[The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

scotty

Well-Known Member
[JUST][INFO=Mở đề]Sáng sớm ngày 28/6/2012, scotty đã cùng anh em nhóm tin ngồi xem buổi tường thuật trực tiếp Google I/O 2012. Riêng scotty thì chỉ mong được xem demo con Glass, nhưng thật bất ngờ là còn 1 con hàng khác cũng đã gây ấn tượng cực độ cho scotty, đó là Google Nexus Q.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên (trong buổi tường thuật), scotty đã kết nó ngay, mặc dù người ta chưa nói nó là cái gì cả, chỉ biết rằng cái gì "tròn trịa" là scotty kết liền, mà cũng đoán nó là hàng công nghệ rồi cộng với kiểu dáng tròn trịa nữa là tự dưng liên tưởng đến mấy cái phim khoa học viễn tưởng. Vâng, những lời này là để khẳng định, scotty cực kỳ thích con hàng Nexus Q này, cho dù chưa biết nó mô tê ra sao cả.

Trong khi chờ bác Chip hay các bác HDvietnam nào có quan tâm đến Nexus Q và có nhu cầu rước em nó về để xài cũng như review, thì scotty do thèm biết nhanh về nó hơn nữa nên đã tìm các review ban đầu của các bác Tây "cao to" trên các trang tin công nghệ nước ngoài để đọc. Trong số các bài đánh giá thì The Verge làm có vẻ chi tiết và chất nhất, nhất là chê thẳng thừng. Vậy scotty xin "rước" bài này của The Verge về đây để chúng ta cùng tìm hiểu thêm ạ.
[/INFO]

378580-albums26538-picture62576.jpg

6 tháng trước, Google TV được chính Google dự đoán là sẽ tích hợp trong nhiều mẫu TV mới vào trước hè năm nay, thế nhưng chuyện đó đến giờ vẫn còn là lời "tiên đoán". Bất chấp chuyện đó có kết cục thế nào, Google vẫn quyết tâm đạt cho bằng được mục đích "xâm nhập" vào thế giới nghe nhìn "bé nhỏ" tại gia, với một hướng đi khác - đó là nhờ vào thiết bị truyền phát media thương hiệu chính hãng: Nexus Q.

Trước hết, Nexus Q là một receiver tiếp nhận cả hình ảnh và âm thanh, nhưng nó chỉ tiếp nhận các nội dung giải trí đó từ các dịch vụ media trên mạng của Google. Vâng, nói cách khác, ai có sử dụng các dịch vụ giải trí của Google thì mới cần Nexus Q.

Để điều khiển Nexus Q thì cần có smartphone hoặc tablet chạy hệ điều hành Android. Điều này đồng nghĩa là hệ điều hành iOS hoặc iPhone/iPad sẽ không tương thích với Nexus Q, tức là không dùng chung với Nexus Q được.

Nexus Q hiện được bán với giá $299, và được Google xác định là một sản phẩm cao cấp premium được sản xuất tại Hoa Kỳ. Vậy thì trong một thị trường đầu phát media streaming đang bắt đầu lúc nhúc nhiều thương hiệu như Roku, Apple, Sonos và nhiều hãng khác, liệu có chỗ cho Nexus Q hay cho Google không? Và liệu thiết kế và các tính năng của Nexus Q có đủ "cơ" để đảm bảo cho cái giá trên? Và http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/393807-google-nexus-q-co-phai-la.html


Phần cứng

Trong thế giới nghe nhìn tại gia hiện đang có xu hướng chuộng các cái box hình vuông bé nhỏ (PC, HD Player...), thì Nexus Q hoàn toàn tự tin là có thể tạo được sự nổi bật giữa "đám đông" đó nhờ hình dáng tròn trịa (scotty thích nó ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng là bởi cái hình thù đó của nó).

"Quả cầu" Q có trọng lượng suýt soát 1 kí lô (chính xác là 2 pound = 907g). Nó được (thiết kế) tách đôi ở một góc 45 độ bằng 1 cái vòng đính 32 cái đèn LED. Toàn bộ nửa trên của "quả cầu" Q sẽ đóng vai trò như một núm chỉnh âm lượng - chỉnh xoay tự do và trong khi chỉnh âm lượng thì một cái đèn LED xanh dương nằm ở mặt trước sẽ phát sáng ngay vào mắt người dùng. Cái đèn LED đơn độc này không chỉ mang lại cái nhìn kiểu cách cho Q, mà nó còn giúp cho người dùng thấy được ngay vị trí của nút Mute (tắt âm thanh) cảm ứng chạm của Nexus Q nữa, trong trường hợp người dùng muốn tạm thời tắt âm thanh 1 lát.

