguyên liệu cần thiết để sản xuất bộ nhớ NAND có thể sắp xảy ra.
Ở đây, NAND là thành phần quan trọng quyết định dung lượng lưu trữ cho ổ. Số lượng lớp bộ nhớ cũng như mật độ bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ (hay bóng bán dẫn) sẽ quyết định ổ SSD có dung lượng bao nhiêu. Điều này đặc biệt quan trọng trên các mẫu ổ SSD chuẩn M2, vốn có kích thước khá nhỏ gọn, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất phải ‘nhồi nhét’ được thật nhiều lớp bộ nhớ và ô nhớ. Nói một cách ngắn gọn, ổ SSD sẽ không thể ‘ra lò’ nếu thiếu NAND.
Hiện tại, Phison đang phải trả trước cho các nhà cung cấp chip của mình để đảm bảo nguồn cung chip NAND trong bối cảnh công ty này dự đoán tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra. Bản thân việc trả trước này có thể sẽ làm tăng chi phí cho chip NAND, vô hình trung khiến giá SSD tăng vọt đáng kể trong tương lai.
Trước đó, thị trường SSD đã chứng kiến nhu cầu của người dùng suy giảm kể từ đại dịch COVID-19, nhưng 2023 lại là năm giá SSD giảm nhanh nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân đơn giản là do nguồn cung đã vượt xa nhu cầu của người dùng trong một thời gian dài, khiến việc giảm giá là cách thực tế duy nhất để thúc đẩy sức mua.
Các nhà sản xuất cũng cắt giảm sản lượng sản xuất để giảm bớt cán cân cung – cầu, nhưng tình trạng thiếu nguyên liệu sắp xảy ra có thể buộc nguồn cung bị hạn chế hơn nữa. Tuy nhiên, ngay cả trước khi tình trạng thiếu hụt này diễn ra, thị trường SSD đã cảm nhận được tác động của động thái giải phóng bớt hàng tồn kho và cắt giảm sản xuất của nhiều nhà sản xuất. Giá bán SSD hiện đã ổn định và thậm chí còn tăng nhẹ. Nhiều ổ SSD từng trở nên phổ biến vì giá bán quá rẻ (như P41 Plus 1TB của Solidigm) hiện rất khó để tìm mua — chưa kể đến giá bán cũng không còn quá thấp như trước.
Cũng phải nói thêm, đây có thể coi là tin tốt cho các nhà sản xuất các linh kiện như NAND, những người đang phải đổ tiền để duy trì dây chuyền sản xuất khi nguồn cung lại dư thừa. Vào tháng 5, Phison cảnh báo rằng giá NAND thấp có thể gây ra tình trạng phá sản khi các nhà sản xuất lớn nhất đã thua lỗ hàng tỷ USD. Tuy nhiên, khi giá bán SSD đang bị đẩy lên cao do thiếu nguồn cung, cuộc khủng hoảng bộ nhớ NAND dường như sắp kết thúc.
Theo Genk