Những siêu phẩm như "Australia", "Xác ướp 3", "Hồ sơ chết"... được dày công xây dựng và đầu tư khoản tiền khổng lồ nhưng không có được phản hồi từ khán giả như mong muốn. CNN bình chọn 10 bộ phim được xem là nhạt nhẽo và ngớ ngẩn nhất.
1. Hồ sơ chết (The X-Files: I Want to Believe): Bộ phim đánh dấu một kết cục đáng tiếc cho hai nhân vật chính là Scully và Mulder nhưng không hề căng thẳng và hấp dẫn như phiên bản truyền hình.
2. Tình yêu sét đánh (What Happens in Vegas): Tình huống Ashton Kutcher ăn trộm cánh cửa phòng tắm thật buồn tẻ. Bộ phim được cho là tác phẩm hài kém lãng mạn nhất trong năm.
3. Chờ ngày hành quyết (88 Minutes): Al Pacino chỉ có 88 phút sống sót trong bộ phim vòng vo ngớ ngẩn với cái chết đau đớn chậm chạp.
4. Bảy số phận (Seven Pounds): Bộ phim ướt át có sự tham gia của tài tử Will Smith khi nhân vật của anh phải cứu vớt số phận của 7 người xa lạ . CNN khuyên khán giả nên tắm cùng một con sứa còn hơn là xem bộ phim đáng xấu hổ này.
5. Bí mật dưới đáy biển (Fool's Gold): Những tấm ảnh tình cảm của Kate Hudson và Matthew McConaughey trong các kỳ nghỉ bên biển còn thú vị hơn cuộc phiêu lưu uể oải và kỳ cục trong phim .
6. Chuyện tình nước Úc (Australia): Mặc dù rất yêu các tác phẩm kinh điển của Hollywood và mong muốn làm được một bộ phim như thế, Baz Luhrmann đã không thể thành công trong việc biến mơ ước thành hiện thực
7. Mắt đại bàng (Eagle Eye): Một bộ phim công nghệ được đầu tư kinh phí lớn, vay mượn từ nhiều thứ nhưng chẳng đem lại một ý nghĩa nào cả
8. Xác ướp 3: Lăng mộ Tần vương (The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor): Không có gì tùy tiện hơn khi một bộ phim về xác ướp lại không hề có xác ướp. Nữ diễn viên Rachel Weisz đã có một sự lựa chọn đúng đắn khi không tham gia phần phim này
9. Linh hồn (The Spirit): Những bộ phim như 300 hay Sin City khiến khán giả thấy nhạt nhẽo nhưng ít ra chúng cũng có trình độ kỹ thuật để che những khiếm khuyết. Nhưng bộ phim do chính Frank Miller đạo diễn lại là một sự lúng túng ngớ ngẩn.
10. Những trò chơi vui vẻ (Funny Games): Đạo diễn Michael Haneke được đánh giá là nhà làm phim tài năng, nhưng tác phẩm phiên bản Mỹ làm lại từ chính bộ phim Áo của ông lại là lời trách mắng kiêu căng, dư thừa.
Nguồn
1. Hồ sơ chết (The X-Files: I Want to Believe): Bộ phim đánh dấu một kết cục đáng tiếc cho hai nhân vật chính là Scully và Mulder nhưng không hề căng thẳng và hấp dẫn như phiên bản truyền hình.
2. Tình yêu sét đánh (What Happens in Vegas): Tình huống Ashton Kutcher ăn trộm cánh cửa phòng tắm thật buồn tẻ. Bộ phim được cho là tác phẩm hài kém lãng mạn nhất trong năm.
3. Chờ ngày hành quyết (88 Minutes): Al Pacino chỉ có 88 phút sống sót trong bộ phim vòng vo ngớ ngẩn với cái chết đau đớn chậm chạp.
4. Bảy số phận (Seven Pounds): Bộ phim ướt át có sự tham gia của tài tử Will Smith khi nhân vật của anh phải cứu vớt số phận của 7 người xa lạ . CNN khuyên khán giả nên tắm cùng một con sứa còn hơn là xem bộ phim đáng xấu hổ này.
5. Bí mật dưới đáy biển (Fool's Gold): Những tấm ảnh tình cảm của Kate Hudson và Matthew McConaughey trong các kỳ nghỉ bên biển còn thú vị hơn cuộc phiêu lưu uể oải và kỳ cục trong phim .
6. Chuyện tình nước Úc (Australia): Mặc dù rất yêu các tác phẩm kinh điển của Hollywood và mong muốn làm được một bộ phim như thế, Baz Luhrmann đã không thể thành công trong việc biến mơ ước thành hiện thực
7. Mắt đại bàng (Eagle Eye): Một bộ phim công nghệ được đầu tư kinh phí lớn, vay mượn từ nhiều thứ nhưng chẳng đem lại một ý nghĩa nào cả
8. Xác ướp 3: Lăng mộ Tần vương (The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor): Không có gì tùy tiện hơn khi một bộ phim về xác ướp lại không hề có xác ướp. Nữ diễn viên Rachel Weisz đã có một sự lựa chọn đúng đắn khi không tham gia phần phim này
9. Linh hồn (The Spirit): Những bộ phim như 300 hay Sin City khiến khán giả thấy nhạt nhẽo nhưng ít ra chúng cũng có trình độ kỹ thuật để che những khiếm khuyết. Nhưng bộ phim do chính Frank Miller đạo diễn lại là một sự lúng túng ngớ ngẩn.
10. Những trò chơi vui vẻ (Funny Games): Đạo diễn Michael Haneke được đánh giá là nhà làm phim tài năng, nhưng tác phẩm phiên bản Mỹ làm lại từ chính bộ phim Áo của ông lại là lời trách mắng kiêu căng, dư thừa.
Nguồn