Về phần cứng bên trong thì Nexus Q được tích hợp 1GB bộ nhớ RAM và 16GB lưu trữ trên bộ nhớ flash. Phía sau nó là một dãy các cổng được gắn thụt vào trong, bao gồm micro HDMI và các cổng quang xuất âm thanh, 1 cổng Ethernet và 1 cổng USB dành cho các nhà lập trình hay phát triển sản phẩm muốn "hack" Nexus Q (tức thay đổi hay tinh chỉnh theo ý thích). Ngoài ra còn 1 bộ các đầu nối kiểu banana cho phép người dùng gắn dây kết nối loa ngoài, tận dụng luôn một bộ "rề" 25 watt (amplifier) đã tích hợp sẵn trong Nexus Q.

Theo The Verge thì tùy chọn đầu nối kiểu banana có thể tiện lợi hơn chúng ta tưởng. Trong lúc họ đang kết nối Nexus Q vào hệ thống giải trí của mình, thì họ phát hiện ra là cổng quang âm thanh gắn thụt vào trong thực sự là quá hẹp để mà gắn các dây cáp kết nối các thiết bị khác. Thêm nữa, tùy chọn kết nối bằng micro HDMI thay vì bằng cổng HDMI chuẩn đã khiến họ phải loay hoay gắn vào phía sau TV mới kết nối được với Nexus Q. Chuyện này dù gì cũng chẳng lợi lộc chút nào đối với Google cả, thậm chí khá là bất tiện hoặc làm khó người dùng, mặc dù Google có bán kèm 1 cộng cáp chuyển đầu micro HDMI sang HDMI.

"Lớp sơn nhám mang lại cảm giác trông thật sướng."

The Verge đã phải thốt lên như vậy, kể cả cái đế của Nexus Q cũng thế. Không mỗi sản phẩm của Apple, mà những sản phẩm công nghệ gần đây của các hãng có vẻ đã đạt được sự "hấp dẫn không cưỡng lại được", từ chiếc tablet Microsoft Surface và cho đến Nexus Q, các nhà đánh giá sản phẩm đều đưa ra nhận xét tương tự. Mặc dù Nexus Q rất có cơ dính bẩn hay bụi bặm rất nhanh, nhưng vụ dơ bẩn này không dễ thấy được khi đặt nó cạnh TV, theo lời The Verge.

Có điều là khi cắm và cho chạy thì lại khó hơn ta tưởng. Nexus Q chẳng có giao diện gì đặc trưng cả, chỉ đòi hỏi có một thiết bị chạy Android để điều khiển nó và kích hoạt tính năng media streaming. Khi bật Nexus Q lên là chúng ta sẽ thấy một hình ảnh quả cầu màu xanh xuất hiện trên TV, cùng với một từ "Hello" (xin chào) bằng vài ngôn ngữ khác nhau.

The Verge đã sử dụng 2 thiết bị có hỗ trợ công nghệ giao tiếp trường gần (NFC) để thử nghiệm với Nexus Q: một là Samsung Galaxy Nexus và chiếc kia là tablet Nexus 7 mới ra của Google. Họ tải ứng dụng quản lý Nexus Q để điều khiển. Lúc khởi chạy, Nexus Q sẽ "hỏi" kiểu phòng là gì và người dùng sẽ chọn câu trả lời phù hợp, sau đó nhập mật khẩu cho mạng Wi-Fi là bắt đầu sử dụng được. The Verge cho biết họ đã gặp vấn đề về kết nối giữa 2 chiếc Nexus Q với nhiều thiết bị khác (2 chiếc Nexus Q luôn, đã quá), và nói là không rõ có phải do mạng Wi-Fi nó mạnh quá nên làm rớt kết nối hay là do chính phần cứng của Nexus Q, nhưng họ khẳng định là con Nexus Q này hơi bị "kiểu cách" trong chuyện kết nối với các thiết bị khác, (thấy hơi ngài ngại rồi các bác nhỉ?)

378580-albums26538-picture62574.jpg


378580-albums26538-picture62575.jpg


378580-albums26538-picture62577.jpg


378580-albums26538-picture62578.jpg


378580-albums26538-picture62579.jpg


Ứng dụng Nexus Q
"Phương tiện duy nhất để điều khiển Nexus Q"

Vì thiếu vắng đi giao diện người dùng nên cách duy nhất để thay đổi các thiết lập cho Nexus Q là phải thông qua một ứng dụng bên ngoài. Theo scotty là hơi nhằn rồi đây, bởi hàng họ mà có riêng 1 cái giao diện người dùng thân thiện thì dễ xài hơn nhiều.

