Thiết bị cân chỉnh màn hình Spyder 3

trangtruong2111

New Member
Vì sao cần phải cân màu?
Khi mua màn hình ai mà chẳng muốn màu sắc nó trung thực. Một sự thật đáng buồn là hầu hết các loại màn hình đều lệch màu đến một mức độ đáng kinh ngạc thậm chí chẳng khó khăn gì để nhận ra bằng mắt thường. Đặc biệt là khi so sánh giữa 2 hãng khác nhau và sự thật là khó có thể biết được màn hình nào là trung thực hơn.

Để có được màn hình như ý thì tất nhiên một bộ cân màu là không thể thiếu được. Tất nhiên là nếu không quan tâm đến màu sắc có trung thực hay không thì khi mua màn hình cũng chẳng cần phải đòi hỏi màu sắc trung thực thế này thế nọ cho mệt vì đơn giản là chẳng có cái màn hình nào màu sắc trung thực hết.

Trong bài viết sẽ đề cập đến một số thuật ngữ khó hiểu nên mình sẽ giải thích ở đây trước:
deltaE: là một chỉ số quan trọng, dùng để chỉ độ chính xác về màu sắc. If DeltaE >3, the color displayed is significantly different from the theoretical one, meaning that the difference will be perceptible to the viewer. If DeltaE <2, LaCie considers the calibration a success; there remains a slight difference, but it is barely undetectable.If DeltaE < 1, the color fidelity is excellent.
gamma (tonal response curve): 1.8, 2.2, sRGB v.v…: cái này là chuẩn gamma, mình cũng không rõ lắm. Chuẩn phổ biến nhất là 2.2 và sRGB.
Kelvin (temperature): cái này hơi khó hiểu, có thể xem như là màu của màu trắng, quyết định xem hình ảnh hiển thị là “nóng” hay “lạnh”. Chỉ số chuẩn là 6500K hay còn gọi là D65.
Luminance: độ sáng. 2 độ sáng cần biết đến là white và black luminance để tính contrast. White luminance thường ở chuẩn 80, 100, 120, 140. Thường là 120cd/m2. Black thì hiển nhiên là càng tối càng tốt. White sáng quá dễ bị mỏi mắt nhưng với một số màn có black hơi cao thì nên để white cao để không ảnh hưởng đến contrast.
Contrast ratio: Đây là sự khác nhau về luminance giữa màu đen và trắng. Cái này chắc nhiều người biết vì được quảng cáo nhiều lắm. Nhưng trước khi tin quảng cáo thì bạn nên đo lại cho cẩn thận vì sự thật khác quảng cáo nhiều lắm đấy. Để đạt 1000:1 với white luminance 120 thì black luminance phải đạt 0.12, một con số mà chỉ một ít màn hình cao cấp mới đạt được mà thôi (thường là màn PVA chứ IPS cũng không nổi tiếng về cái khoảng này).
Thật ra thì một số màn hình đã được calibrate sẵn khi sản xuất nhưng màn hình có một khuyết điểm là ngả màu theo thời gian. Vì vậy, việc calibrate nên thực hiện thường xuyên, ít nhất là nửa năm 1 lần nếu vấn đề màu sắc không quan trọng lắm.

Vì sao chọn Spyder 3?

Lý do thứ nhất là vì giá cả. Spyder3 Express có giá thấp hơn các calibrator cùng chất lượng rất nhiều vì sử dụng chung một bộ hardware giống y chang Spyder3 Elite, chỉ khác ở software thôi. Mà software thì có thể tìm ở đâu đó dùng cũng được.
Có một số review nói rằng chất lượng của Spyder3 tùy từng cái, cái thì rất tốt, cái thì tạm được, cái thì lệch quá nhiều. Có lẽ cũng vì gặp phải trường hợp của mình: bị dính bụi ở đầu đọc. Sau khi xịt bụi thì đã chính xác hơn nhiều.
Mặt mũi của nó:
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6651682771/

Trong hộp ngoài thiết bị Spyder3 còn có: Đĩa CD chương trình Spyder3 Express 4, hưỡng dẫn sử dụng, khăn lau màn hình.
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6651683061/

[B]Chọn software[/B]
Calibrator có thể sử dụng được nhiều software khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng soft kèm theo. Mình có điều kiện dùng thật và dùng thử các soft sau: Spyder3 Elite 3, Coloreyes Display Pro 1.5.2, basICColor 4.1.11
Theo cảm nhận của mình thì Coloreyes và basICColor tuy có giao diện khác nhau nhưng nhìn chung là khá giống nhau về các tùy chọn. Có lẽ là vì 2 hãng phần mềm này có cùng chung 1 nguồn gốc.

Spyder3 Elite 3
Quá trình calibrate hơi phức tạp. Các chuẩn gamma hơi ít (nhưng chấp nhận được vì các chuẩn khác không phổ biến)
Quá trình calibrate khá nhanh.

Sau khi tạo thành Profile, có thể xem lại kết quả trước và sau khi calibrate.
Kết quả sau khi calibrate không được báo cáo đầy đủ lắm, chỉ có một số chỉ số như: độ sáng black and white (dùng để tính contrast), gamma, deltaE của màu trắng và 50% gray.

Sau khi có kết quả, có thể chỉnh sửa bằng tay lên gamma curve nhưng bản thân mình không chỉnh, mắt người chứ có phải mắt thần đâu mà đi chỉnh gamma curve. Nói chung là ai tự tin mắt mình tốt thì có thể chỉnh thử.
Kết quả không được tốt lắm, dải gradient bị banding nhìn khá rõ.

Coloreyes Display Pro
Có khá nhiều thông số cần phải đưa vào trước khi calibrate nhưng nói chung là không có gì phức tạp. Các thông số được giải thích khá rõ, dễ hiểu.
Quá trình calibrate diễn ra rất chậm.

Sau khi calibrate, chương trình cho chạy test thêm khoản 2p nữa và cho ra kết quả khá chi tiết (có deltaE của nhiều màu khác nhau) nhưng hơi khó hiểu. Báo cáo luminance chỉ có white thôi, còn black thì không có nên cũng không tính ra được contrast. Có biểu đồ luminance cao nhất và deltaE trung bình, deltaE cao nhất.

BasICColor
Quá trình thiết lập dựa trên các lựa chọn theo kiểu đánh dấu sắp xếp theo nhiều mục. Các mục này được sắp xếp khá hợp lý.

Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, nhiều nhất trong 3 phần mềm. Tuy nhiên có một khuyết điểm là các lựa chọn thì có rất nhiều nhưng lại thiếu giải thích nên hơi khó hiểu.

Quá trình chỉnh thông số trên màn hình (3 màu RGB và Brightness) diễn ra rất tốt, chương trình tự động đo khi chỉnh.

Quá trình calibrate cũng tự động, thời gian cũng lâu như Coloreyes, sau khi calibrate xong cũng validate lại và báo cáo cũng tương tự nhưng chi tiết hơn, bao gồm đầy đủ những gì cần biết.

Kết quả sau khi calibrate rất tốt, tốt nhất trong 3 chương trình mà mình sử dụng.

Cách đặt lên màn hình:
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6698826925/

Kết quả calibrate Dell U2311H

Trước khi calibrate (profile chuẩn):
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6698827117/

Sau khi calibrate (setting có ở trong hình):
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6698827319/

Và đây là cái gamma curve của nó:
http://www.flickr.com/photos/66501512@N03/6698827465/

Lỗi cần chú ý
Nhớ tắt các chức năng chỉnh màu của các chương trình khác như Adobe Gamma hay Digital Vibrance của Nvidia để không ảnh hưởng đến chất lượng cân màu. Mình nhắt tới vấn đề này vì trong quá trình review quên tắt đi Digital Vibrance làm cho không thể nào cân màu được (cân kiểu gì thì deltaE cũng trên 10 cả).

Lợi ích mang lại

Đồ họa
Không cần phải nói, dân đồ họa đều biết nó quan trọng như thế nào. Thiết kế ra tấm ảnh, đưa cho người khác hoặc mang đi in mà thấy nó ngả màu thì quê phải biết. Có khi còn bị cho về hưu sớm ấy chứ :p

Về khoản in ấn thì mình không có máy in màu xịn nên không rõ lắm. Mình cũng có in thử một bản grayscale và thấy kết quả khá giống với kết quả trên màn hình. Đương nhiên là không giống hẳn vì mình dùng máy in laser đơn sắc.

Chơi game
Phần lớn các game chạy ở chế độ fullscreen đều không sử dụng color profile nên chỉ những điều chỉnh trên màn hình mới có tác dụng. Và điều này có nghĩa là để có thể thực sự calibrate được cho game thì cần phải thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau:
Màn hình phải là loại cực xịn, có khả năng lưu trữ profile ngay trên màn hình.
Tìm ra cách nào đó để các game sử dụng profile (bản thân: tìm chưa ra hoặc ra nhưng thấy không có tác dụng)
Chơi tạm với windowed mode vậy. Một số game có chế đố Windowed fullscreen như Starcraft 2 chẳng hạn.
Nhưng dù sao thì khi chơi game ít ai để ý đến màu sắc có chính xác không và thường thì chỉ cần chỉnh temperature, white luminance trực tiếp trên màn hình với sự trợ giúp của calibrator là khá chính xác rồi. Các màu sắc khác cũng không quan trọng lắm trong game.

Xem phim
Tương tự với game. Khi xem phim ít ai chú ý tới xem màu sắc có chính xác không. Như dù sao thì việc cân màu có tác dụng với phim nên hiển nhiên là hình ảnh đẹp hơn và không bị ngả màu.

Máy chiếu
Thật sự thì mình không sở hữu máy chiếu (projector) nên không biết được tác dụng thế nào nhưng khi đi mấy buổi hội thảo, giới thiệu…gì đó ở VN thì cảm thấy chẳng cần phải ngó vô cái màn chiếu làm gì vì quá nhức mắt, nhìn chẳng ra cái gì.

Kết luận
Rất hữu ích đối với dân đồ họa và những ai cần có một cái màn hình với màu sắc trung thực.

Về chương trình dùng để calibrate thì mình thích dùng basICColor hơn vì có nhiều lựa chọn và kết quả cũng tốt hơn. Đặc biệt là có chế độ gamma sRGB dùng để thiết kế web. Ngoài ra thì cảm thẩy rất thất vọng với Spyder3 Elite 3.

Thông tin liên hệ sản phẩm: Thu Trang 09 0707 4137
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên