torune
Film critic
[just]Series đánh dấu sự trở lại với 2 tập phim mở màn được điều chỉnh cho khán giả cũ lẫn mới [trích lời một khán giả chưa xem hết 9 season trước].
Nếu như với tập #1, The X-Files (2016) dùng lại tất cả các yếu tố đã giúp thương hiệu vang danh một thời...
Bằng cách giữ nguyên hình hiệu cũ, The X-Files (2016) không cố gắng khoác lên vẻ ngoài mới. Ngược lại, The X-Files (2016) tiếp tục làm những gì mà series đã làm [nhưng bị bỏ ngỏ], tạo cảm giác hoài niệm cho khán giả ít nhiều có theo dõi phim trong những năm về trước. Nhất là cái âm thanh của hình hiệu, nó đã lên hàng biểu tượng. Mỗi khi xuất hiện, âm thanh đó tập hợp hết các tín hiệu để làm nên The X-Files: bí ẩn, alien, những thuyết âm mưu...
Linh hồn của series, Fox Mulder và Dana Scully cũng trở lại với vẻ ngoài khắc khổ hơn, một phần vì tuổi tác, một phần vì các biến cố đã đến với họ trong những phần trước. Chỗ này, nhà biên kịch làm rất hay, không đặt The X-Files (2016) ngay tại thời điểm kết thúc của series cũ, mà lấy luôn bối cảnh hiện đại.
Cách xử lý này rất thông minh: 1 - đỡ mất công make up để 'trẻ hóa' hai diễn viên chính; 2 - hai diễn viên chính già dặn trong ngoại hình và chín mùi hơn trong diễn xuất; 3 - 10 năm là một khoảng thời gian dài để những biến cố không tưởng có thể xảy ra, tận dụng khoảng trống chưa khai thác này, nhà biên kịch tha hồ múa bút trong series mới.
The X-Files (2016) cũng xào lại cách kể truyện cũ. Tức là pha màu trinh thám, phần lớn khung hình dành cho 2 nhân vật chính đọc lời thoại [rất nhiều] và khả năng biểu cảm của mình. Cùng lúc, áp dụng motif thường thấy ở các phim hình sự như: mất cân bằng thông tin, phát hiện mới mâu thuẫn dữ liệu cũ, lật lại lịch sử, các phe cánh bí mật luôn đi trước một bước...
Tận dụng cách làm này có thể khiến khán giả thời đại mới ngán ngẩm nếu như theo dõi phim trên đường dài. Thêm nữa, thị trường phim truyền hình bây giờ không khác gì thị trường fastfood cả. TV series thì ồ ạt, người xem thì cả thèm chóng chán.
... thì với tập #2, The X-Files (2016) học hỏi phong cách tạo tình tiết của các phim đàn em
Thành ra, xem đến đoạn cao trào của tập này mà không nghĩ rằng đang coi 'hồ sơ tuyệt mật', thay vào đó là một cảm giác quen thuộc thường thấy ở những 'Supernatural', 'Agent of S.H.I.E.L.D.', 'X-Men' hay các phim tương tự thuộc thể loại sci-fi lấy bối cảnh hiện đại.
Yếu tố trên đây khiến cho The X-Files (2016) dễ tiêu hóa hơn với đại đa số khán giả, nhưng nó không xứng tầm với một series đáng để người hâm mộ bỏ công chờ đợi sau hơn 10 năm. Dĩ nhiên, vẫn có yếu tố siêu nhiên trong phim nhưng nó vẫn chưa lên được đỉnh của sự rùng rợn mặc cho nhà sản xuất có cố gắng đề cập với khái niệm 'đột biến gien' một cách lộ liễu. Chưa hết, cái kết của đoạn này... hơi tươi sáng cứ không 'creepy' như cái kết của tập #1.
Thứ giữ khán giả cũ với tập này không nằm ở siêu năng lực mà nhà biên kịch thổi vào cốt truyện mà là những tâm tư về cuộc sống gia đình của Mulder với Scully.
Cá nhân, torune thích tập 1 hơn tập 2. Bởi tập 1 dù có làm theo kiểu cũ nhưng nó không lẫn với series nào, trong khi tập 2 như một phim điện ảnh hạng B vô tình trôi dạt lên sóng truyền hình.
Dĩ nhiên, không thể kết luận được chất lượng của nguyên series khi mới 2/6 tập được lên sóng. Nhưng, căn cứ vào các yếu tố trên đây, The X-Files rất đáng để khán giả - đã (từng) hay chưa từng theo dõi 'hồ sơ tuyệt mật' - tiếp tục theo dõi trong những tuần tới. Nếu ai đó có lỡ bị ngán thì cũng đừng lo, vi series chỉ có 6 tập, mỗi tập hơn 40 phút, mà thôi.
p/s: Mình sẽ tiếp tục làm review phần còn lại của những 'Limitless', 'AoS', 'The Shannara Chronciles' và 'The X-Files' sau khi các series đi hết season hiện tại.[/just]
Nếu như với tập #1, The X-Files (2016) dùng lại tất cả các yếu tố đã giúp thương hiệu vang danh một thời...
