The Zone of Interest (2023) - "Chỉ có súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại"

Bui An

Lãng Khách
Hãy nhìn vào bức hình, một khung cảnh rất vui vẻ bình yên của một gia đình vào ngày cuối tuần. Và hãy nhìn vào phía bầu trời, nhìn vào làn khói trắng bốc lên, đó là khói thoát ra từ lò thiêu của trại Auschwitz. Người đàn ông đứng giữa khung hình là trưởng trại và cũng là người chồng, người cha của gia đình hạnh phúc kia.

1710120752278.jpeg


"The Zone of Interest" dịch ra có nghĩa là "vùng quan tâm", tức là mỗi người sẽ có một vùng - khu vực mà mình quan tâm, bất kể xung quanh, hoàn cảnh có như thế nào. Chữ Interest còn có nghĩa là thích thú, nên tiêu đề của phim thực sự là một kiểu chơi chữ và cũng phản ánh đúng bản chất chủ đề mà phim mang lại.

Cuộc thảm sát Holocaust trong thế chiến thứ 2 đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái (trong đó có 1 triệu trẻ em), cùng với đó là 5 triệu người khác gồm người Di-gan, người Slav, tù binh chiến tranh Liên Xô, người Cộng sản, người đồng tính, Nhân chứng Jehovah, và những người khuyết tật về tinh thần và thể trạng. Đức Quốc Xã đã lập ra 11.000 trại trên khắp châu Âu chỉ để gi ết người Do Thái, trong đó trại Auschwitz là khét tiếng nhất, gi ết nhiều nhất, là địa ngục trần gian có thật.

Chủ đề này đã có rất nhiều phim làm trước đây, trong đó có rất nhiều phim có thể nói là cực hay, là siêu phẩm để đời như Schindler's List (1993), The Pianist (2002). The Reader (2008) hay gần đây là Son of Saul (2015). Nhưng bộ phim của đạo diễn người Anh Jonathan Glazer lại chọn một cách diễn đạt rất khác, rất đặc biệt. Toàn bộ phim không hề có một cảnh bạo lực tra tấn giết chóc rùng rợn nào cả, toàn bộ phim là khung cảnh đời thường, khung cảnh sinh hoạt của một gia đình, gia đình của Rudolf Höss cùng vợ và các con, ở sát ngay bên kia bức tường ngăn cách với trại Auschwitz.

Phim không có cao trào, phim chỉ có sự lạnh lùng bình thản, để đối lập với địa ngục bên kia bức tường. Bên này là vui tươi thoải mái, bên kia là tiếng gào thét thảm thiết của những con người đi vào chỗ chết. Bên này bật lò nướng bánh mì, bên kia bật lò hơi ngạt. Bên này tắm táp hồ bơi mát mẻ, bên kia bước vào lò thiêu. Một sự đối lập không cần gào thét thể hiện mà được đưa đến bằng những hình ảnh, rất ít thoại. Điện ảnh xuất sắc là vậy.

Chúng ta chỉ nhớ đến cái trại đáng sợ kia mỗi khi thấy khói bốc lên đầy trời, và khi tay chỉ huy trại ngồi bàn với các cộng sự về việc "cải tiến" lò thiêu, để làm sau thiêu hiệu quả nhất, thiêu 24/7 để đạt năng suất cao nhất. Chúng ta giật mình nhớ ra khi nghe những tiếng gào thét đầy chết chóc, những âm thanh đâm thủng tâm trí khi người ta bước tới lằn ranh sống chết, bước tới vực thẳm cuộc đời. Nhưng với những người trong ngôi nhà kia, nó trở thành âm thanh bình thường, bởi vì "vùng quan tâm" của họ không ở đấy.

"Vùng quan tâm" của người vợ chỉ huy trại chỉ là cho con cái học hành, trang hoàng căn nhà, vườn tược, trồng hoa, trồng cây để biến nó thành một căn nhà lý tưởng của bà, cho chồng, cho con, cho gia đình. Và khi Rudolf Höss có quyết định điều chuyển đi nơi khác, bà đã nhất định bảo chồng hãy xin cho cả nhà ở lại đó, ở ngay cạnh cái trại kia. Bởi chỉ có nơi đó mới khiến bà cảm thấy hạnh phúc, một sự hạnh phúc bên cạnh khổ đau, một "vùng quan tâm" thờ ơ vô cảm, với tất cả sự bất hạnh tột cùng chỉ cách vài bước chân.

Hẳn nhiên, khi làm bộ phim này, đạo diễn muốn truyền đi một thông điệp là mỗi người (nhóm người) có một "vùng quan tâm" của họ, và ngày nào họ không bị động chạm đến lợi ích, an toàn, miếng ăn ... thì họ vẫn không thay đổi "vùng quan tâm", dù cho bên cạnh họ có là trại Auschwitz, ngày ngày nhìn khói từ lò thiêu xác người bốc lên, nghe âm thanh hoảng loạn than khóc thì họ vẫn auto bỏ qua, xem như bình thường. Họ sống trong "vùng quan tâm" của họ, không quan tâm, không đánh động được lương tâm, lòng thương cảm hay cảm xúc nào cả. Và có thể là những "phức cảm" kỳ lạ của họ, sự thành kiến, căm ghét người Do Thái (bao gồm cả do tuyên truyền) của người Đức ngay từ ban đầu, đã khiến cho họ không coi những người bên kia bức tường là người nữa.

"Vùng quan tâm" đặt ra một câu hỏi nhức nhối, về quyền tự do của mỗi người, có cần phải "quan tâm" đến những điều đó hay không, có bắt buộc phải quan tâm chuyện khác hay không, họ có quyền truy cầu những gì ý nghĩa với cuộc đời họ, và kệ mẹ đời người khác. Hay như một người Đức khác, Karl Marx, có nói: "Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại mà chăm lo cho bộ lông của mình".
 

taynguyendie

Well-Known Member
Cũng giống như hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam mà lũ rợ Mỹ thải xuống VN! Thế mà đến tận bây giờ, lũ rợ ấy vẫn không thừa nhận điều đó và liên tục bác đơn kiện của Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA)! Thật đáng buồn khi loài người bị thống trị bởi lũ man rợ vô nhân tính!
 

vantieusinh

New Member
Trại Súc Vật: DẠY TRẺ NUÔI LÒNG HẬN THÙ.
Trong “Trại súc vật” của George Orwell, nhân vật Napoléon và những con lợn hôi hám bẩn thỉu đóng một vai trò quan trọng trong việc minh họa chủ đề truyền bá và thao túng thế hệ trẻ nhằm duy trì một chu kỳ hận thù và kiểm soát. Orwell sử dụng những nhân vật này để phê phán sự băng hoại của cái gọi là “lý tưởng cách mạng” và các thủ đoạn mà những kẻ nắm quyền có thể thao túng sự thật và ngôn ngữ để phục vụ mục đích riêng của họ.
Napoléon, một trong những con lợn tham lam bần tiện, trở thành thủ lĩnh của Trại súc vật sau Cuộc nổi dậy chống lại ông Jones. Khi câu chuyện tiến triển, Napoléon sử dụng các thủ đoạn ngày càng thâm độc để duy trì quyền kiểm soát trang trại của mình, phản ánh sự trỗi dậy của các chế độ toàn trị trong thế giới thực, nhất là ở các nước lạc hậu. Một trong những thủ đoạn quan trọng được Napoléon và tộc lợn ác ôn sử dụng là dạy dỗ những con vật non lòng trẻ dạ, đặc biệt là những con chó con và lợn con, những kẻ mà chúng dạy phải nuôi dưỡng lòng căm thù ngay từ khi còn rất nhỏ.
Thủ đoạn bá đạo này phục vụ nhiều mục đích. Thứ nhất, nó đảm bảo lòng trung thành với Napoléon và tộc lợn bằng cách xác định kẻ thù bên ngoài và bên trong, chẳng hạn như Snowball (đối thủ của Napoléon mà hắn ta trục xuất và đổ lỗi cho mọi bất hạnh của trang trại) và những người hàng xóm là bọn tư bản giãy chết. Bằng cách dạy những con vật nhỏ mang lòng thù hận những người được cho là “kẻ thù” này, Napoléon củng cố quyền kiểm soát của mình và ngăn chặn mọi bất đồng quan điểm hoặc nghi ngờ quyền lực của mình. Thủ đoạn này phản ánh việc các chế độ toàn trị sử dụng tuyên truyền để tạo ra kẻ thù chung, thường xuyên xảy ra ở các nước lạc hậu, từ đó đoàn kết dân chúng vì một mục tiêu duy nhất và chuyển hướng sự chú ý khỏi những thất bại của chính chế độ thối nát hiện tại.
Hơn nữa, lòng căm thù đối với những “kẻ thù bên ngoài và bên trong” này là đạo đức giả sâu sắc, được bộc lộ ở cuối truyện. Đỉnh cao của cuốn tiểu thuyết cho thấy những con lợn tham gia buôn bán và kết thân với những người nông dân loài người, làm mờ đi ranh giới giữa kẻ áp bức và kẻ bị áp bức. Điều này lên đến đỉnh điểm là cảnh cuối cùng nổi tiếng khi các loài động vật khác không còn phân biệt được giữa tộc lợn và người. Sự đạo đức giả này nhấn mạnh sự phản bội những cái gọi là “lý tưởng cách mạng” mà Trại Súc Vật được thành lập dựa trên, khi những con lợn áp dụng chính những hành vi và chính sách mà ban đầu chúng chống lại.
Bức tranh của Orwell về Napoléon và những con lợn dạy lớp trẻ nuôi dưỡng lòng căm thù là một bài kiểm tra quan trọng về việc quyền lực có thể làm tha hóa như thế nào và việc thao túng những đứa trẻ dễ bị ảnh hưởng có thể kéo dài chu kỳ chuyên chế và áp bức như thế nào. Cuốn tiểu thuyết đóng vai trò như một câu chuyện cảnh báo về sự nguy hiểm của quyền lực độc tài độc đảng không được kiểm soát và tầm quan trọng của tư duy phản biện cũng như khả năng chống lại chế độ chuyên chế.

Nguồn: Sông Để Yêu Thương
 
Bên trên