Mục đích thiết kế của Nexus Q là phải sử dụng liên kết với nhiều thiết bị khác nhau trong 1 không gian duy nhất, dạng như cộng sinh vậy. Chẳng hạn như chúng ta có thể điều chỉnh cả độ sáng của các đèn LED trên Nexus Q, hoặc tắt đi các cổng xuất hoặc thay đổi hình ảnh hiển thị phát mở khi đang nghe nhạc (và nhiều hơn nữa). Về chức năng thì có thể nói là hoàn hảo, nhưng thực sự là "lằng nhằng" khi phải dùng một ứng dụng riêng để điều khiển các thiết lập cơ bản như thế, nhất là về mặt sức mạnh mà nói thì Nexus Q đang chạy Android 4.0.4 với chip xử lý A9 hai nhân.


Nghe nhạc
"Thỏa thích, với điều kiện nhạc phải lưu trên Google"

Toàn bộ các nội dung stream bằng Nexus Q đều phải khởi động thông qua từ 1 trong 3 ứng dụng Android là: YouTube, Play Music, và Play Video. Cái "mánh" thấy rõ ở Nexus Q là nó thực sự không phải stream hoàn toàn từ smartphone hay tablet đâu, mà thay vào đó các thiết bị phụ trợ này chỉ đóng vai trò như cái điều khiển từ xa thôi - một cái điều khiển từ xa thật là hoành tráng. Chúng sẽ gọi lên các máy chủ Google và yêu cầu gởi nội dung media về Nexus Q thông qua trang web.

Chẳng hạn như khi chạy ứng dụng Play Music, một biểu tượng icon sẽ xuất hiện cạnh biểu tượng Share menu. Gõ ngón tay lên biểu tượng này sẽ chuyển tác vụ phát nhạc trên thiết bị đang phát sang phía bên Nexus Q, và cái vụ chuyển đổi này thường diễn ra rất nhanh chóng và liền lạc. Đôi khi có 1 thiết bị nào đó bị mất kết nối, khiến The Verge phải bấm thoát cái ứng dụng Nexus Q rồi mở lại, và hay là tác vụ vừa kể hoạt động trở lại ngay tức khắc.

Chúng ta có thể phát mở các nội dung có trên Play Store cũng như bất kỳ bài nhạc nào chúng ta chứa trên Google Music, và tất cả chỉ có thế. Nghĩa là chúng ta buộc phải upload nhạc lên Google Music trước đã rồi mới nghe nhạc bằng Nexus Q được. Còn các dịch vụ nghe nhạc đăng ký trả tiền như Rdio hay Spotify thì miễn xài với Nexus Q, kể cả nội dung video cũng chung số phận - ai là khách hàng của Hulu hay Netflix thì miễn xài với Nexus Q tất.

Về chất lượng âm thanh thì theo The Verge, bộ "rề" 25 watt phát đủ lớn để bao trùm căn hộ mà họ thử nghiệm cũng như cho ra âm thanh chi tiết và sạch khi kết nối với dàn loa của họ. Về mặt này, Nexus Q rất hợp với những ai muốn tổ chức tiệc tùng, hay muốn có thiết bị âm thanh dùng cho sân sau nhà. Đánh giá kiểu này thì có vẻ ít hợp với anh em HDvietnam rồi.

Thử dùng chức năng mute tiếng trong lúc mở nhạc thì hé lộ thêm 1 yếu điểm về phần cứng của Nexus Q. Cụ thể là nó hoạt động không ngon cho lắm, phải gõ liên tục vài phát thì mới mute hoặc unmute (mở lại) được tiếng.


Danh sách nhạc chung: "Còn phải cải tiến!"

Google đang quảng bá Nexus Q là "đầu phát stream media xã hội đầu tiên trên thế giới" nhờ tính năng chính của nó là "tạo playlist phối hợp". Bè bạn có thể đến và phát mở nhạc riêng của họ ngay trên Nexus Q của gia chủ, hoặc mọi người có thể cùng tạo một danh sách chung cho các bài nhạc ưa thích của mình. Đây có thể nói là tính năng cực hấp dẫn mà chúng ta có thể thấy đâu đó ở các nền tảng khác trước đây rồi, chỉ là lần này nó cụ thể hóa mạnh mẽ hơn và chất hơn ở Nexus Q.

Cách thức sử dụng thì đơn giản, chỉ cần chọn bài nhạc trong tùy chọn của tính năng là sẽ đưa nó vào danh sách mở tiếp theo. Kiểu này như các bác chúng ta chọn trước bài karaoke để hát tiếp theo vậy, và Nexus Q cũng có tùy chọn cho phép bỏ qua các bài tiếp theo mà mở ngay bài mình muốn nghe luôn.

Tuy nhiên tính năng tạo playlist chung này vẫn còn chỗ dở, đó là nếu ta đang duyệt danh sách các bài nhạc theo album hoặc theo tên ca sĩ, nếu chọn 1 bài thì thay vì chỉ chèn bài đó thôi thì nó chèn luôn 1 lô các bài kế tiếp vào playlist chung luôn. The Verge đã thử nghiệm tính năng nàu với một người bạn thì thấy nó trở nên cực kỳ dở hơi vì cái lỗi kia. The Verge sau đó đưa ra nhận định là tính năng này có thể fix thông qua cập nhật phần mềm, nhưng họ xác minh nguyên nhân gây ra lỗi này chính là tính năng chạy marquee của Nexus Q.

Vâng, chữ Q trong cái tên Nexus Q chính là viết tắt của từ "queue", nghĩa đen là "xếp hàng". Như vậy cái tên này là nhằm nêu bật được tính năng chủ chốt của Nexus Q mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Ác thay là nó lại bị dính cái lỗi không đáng kia.


Mở video
"Chí ít là chơi được SD ngon lành"



Dựa trên tinh thần của Nexus Q mà chúng ta đã biết ở trên, tác vụ phát mở video cũng phải thông qua các ứng dụng quen thuộc là YouTube hoặc Play Movies.

The Verge đã mở một tập phim Ben Popper trong sê-ri phim "90 Giây với The Verge trên YouTube" và cảm nhận là Nexus Q đã thể hiện khả năng khác thường của nó. Khi đang stream phim đó lên TV, họ đã tắt toàn bộ radio trên điện thoại của mình. Trong lúc đang xem phim trực tiếp từ YouTube, họ bật lại radio trên ứng dụng YouTube, thì ngay lập tức phim bị ngắt ngay trên TV và điện thoại lấy lại được quyền stream.


"Nhưng khi mở video từ Play Movies thì lại không hoàn hảo cho lắm."

The Verge đã thuê vài bộ phim HD và vài tập phim truyền hình dạng SD để xem, và họ nhận thấy SD thì phát ngon lành trên Nexus Q và các thiết bị di động, còn phim HD (cụ thể ở đây là The Dark Knight) lại bị giật và đứng hình trên Nexus Q mặc dù phim đó vẫn đang xem bình thường và ổn định trên Nexus 7 và Galaxy Nexus.

Chất lượng phim phải nói là khá tệ khi xem bằng Nexus Q, bất kể đó là phim HD hay SD, bởi hình ảnh đều quá tối và chuyển tông màu da đỏ hồng quá mức. Sau bài thử nghiệm này The Verge cho rằng đừng mong xem được chất lượng như Blu-ray.

378580-albums26538-picture62593.jpg


378580-albums26538-picture62592.jpg


378580-albums26538-picture62591.jpg


378580-albums26538-picture62590.jpg


378580-albums26538-picture62589.jpg


378580-albums26538-picture62588.jpg


378580-albums26538-picture62587.jpg


378580-albums26538-picture62586.jpg


378580-albums26538-picture62585.jpg


378580-albums26538-picture62584.jpg


378580-albums26538-picture62583.jpg


378580-albums26538-picture62582.jpg


378580-albums26538-picture62581.jpg


378580-albums26538-picture62580.jpg


Kết luận
"Một đầu phát streaming mà chỉ dành cho... Google"


Với kết luận bóng gió như vậy, The Verge đặt ra câu hỏi rằng, Nexus Q sẽ nhắm vào đối tượng người dùng nào đây khi mà vẫn còn quá nhiều lỗi (bug) và lỗ hổng về tính năng và chức năng. Các đầu phát khác hiện có trên thị trường thậm chí còn cung cấp nhiều chức năng hơn với mức giá thấp hơn so với Nexus Q, chưa muốn nói tính năng DLNA streaming đơn giản thế, kết nối với Play Store nhanh lẹ mà cũng không thấy.

Riêng về thiết kế thì khỏi chê, cực kỳ bắt mắt (scotty mới thấy cũng đã mê ngay tít), nhưng cái giá $299 thì lại khiến người dùng lăn tăn ngay bất kể nó đẹp và bắt mắt đến mấy, chưa kể Google cũng đang bán bộ loa Triad ($399) kèm theo Nexus Q cũng khiến người ta phải lưỡng lự thêm. Xét hết mọi mặt thì Nexus Q dường như không hiệu quả dùng ở nhà riêng mà có lẽ là hợp với các nơi làm việc hay văn phòng - những nơi mà cần trang bị những chức năng "độc" và chuyên sử dụng hệ thống sinh thái (ecosystem) của Google.

Xét thêm một chút nữa thì các yếu điểm lộ rõ còn cho thấy là ở nền tảng nữa. Chức năng streaming rộng rãi với nhiều thiết bị chắc chắn sẽ được nâng cấp với phiên bản Android mới, và với mức phí mà các nhà sản xuất thiết bị di động và nhà mạng đưa ra khi cập nhật cho các thiết bị của họ thì Nexus Q vô hình trung bị buộc chặt vào phiên bản Android đã ấn định, khiến nó càng thu hẹp đối tượng người dùng hơn, mặc dù lúc này Nexus Q sẽ hỗ trợ từ Android 2.3 trở lên.

Cuối cùng, cách giải thích hay nhất có thể nói là, Google hiện đang học từ một trong các đối thủ lớn nhất của mình (có phải Microsoft? hay Apple) là nhảy qua một hướng khác và chế tạo 1 thiết bị phù hợp để sử dụng trong đại gia đình Google. Chuyện này có thể xem là chấp nhận được, nếu không muốn nói là đáng ngưỡng mộ, bởi trong khi phần mềm và các dịch vụ đám mây mà Nexus Q tận dụng đều là FREE (miễn phí) hết, thì giá cho một thiết bị điện tử dân dụng như Nexus Q thì lại không hợp lý, suy ra không phải ý định tốt đẹp nào cũng có cái kết có hậu.


Ưu điểm:

  • Thiết kế phần cứng bắt mắt, có phần quái dị
  • Stream từ YouTube tuyệt vời
  • Quy trình kết nối nhẹ nhàng, dễ dàng

Khuyết điểm:

  • Chỉ hoạt động được với Google Music, nội dung trên Play Store và YouTube
  • Kiểu cách điều khiển gây rối
  • Chất lượng hình ảnh video tệ, có vấn đề về buffer

Với đánh giá chung như trên, The Verge đã cho Google Nexus Q điểm trung bình là 5 điểm trong thang điểm 10 của họ.


6497-albums22709-picture49541.jpg


Theo The Verge
[/JUST]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

jackyjun112

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

bóc tem.....em cũg chẳng khoái em này lắm..thấy đồ điều khiển phải yêu cầu smartphone, với lại phải chỉnh nhiều.....mà cũg thaks Bác Scot share cho ae biết chút thông tin :D
 

dnghi

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Haizzz, kiểu này thì cứ tạm hài lòng với Apple TV của mình đã!!!
 
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Bài viết quá chi tiết về Nenux Q .Một trong những làn gió mới mà google mang lại. Em nó vẫn chưa hoạt động trơn tru nhưng dù sao cũng mang lại một sự trải nghiệm khác biệt cái mà ae luôn mong chờ.
 

vntp2k

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Bài viết này tạo cảm giác cho người đọc là đang "dìm hàng" con Nexus Q.

Hy vọng HDVN sớm có để review trực tiếp, như thế sẽ có đánh giá phù hợp với sở thích, nhu cầu anh em HDVN hơn.
 
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Không có cái android nào, thế là cái này vô dụng hoàn toàn với em.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Phong cách viết bài của cụ Scot giờ thay đổi hoàn toàn ấy nhỉ? Trông cá tính thật!!!
 

HLT

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Theo như bài này thì mua cái cục này về chỉ để nghe nhạc và xem SD thôi hả. Thế thì em chả ham hố gì. Các sếp xem thế nào rì viu cái để anh em mở rộng tầm mắt chứ cứ gà mờ thế này thì tội cho nhà sản xuất quá.
 

haru

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Nhìn cái này y hệt lọ nước hoa Hugo Boss. Mấy ông này chắc hay dùng nước hoa của bọn đấy :))
 

nqt0045

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

đọc xong thấy hơi thất vọng các bác nhỉ
 

lady_nmk

New Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

bác dịch tiếng anh giỏi nhể
 

chituan1710

New Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

đúng là cạnh tranh thị trường :|
 

meamthanh11

Active Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

dù sao cũng là đồ chơi công nghệ,mà cũng kén người dùng đây.
 

sonbd2

Member
Ðề: [The Verge] Đánh giá chi tiết Google Nexus Q: Ai là đối tượng xài nó?!

Dù sao có 1 en này cũng hay chứ.
 
Bên trên