Bài víêt có spoiler cop từ blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-EoyNfVU8cqiZQ700V.Tu2Q.M?p=1538#comments
Cuối thập niên 80, khi các ca khúc rock của Guns N' Roses vang lên trong từng căn phòng của thanh niên Mỹ thì Randy "the Ram" cũng là một "thần tượng" của người Mỹ. Anh là một wrestler - một võ sĩ biểu diễn, với những trận đấu kịch tính, hào hùng giữa đám đông khán giả hàng vạn người.
Gần 20 năm sau, thời của Guns N' Roses đã qua từ lâu, Randy, giờ là Randy Robinson, chỉ còn là một anh hàng thịt trong siêu thị. Không vợ, bị con gái từ mặt, sống trong một căn hộ di động tồi tàn mà nhiều khi anh, ông thì đúng hơn, còn không được vào nhà vì chưa đóng tiền thuê trọ, Randy chỉ còn niềm vui là những trận đấu biểu diễn vào cuối tuần với không nhiều khán giả và những cuộc gặp gỡ với "fan hâm mộ" của anh những năm 80. Nhưng ngay cái niềm vui le lói đó của Randy cũng nhanh chóng tắt ngấm sau một cơn đau tim đột ngột, theo lời bác sĩ thì nếu còn cố thi đấu, trái tim của anh sẽ không chịu nổi, anh sẽ chết.
Randy còn lại gì trong cuộc đời? Anh chẳng còn gì cả. một mối tình thoảng qua với cô vũ nữ thoát y, người luôn sợ hãi vượt qua cái ranh giới "khách hàng-nhân viên" để đến với anh, những phút hạnh phúc hiếm hoi bên con gái chỉm nghỉm trong cái biển thù ghét và giận dữ của con gái Randy "dành" cho anh. Vô số những vết thương trên sàn đấu không là gì với Randy, anh chỉ cảm thấy đau đớn vì cuộc đời ngoài kia, nơi một wrestler như anh luôn bị coi là một gã bán thịt thô lỗ, cục cằn và vô trách nhiệm.
"The only place I get hurt is out there. The world don't give a shit about me."
Hy vọng duy nhất của anh là khán giả và những trận đấu, nơi anh bước ra sàn đấu trong lời ca của "Sweet Child O' Mine" cùng tiếng hò reo từ đám đông khán giả. Nhưng còn trái tim của Randy...?
Thực sự thì mô-típ của The Wrestler hoàn toàn không mới, một võ sĩ hết thời sống với ảo ảnh về hào quang quá khứ, một vũ nữ với mối tình cách trở vì địa vị, cuộc sống. Nhưng diễn xuất của dàn diễn viên đã giúp The Wrestler tỏa sáng. Từng là một ngôi sao điện ảnh của thập niên 1980 rồi tự tay phá bỏ đi cái hình tượng ấy với những kịch bản chọn dở, những cư xử nông nổi nơi phim trường, Mickey Rourke coi Randy "the Ram" là vai diễn của đời mình và có lẽ cũng không ai có thể đóng vai này hợp hơn Rourke, đạo diễn Aronofsky kể lại rằng người đầu tiên được chọn vào vai Randy là Nicolas Cage, nhưng chính Cage đã chủ động rời phim trường để nhường chỗ cho Rourke vì có lẽ cả anh, cả Aronofsky đều biết rằng chỉ có Rourke "mới là Randy". "Randy của Rourke" là tay võ sĩ gai góc nơi đấu trường, nhưng bên trong làn da rám đỏ và những cơ bắp cuồn cuộn, khán giả lại thấy một người đàn ông cô đơn giữa cuộc đời với cuộc tìm kiếm vô vọng một chỗ dựa tinh thần, một niềm an ủi để ông có thể thanh thản rời sàn đấu. Bên cạnh Randy, người ta còn thấy một Cassidy (qua diễn xuất tuyệt vời của Marisa Tomei), cô vũ nữ khỏa thân luôn sống trong nỗi ám ảnh về cái ranh giới nghề nghiệp, cái ranh giới khiến cô không thể bày tỏ tình yêu và sự quan tâm tới người đàn ông mà cô yêu quý. Xem xong phim, tôi thấy Oscar năm nay nên nhường cho Rourke, vì Penn sau Milk chắc sẽ còn nhiều cơ hội khác (thực tế thì Sean cũng đã có 1 Oscar), còn Rourke có lẽ sẽ khó mà có được một vai diễn khác xuất sắc như thế, bởi Randy đã là vai diễn của đời anh.
http://blog.360.yahoo.com/blog-EoyNfVU8cqiZQ700V.Tu2Q.M?p=1538#comments
Cuối thập niên 80, khi các ca khúc rock của Guns N' Roses vang lên trong từng căn phòng của thanh niên Mỹ thì Randy "the Ram" cũng là một "thần tượng" của người Mỹ. Anh là một wrestler - một võ sĩ biểu diễn, với những trận đấu kịch tính, hào hùng giữa đám đông khán giả hàng vạn người.
Gần 20 năm sau, thời của Guns N' Roses đã qua từ lâu, Randy, giờ là Randy Robinson, chỉ còn là một anh hàng thịt trong siêu thị. Không vợ, bị con gái từ mặt, sống trong một căn hộ di động tồi tàn mà nhiều khi anh, ông thì đúng hơn, còn không được vào nhà vì chưa đóng tiền thuê trọ, Randy chỉ còn niềm vui là những trận đấu biểu diễn vào cuối tuần với không nhiều khán giả và những cuộc gặp gỡ với "fan hâm mộ" của anh những năm 80. Nhưng ngay cái niềm vui le lói đó của Randy cũng nhanh chóng tắt ngấm sau một cơn đau tim đột ngột, theo lời bác sĩ thì nếu còn cố thi đấu, trái tim của anh sẽ không chịu nổi, anh sẽ chết.
Randy còn lại gì trong cuộc đời? Anh chẳng còn gì cả. một mối tình thoảng qua với cô vũ nữ thoát y, người luôn sợ hãi vượt qua cái ranh giới "khách hàng-nhân viên" để đến với anh, những phút hạnh phúc hiếm hoi bên con gái chỉm nghỉm trong cái biển thù ghét và giận dữ của con gái Randy "dành" cho anh. Vô số những vết thương trên sàn đấu không là gì với Randy, anh chỉ cảm thấy đau đớn vì cuộc đời ngoài kia, nơi một wrestler như anh luôn bị coi là một gã bán thịt thô lỗ, cục cằn và vô trách nhiệm.
"The only place I get hurt is out there. The world don't give a shit about me."
Hy vọng duy nhất của anh là khán giả và những trận đấu, nơi anh bước ra sàn đấu trong lời ca của "Sweet Child O' Mine" cùng tiếng hò reo từ đám đông khán giả. Nhưng còn trái tim của Randy...?
Thực sự thì mô-típ của The Wrestler hoàn toàn không mới, một võ sĩ hết thời sống với ảo ảnh về hào quang quá khứ, một vũ nữ với mối tình cách trở vì địa vị, cuộc sống. Nhưng diễn xuất của dàn diễn viên đã giúp The Wrestler tỏa sáng. Từng là một ngôi sao điện ảnh của thập niên 1980 rồi tự tay phá bỏ đi cái hình tượng ấy với những kịch bản chọn dở, những cư xử nông nổi nơi phim trường, Mickey Rourke coi Randy "the Ram" là vai diễn của đời mình và có lẽ cũng không ai có thể đóng vai này hợp hơn Rourke, đạo diễn Aronofsky kể lại rằng người đầu tiên được chọn vào vai Randy là Nicolas Cage, nhưng chính Cage đã chủ động rời phim trường để nhường chỗ cho Rourke vì có lẽ cả anh, cả Aronofsky đều biết rằng chỉ có Rourke "mới là Randy". "Randy của Rourke" là tay võ sĩ gai góc nơi đấu trường, nhưng bên trong làn da rám đỏ và những cơ bắp cuồn cuộn, khán giả lại thấy một người đàn ông cô đơn giữa cuộc đời với cuộc tìm kiếm vô vọng một chỗ dựa tinh thần, một niềm an ủi để ông có thể thanh thản rời sàn đấu. Bên cạnh Randy, người ta còn thấy một Cassidy (qua diễn xuất tuyệt vời của Marisa Tomei), cô vũ nữ khỏa thân luôn sống trong nỗi ám ảnh về cái ranh giới nghề nghiệp, cái ranh giới khiến cô không thể bày tỏ tình yêu và sự quan tâm tới người đàn ông mà cô yêu quý. Xem xong phim, tôi thấy Oscar năm nay nên nhường cho Rourke, vì Penn sau Milk chắc sẽ còn nhiều cơ hội khác (thực tế thì Sean cũng đã có 1 Oscar), còn Rourke có lẽ sẽ khó mà có được một vai diễn khác xuất sắc như thế, bởi Randy đã là vai diễn của đời anh.