Thợ đào Trung Quốc vẫn kiểm soát phần lớn năng lực khai thác Bitcoin toàn cầu, mặc dù ngành công nghiệp này đã bị cấm từ năm 2021.
Cointelegraph dẫn lời Ki Young Ju, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của CryptoQuant, cho biết hơn 55% sức mạnh khai thác Bitcoin (BTC) vẫn do các nhóm thợ đào Trung Quốc kiểm soát.
Sự thống trị đáng ngạc nhiên của thợ đào Trung Quốc trên mạng Bitcoin diễn ra bất chấp lệnh cấm toàn diện đối với hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin của nước này.
Khi Bắc Kinh siết chặt lệnh cấm vào năm 2021, một cuộc "tháo chạy" đã diễn ra. Khi đó nhiều xưởng khai thác lớn được cho là đã chuyển địa điểm đến Mỹ. Tuy nhiên ba năm qua, thợ đào Bitcoin của Mỹ chỉ đang chiếm khoảng 40% quy mô toàn cầu.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra có những khác biệt lớn trong việc tổ chức mạng lưới khai thác. Trong khi nhóm thợ đào ở Mỹ chủ yếu hoạt động theo tổ chức lớn, nhóm khai thác ở Trung Quốc lại hỗ trợ các thợ đào tương đối nhỏ, lẻ tẻ ở châu Á.
Minh họa thợ đào Bitcoin
Lý giải việc thợ đào Trung Quốc vẫn nắm giữ phần lớn hashrate - chỉ số năng lực khai thác Bitcoin toàn cầu, bất chấp lệnh cấm, nhà nghiên cứu Daniel Batten của ESG Bitcoin, cho rằng: "Truyền thông có thể đã thổi phồng quy định và tạo cảm giác nghiêm ngặt. Thực tế chính phủ muốn loại bỏ dần nhu cầu dùng điện quá mức, ảnh hưởng đến các mục tiêu về khí hậu và chống rửa tiền". Trong khi đó nhà sáng lập CryptoQuant Ki Young Ju cho rằng các thợ đào Trung Quốc vẫn âm thầm hoạt động và tìm nhiều cách để qua mặt cơ quan chức năng.
Trung Quốc được cho là đang lên kế hoạch sửa đổi các quy định về Chống rửa tiền (AML) vào năm 2025. Việc này sẽ mở rộng phạm vi đến các giao dịch tiền số và cả việc khai thác Bitcoin. Năm 2021, ngoài việc cấm khai thác tiền số, Trung Quốc còn cấm các sàn giao dịch nước ngoài cung cấp dịch vụ dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, với những tiến bộ về công nghệ và bản chất phi tập trung của tiền điện tử, người dùng Trung Quốc vẫn tìm nhiều cách để tiếp cận thị trường. Điều này càng dẫn đến nhiều rủi ro lớn hơn liên quan đến rửa tiền. Hồi tháng 7, CEO của Galaxy Digital Mike Novogratz chia sẻ trên X rằng ông đã nhận được các thông tin cho rằng Trung Quốc "có khả năng sẽ gỡ lệnh cấm" Bitcoin vào cuối năm 2024.
Bên cạnh những quy định chưa chắc chắn, thợ đào Bitcoin khắp thế giới cũng đang phải chịu áp lực lớn về lợi nhuận. Dữ liệu từ Bitbo cho thấy, tháng 8.2024 là lúc thợ đào có doanh thu thấp nhất trong năm qua khi chỉ đạt 827,56 triệu USD, giảm hơn 10,5% so với mức 927,35 triệu USD của tháng 7. Đây là tháng doanh thu tệ nhất đối với thợ đào Bitcoin kể từ tháng 9 năm 2023, khi họ kiếm được 727,79 triệu USD. Tỷ lệ với doanh thu giảm, sản lượng khai thác Bitcoin cũng giảm từ 14.725 BTC vào tháng 7 xuống còn 13.843 BTC vào tháng 8.
Theo Thanh Niên
Cointelegraph dẫn lời Ki Young Ju, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của CryptoQuant, cho biết hơn 55% sức mạnh khai thác Bitcoin (BTC) vẫn do các nhóm thợ đào Trung Quốc kiểm soát.
Sự thống trị đáng ngạc nhiên của thợ đào Trung Quốc trên mạng Bitcoin diễn ra bất chấp lệnh cấm toàn diện đối với hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin của nước này.
Khi Bắc Kinh siết chặt lệnh cấm vào năm 2021, một cuộc "tháo chạy" đã diễn ra. Khi đó nhiều xưởng khai thác lớn được cho là đã chuyển địa điểm đến Mỹ. Tuy nhiên ba năm qua, thợ đào Bitcoin của Mỹ chỉ đang chiếm khoảng 40% quy mô toàn cầu.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra có những khác biệt lớn trong việc tổ chức mạng lưới khai thác. Trong khi nhóm thợ đào ở Mỹ chủ yếu hoạt động theo tổ chức lớn, nhóm khai thác ở Trung Quốc lại hỗ trợ các thợ đào tương đối nhỏ, lẻ tẻ ở châu Á.
Minh họa thợ đào Bitcoin
Lý giải việc thợ đào Trung Quốc vẫn nắm giữ phần lớn hashrate - chỉ số năng lực khai thác Bitcoin toàn cầu, bất chấp lệnh cấm, nhà nghiên cứu Daniel Batten của ESG Bitcoin, cho rằng: "Truyền thông có thể đã thổi phồng quy định và tạo cảm giác nghiêm ngặt. Thực tế chính phủ muốn loại bỏ dần nhu cầu dùng điện quá mức, ảnh hưởng đến các mục tiêu về khí hậu và chống rửa tiền". Trong khi đó nhà sáng lập CryptoQuant Ki Young Ju cho rằng các thợ đào Trung Quốc vẫn âm thầm hoạt động và tìm nhiều cách để qua mặt cơ quan chức năng.
Trung Quốc được cho là đang lên kế hoạch sửa đổi các quy định về Chống rửa tiền (AML) vào năm 2025. Việc này sẽ mở rộng phạm vi đến các giao dịch tiền số và cả việc khai thác Bitcoin. Năm 2021, ngoài việc cấm khai thác tiền số, Trung Quốc còn cấm các sàn giao dịch nước ngoài cung cấp dịch vụ dưới mọi hình thức.
Tuy nhiên, với những tiến bộ về công nghệ và bản chất phi tập trung của tiền điện tử, người dùng Trung Quốc vẫn tìm nhiều cách để tiếp cận thị trường. Điều này càng dẫn đến nhiều rủi ro lớn hơn liên quan đến rửa tiền. Hồi tháng 7, CEO của Galaxy Digital Mike Novogratz chia sẻ trên X rằng ông đã nhận được các thông tin cho rằng Trung Quốc "có khả năng sẽ gỡ lệnh cấm" Bitcoin vào cuối năm 2024.
Bên cạnh những quy định chưa chắc chắn, thợ đào Bitcoin khắp thế giới cũng đang phải chịu áp lực lớn về lợi nhuận. Dữ liệu từ Bitbo cho thấy, tháng 8.2024 là lúc thợ đào có doanh thu thấp nhất trong năm qua khi chỉ đạt 827,56 triệu USD, giảm hơn 10,5% so với mức 927,35 triệu USD của tháng 7. Đây là tháng doanh thu tệ nhất đối với thợ đào Bitcoin kể từ tháng 9 năm 2023, khi họ kiếm được 727,79 triệu USD. Tỷ lệ với doanh thu giảm, sản lượng khai thác Bitcoin cũng giảm từ 14.725 BTC vào tháng 7 xuống còn 13.843 BTC vào tháng 8.
Theo Thanh Niên