Bằng cách giữ nguyên hình hiệu cũ, The X-Files (2016) không cố gắng khoác lên vẻ ngoài mới. Ngược lại, The X-Files (2016) tiếp tục làm những gì mà series đã làm [nhưng bị bỏ ngỏ], tạo cảm giác hoài niệm cho khán giả ít nhiều có theo dõi phim trong những năm về trước. Nhất là cái âm thanh của hình hiệu, nó đã lên hàng biểu tượng. Mỗi khi xuất hiện, âm thanh đó tập hợp hết các tín hiệu để làm nên The X-Files: bí ẩn, alien, những thuyết âm mưu...
Linh hồn của series, Fox Mulder và Dana Scully cũng trở lại với vẻ ngoài khắc khổ hơn, một phần vì tuổi tác, một phần vì các biến cố đã đến với họ trong những phần trước. Chỗ này, nhà biên kịch làm rất hay, không đặt The X-Files (2016) ngay tại thời điểm kết thúc của series cũ, mà lấy luôn bối cảnh hiện đại.
Cách xử lý này rất thông minh: 1 - đỡ mất công make up để 'trẻ hóa' hai diễn viên chính; 2 - hai diễn viên chính già dặn trong ngoại hình và chín mùi hơn trong diễn xuất; 3 - 10 năm là một khoảng thời gian dài để những biến cố không tưởng có thể xảy ra, tận dụng khoảng trống chưa khai thác này, nhà biên kịch tha hồ múa bút trong series mới.
The X-Files (2016) cũng xào lại cách kể truyện cũ. Tức là pha màu trinh thám, phần lớn khung hình dành cho 2 nhân vật chính đọc lời thoại [rất nhiều] và khả năng biểu cảm của mình. Cùng lúc, áp dụng motif thường thấy ở các phim hình sự như: mất cân bằng thông tin, phát hiện mới mâu thuẫn dữ liệu cũ, lật lại lịch sử, các phe cánh bí mật luôn đi trước một bước...
Tận dụng cách làm này có thể khiến khán giả thời đại mới ngán ngẩm nếu như theo dõi phim trên đường dài. Thêm nữa, thị trường phim truyền hình bây giờ không khác gì thị trường fastfood cả. TV series thì ồ ạt, người xem thì cả thèm chóng chán.
... thì với tập #2, The X-Files (2016) học hỏi phong cách tạo tình tiết của các phim đàn em
Thành ra, xem đến đoạn cao trào của tập này mà không nghĩ rằng đang coi 'hồ sơ tuyệt mật', thay vào đó là một cảm giác quen thuộc thường thấy ở những 'Supernatural', 'Agent of S.H.I.E.L.D.', 'X-Men' hay các phim tương tự thuộc thể loại sci-fi lấy bối cảnh hiện đại.
Yếu tố trên đây khiến cho The X-Files (2016) dễ tiêu hóa hơn với đại đa số khán giả, nhưng nó không xứng tầm với một series đáng để người hâm mộ bỏ công chờ đợi sau hơn 10 năm. Dĩ nhiên, vẫn có yếu tố siêu nhiên trong phim nhưng nó vẫn chưa lên được đỉnh của sự rùng rợn mặc cho nhà sản xuất có cố gắng đề cập với khái niệm 'đột biến gien' một cách lộ liễu. Chưa hết, cái kết của đoạn này... hơi tươi sáng cứ không 'creepy' như cái kết của tập #1.
Thứ giữ khán giả cũ với tập này không nằm ở siêu năng lực mà nhà biên kịch thổi vào cốt truyện mà là những tâm tư về cuộc sống gia đình của Mulder với Scully.
Cá nhân, torune thích tập 1 hơn tập 2. Bởi tập 1 dù có làm theo kiểu cũ nhưng nó không lẫn với series nào, trong khi tập 2 như một phim điện ảnh hạng B vô tình trôi dạt lên sóng truyền hình.
Dĩ nhiên, không thể kết luận được chất lượng của nguyên series khi mới 2/6 tập được lên sóng. Nhưng, căn cứ vào các yếu tố trên đây, The X-Files rất đáng để khán giả - đã (từng) hay chưa từng theo dõi 'hồ sơ tuyệt mật' - tiếp tục theo dõi trong những tuần tới. Nếu ai đó có lỡ bị ngán thì cũng đừng lo, vi series chỉ có 6 tập, mỗi tập hơn 40 phút, mà thôi.
torune@hdvietnam
p/s: Mình sẽ tiếp tục làm review phần còn lại của những 'Limitless', 'AoS', 'The Shannara Chronciles' và 'The X-Files' sau khi các series đi hết season hiện tại.[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: