Bị cuốn hút ngay từ hình ảnh đầu tiên khi máy quay lao vun vút lên đỉnh tòa tháp đôi trong trailer, và tò mò trước tin đồn là nhiều khán giả xem IMAX phim này cảm thấy buồn nôn vì chóng mặt, nên Monk đã rất háo hức chờ ngày bộ phim ra mắt ở VN để xem. Tuy nhiên, do ban đầu CGV không xếp lịch chiếu IMAX phim này nên Monk đành coi tạm The Last Witch Hunter để rồi nhận lấy sự thất vọng, và khi đã thu xếp được thời gian để xem phim này thì... cảm giác vẫn chưa thật sự "buồn nôn" như kỳ vọng qua các bài báo PR.
3D: Hiệu ứng 3D nổi trong phim này rất ít. TUY NHIÊN, có 5 cảnh quăng ném đảm bảo sẽ làm bạn giật mình và thậm chí nhắm mắt lại. Có thể nói đây là phim khiến Monk giật mình nhắm mắt nhiều nhất từ khi xem 3D ở rạp đến giờ. Sự cộng hưởng từ âm thanh và nhiều đoạn cho vật thể bay vụt về phía màn hình khiến khán giả trong phòng chiếu cũng phải la lên.
Đây có thể xem là thành công, bù đắp cho việc thiếu hụt quá nhiều hiệu ứng 3D cả về độ nổi lẫn độ sâu. Monk mong chờ độ sâu của phim sẽ khiến Monk chóng mặt và choáng ngợp với góc quay từ trên cao lao xuống, nhưng rất tiếc là không ấn tượng mấy. Vì lẽ đó mà Monk không có cảm giác buồn nôn như báo chí đưa tin.
IMAX: Không hiểu sao mà Monk có cảm giác bản phim chiếu rạp có vẻ bị vỡ hình, nhất là ở các cảnh lia máy quay, nên không rõ là có chiếu đúng chuẩn hay không. Thậm chí nhiều đoạn phụ đề cũng như bị vỡ vụn nữa. Bù lại, phim có nhiều góc quay rộng, nhất là khi ở trên đỉnh tháp, nhìn khung cảnh xung quanh rất đã.
HÌNH ẢNH: Đây là điểm mà Monk thích nhất ở phim này. Chẳng những phim có nhiều góc quay đẹp, mà phần chuyển cảnh cũng rất nghệ thuật và mượt mà. Góc quay không mới, cảnh chuyển cũng khá cũ kỹ như bài học vở lòng của dân quay phim, đạo diễn, dựng phim. Nhưng sự phối hợp giữa các hình ảnh chồng lấp, xen kẽ với nhau tạo nên một bức tranh đúng nghĩa.
Đây là phim thứ 2 sau Crimson Peak khiến Monk ấn tượng với cách chuyển cảnh trong phim (Crimson Peak dùng cách chuyển cảnh thu nhỏ khung hình thành hình tròn và zoom vào đối tượng, gọi là Iris Wipe, như trong phim Charlie Chaplin), khi mà ngày nay, nhiều bộ phim cắt dựng chuyển cảnh hết sức thô, làm hụt hẫng cảm xúc của khán giả.
Chất nghệ thuật của bộ phim còn bộc lộ qua cách đạo diễn dùng hình ảnh mô tả cho tâm lý nhân vật. Chẳng hạn như
Hay như việc sử dụng tông đen trắng làm nền cho một số đối tượng được tô màu, nhằm làm nổi bật hình ảnh trong cảnh phim.
KỸ XẢO: Hầu như kỹ xảo trong phim chủ yếu tái hiện khung cảnh thế kỷ 20 và tòa tháp đôi. Trong đó, tòa tháp đôi được dựng lại hết sức chi tiết và đẹp. Tuy nhiên, một số ít cảnh phim vẫn có cảm giác giả do ghép cảnh.
ÂM THANH: Tương tự như 3D, rất ít hiệu ứng, nhưng khi cần thì hiệu ứng trong phim thật sự phát huy tác dụng. Chẳng hạn
Chỉ chút ít âm thanh đó thôi, nhưng diễn ra trong cảnh phim hồi hộp nên cũng làm khán giả nín thở theo.
ÂM NHẠC: Nhạc phim khá hay và lãng mạn, nhất là trong những cảnh quay ở Pháp.
HÀI: Phim có sự hài hước nhẹ nhàng và thú vị, hoàn toàn sạch sẽ, đến từ những câu thoại, điệu bộ và tình huống, nhưng không phải kiểu cố ý chọc cười. Nó chỉ đủ để làm Monk nhoẻn miệng cười, hay cười mỉm, nhưng vẫn mang đến cảm giác tươi vui và nhẹ nhàng.
NHỊP PHIM: Đây lả phim tiểu sử, tâm lý, nên tất nhiên là không có hành động, gay cấn, không có twist. Nhưng phim vẫn có sự hài hước, xen kẽ đều đặn với sự hồi hộp và thú vị trong việc thực hiện kế hoạch đột nhập tòa tháp đôi.
NỘI DUNG: Monk vừa thích cũng vừa không thích phần nội dung của phim này.
Thích, vì phim có cách giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh dẫn đến quyết định mạo hiểm rất tốt và hài hước, thú vị. Có thể nói phim xây dựng lý lịch và tâm lý nhân vật rất hay. Các bài học mà nhân vật tích lũy trong quá trình theo đuổi ước mơ rất có giá trị. Không chỉ với nhân vật mà cả với mọi người, nhất là bài học
Đoạn nhân vật nam nữ chính làm quen với nhau khá thú vị và thông minh, đúng chất nghệ sĩ.
Còn lý do mà Monk không thích, vì càng về sau, bộ phim có cái gì đó không thực tế.
Monk xem mà có cảm giác dường như chính biên kịch cũng cảm thấy khó hiểu khi bám sát cuốn tự truyện, nhất là chi tiết
Một điểm không thích khác là
DIỄN VIÊN: Joseph Gordon-Levitt có một vai diễn rất hay khi anh không chỉ tạo nên sự hài hước của nhân vật, mà thậm chí cả những điệu bộ, phong cách, thần thái của một nghệ sĩ (hơi màu mè khi biểu diễn nhưng vẫn rất nam tính).
TÓM LẠI, Monk thích bộ phim vì tính nghệ thuật trong cách quay phim, chuyển cảnh, sự hài hước và diễn xuất tự nhiên, sự lãng mạn kiểu Pháp và giai điệu nhẹ nhàng.
Rất bất ngờ với 5 cảnh khiến Monk phải giật mình, dù trải nghiệm với 3D và IMAX không đã như tưởng tượng (có choáng ngợp nhưng không đến mức chóng mặt, buồn nôn).
Tuy nhiên, câu chuyện của nửa sau bộ phim không còn thú vị và hấp dẫn Monk nữa, mà có cảm giác được sắp đặt quá nhiều.
P/S: Phim bi xếp loại Cấm 16 tuổi, vì có cảnh nude (của nam, các bác đừng vội mừng), dù không quay rõ, và có lẽ vì nội dung mạo hiểm, sợ giới trẻ bắt chước.
3D: Hiệu ứng 3D nổi trong phim này rất ít. TUY NHIÊN, có 5 cảnh quăng ném đảm bảo sẽ làm bạn giật mình và thậm chí nhắm mắt lại. Có thể nói đây là phim khiến Monk giật mình nhắm mắt nhiều nhất từ khi xem 3D ở rạp đến giờ. Sự cộng hưởng từ âm thanh và nhiều đoạn cho vật thể bay vụt về phía màn hình khiến khán giả trong phòng chiếu cũng phải la lên.
Đây có thể xem là thành công, bù đắp cho việc thiếu hụt quá nhiều hiệu ứng 3D cả về độ nổi lẫn độ sâu. Monk mong chờ độ sâu của phim sẽ khiến Monk chóng mặt và choáng ngợp với góc quay từ trên cao lao xuống, nhưng rất tiếc là không ấn tượng mấy. Vì lẽ đó mà Monk không có cảm giác buồn nôn như báo chí đưa tin.
IMAX: Không hiểu sao mà Monk có cảm giác bản phim chiếu rạp có vẻ bị vỡ hình, nhất là ở các cảnh lia máy quay, nên không rõ là có chiếu đúng chuẩn hay không. Thậm chí nhiều đoạn phụ đề cũng như bị vỡ vụn nữa. Bù lại, phim có nhiều góc quay rộng, nhất là khi ở trên đỉnh tháp, nhìn khung cảnh xung quanh rất đã.
HÌNH ẢNH: Đây là điểm mà Monk thích nhất ở phim này. Chẳng những phim có nhiều góc quay đẹp, mà phần chuyển cảnh cũng rất nghệ thuật và mượt mà. Góc quay không mới, cảnh chuyển cũng khá cũ kỹ như bài học vở lòng của dân quay phim, đạo diễn, dựng phim. Nhưng sự phối hợp giữa các hình ảnh chồng lấp, xen kẽ với nhau tạo nên một bức tranh đúng nghĩa.
Đây là phim thứ 2 sau Crimson Peak khiến Monk ấn tượng với cách chuyển cảnh trong phim (Crimson Peak dùng cách chuyển cảnh thu nhỏ khung hình thành hình tròn và zoom vào đối tượng, gọi là Iris Wipe, như trong phim Charlie Chaplin), khi mà ngày nay, nhiều bộ phim cắt dựng chuyển cảnh hết sức thô, làm hụt hẫng cảm xúc của khán giả.
Chất nghệ thuật của bộ phim còn bộc lộ qua cách đạo diễn dùng hình ảnh mô tả cho tâm lý nhân vật. Chẳng hạn như
đoạn chiếc đĩa nhạc bị lệch mô tả cho tâm lý nhân vật dao động, hay hình ảnh chiếc thùng gỗ biến thành quan tài khi nhân vật đang bị rối trí, thậm chí đẹp nhất là đoạn mây bay ngang sợi dây như thể nhân vật đang ở giữa chín tầng mây, một cảm giác thiêng liêng, lâng lâng sau bao vất vả để chuẩn bị cho màn biểu diễn
Hay như việc sử dụng tông đen trắng làm nền cho một số đối tượng được tô màu, nhằm làm nổi bật hình ảnh trong cảnh phim.
KỸ XẢO: Hầu như kỹ xảo trong phim chủ yếu tái hiện khung cảnh thế kỷ 20 và tòa tháp đôi. Trong đó, tòa tháp đôi được dựng lại hết sức chi tiết và đẹp. Tuy nhiên, một số ít cảnh phim vẫn có cảm giác giả do ghép cảnh.
ÂM THANH: Tương tự như 3D, rất ít hiệu ứng, nhưng khi cần thì hiệu ứng trong phim thật sự phát huy tác dụng. Chẳng hạn
Cảnh nhân vật đang ẩn nấp, hoàn toàn không có âm thanh nào, đột nhiên âm thanh từ chiếc bộ đàm của bảo vệ vang lên ở góc trái, như thể đang ở rất gần, rồi từ từ nhỏ và xa dần.
Chỉ chút ít âm thanh đó thôi, nhưng diễn ra trong cảnh phim hồi hộp nên cũng làm khán giả nín thở theo.
ÂM NHẠC: Nhạc phim khá hay và lãng mạn, nhất là trong những cảnh quay ở Pháp.
HÀI: Phim có sự hài hước nhẹ nhàng và thú vị, hoàn toàn sạch sẽ, đến từ những câu thoại, điệu bộ và tình huống, nhưng không phải kiểu cố ý chọc cười. Nó chỉ đủ để làm Monk nhoẻn miệng cười, hay cười mỉm, nhưng vẫn mang đến cảm giác tươi vui và nhẹ nhàng.
NHỊP PHIM: Đây lả phim tiểu sử, tâm lý, nên tất nhiên là không có hành động, gay cấn, không có twist. Nhưng phim vẫn có sự hài hước, xen kẽ đều đặn với sự hồi hộp và thú vị trong việc thực hiện kế hoạch đột nhập tòa tháp đôi.
NỘI DUNG: Monk vừa thích cũng vừa không thích phần nội dung của phim này.
Thích, vì phim có cách giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh dẫn đến quyết định mạo hiểm rất tốt và hài hước, thú vị. Có thể nói phim xây dựng lý lịch và tâm lý nhân vật rất hay. Các bài học mà nhân vật tích lũy trong quá trình theo đuổi ước mơ rất có giá trị. Không chỉ với nhân vật mà cả với mọi người, nhất là bài học
"3 bước cuối cùng".
Còn lý do mà Monk không thích, vì càng về sau, bộ phim có cái gì đó không thực tế.
Đi đến đâu là có quen biết và hỗ trợ đến đó. Mọi khó khăn hầu như chỉ để cho vui.
Monk xem mà có cảm giác dường như chính biên kịch cũng cảm thấy khó hiểu khi bám sát cuốn tự truyện, nhất là chi tiết
"người đàn ông bí ẩn cuối phim", đột nhiên xuất hiện rồi bỏ đi mà không hề có phản ứng gì.
Một điểm không thích khác là
SPOIL NẶNG, CHỈ MỞ SAU KHI XEM PHIM
ở màn "cù nhây" trên dây khi cảnh sát đến, lúc này có cảm giác anh này đang liều lĩnh với chính bản thân và cả những người khác. Chỉ cần tai nạn xảy ra thì những người có liên quan phải chịu trách nhiệm và tòa nhà dừng thi công, nhiều người mất việc, thế mà bộ phim vẫn cho đám đông công nhân vỗ tay ầm ĩ thay vì quay sang chửi rủa anh suýt làm họ mang họa.
DIỄN VIÊN: Joseph Gordon-Levitt có một vai diễn rất hay khi anh không chỉ tạo nên sự hài hước của nhân vật, mà thậm chí cả những điệu bộ, phong cách, thần thái của một nghệ sĩ (hơi màu mè khi biểu diễn nhưng vẫn rất nam tính).
TÓM LẠI, Monk thích bộ phim vì tính nghệ thuật trong cách quay phim, chuyển cảnh, sự hài hước và diễn xuất tự nhiên, sự lãng mạn kiểu Pháp và giai điệu nhẹ nhàng.
Rất bất ngờ với 5 cảnh khiến Monk phải giật mình, dù trải nghiệm với 3D và IMAX không đã như tưởng tượng (có choáng ngợp nhưng không đến mức chóng mặt, buồn nôn).
Tuy nhiên, câu chuyện của nửa sau bộ phim không còn thú vị và hấp dẫn Monk nữa, mà có cảm giác được sắp đặt quá nhiều.
P/S: Phim bi xếp loại Cấm 16 tuổi, vì có cảnh nude (của nam, các bác đừng vội mừng), dù không quay rõ, và có lẽ vì nội dung mạo hiểm, sợ giới trẻ bắt chước.
Chỉnh sửa lần cuối: