Giải thích cho sự tăng trưởng này, Liu nói: “Những cải tiến liên tục về thiết kế và chức năng là các yếu tố chính thúc thúc đẩy người dùng đến với smartwatch. Cụ thể, kết nối LTE sẽ là một sự thúc đẩy mạnh mẽ, vì nó cho phép người dùng smartwatch duy trì kết nối khi không cầm điện thoại trên tay”.
Thật thú vị, phân khúc sử dụng thiết bị đeo tăng trưởng nhanh nhất lại thuộc về những người Mỹ lớn tuổi, với hơn 8 triệu người từ 55 tuổi trở lên sẽ bắt đầu sử dụng thiết bị đeo vào năm 2019. Con số này tương ứng mức tăng trưởng hơn 15% so với năm 2018.
Có thể dự đoán, một trong những động lực lớn nhất cho việc tăng cường sử dụng thiết bị đeo ở người cao tuổi chính là tính năng theo dõi sức khỏe không ngừng phát triển. Một ví dụ điển hình cho điều này là Apple Watch Series 4 cho phép người dùng có được kết quả đo điện tâm đồ (ECG) khi đang di chuyển và có khả năng phát hiện ngã bất ngờ - một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người cao tuổi.
Khả năng đọc ECG dự kiến sẽ trở nên phổ biến trên các thiết bị đeo trong năm tới và có khả năng giúp hàng triệu người dùng xác định các vấn đề về sức khỏe nhanh hơn bao giờ hết. Dữ liệu hiện tại cho thấy khoảng 2,7-6,1 triệu người Mỹ có thể bị rung tâm nhĩ, vì vậy chức năng ECG sẽ giúp bảo vệ họ theo thời gian thực tốt hơn. Đó là lý do khiến FDA đang thiết lập những lập trường linh hoạt hơn dành cho các thiết bị đeo cung cấp chức năng này.
Theo Thanh Niên