The Tree of Life(2011)-Cây Đời: khởi chiếu 12/8

poly

Banned
poster2iu.jpg



Đạo diễn: Terrence Malick
Biên kịch: Terrence Malick
Âm nhạc: Alexandre Desplat
Giải thưởng: Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2011

Các diễn viên chính
Brad Pitt trong vai Mr. O’Brien
Sean Penn Jack
Jessica Chastain Mrs. O’Brien
Joanna Going Vợ Jack
Jackson Hurst Roy


Bộ phim dõi theo cuộc sống tưởng chừng như bình lặng của một gia đình có ba con trai sống tại bang Texas, nước Mỹ vào những năm 1950. Nhân vật trung tâm, người con cả Jack trải qua những thăng trầm của cuộc sống: từ tuổi thơ hồn nhiên, tuổi thiếu niên nổi loạn, và tuổi trưởng thành lạc lối giữa xã hội hiện đại. Jack lớn lên trong sự giằng xé giữa hai tính cách trái lập, một bên là người cha đại diện cho những tình cảm ức chế của con người; bên kia là người mẹ dịu dàng, mềm mỏng đầy tình thương.

[video=youtube;uvJHVJoKlOA]http://www.youtube.com/watch?v=uvJHVJoKlOA[/video]
‪The Tree of life - Duoi GLX.wmv‬‏ - YouTube


Khởi chiếu: 12/08/2011
Tại các rạp:
TP. Hồ Chí Minh: Galaxy Tân Bình, MegaStar Hùng Vương.
Hà Nội: NCC, MegaStar Vincom.


Theo Galaxy
 
Chỉnh sửa lần cuối:

losbancos

Banned
Ðề: The Tree of Life(2011)

phim này đạt giải nhất trong LHP canles.
nghe có vẻ hấp dẫn đay-háo hức chờ để doW!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Cara

Active Member
Ðề: The Tree of Life(2011)

Phim có lẽ hay ( em chưa xem chưa dám khẳng định) , nhưng nhìn mặt chú Brad dạo này em chỉ liên tưởng đến con KingKong thôi ... vẫn thu hút nhưng không đẹp trai nữa ... đúng là ai cũng chỉ có một thời ...
 

Quỷ Cung

New Member
Ðề: The Tree of Life(2011)

mặt anh Brad Pitt trong phim The Curious Case Of Benjamin Button khi trẻ đẹp trai kinh khủng hơn cả phim Se7en, có ai xem phim này chưa. ;))
 

poly

Banned
Ðề: The Tree of Life(2011)-Cây Đời: khởi chiếu 12/8

The Tree of Life – phim Mỹ đại thắng tại Liên hoan phim Cannes

Hollywood vốn là kinh đô điện ảnh, với các tác phẩm nắm giữ vị thế cao nhất ở khắp nơi trên thế giới, nhưng không phải tại Cannes - Pháp, nơi đã từ 7 năm nay chưa có tác phẩm Mỹ nào thắng giải. Thế nhưng The Tree of Life đã thuyết phục được ban giám khảo khắt khe, và kết quả cuối cùng, giải Cành Cọ Vàng danh giá nhất đã được trao về tay Bill Pohlad và Dede Gardner, hai nhà sản xuất chính của bộ phim. Vậy là kể từ năm 2004, khi bộ phim tài liệu Fahrenheit 9/11 của Michael Moore chiến thắng, điện ảnh Mỹ mới có dịp ‘nở mày nở mặt’ tại Pháp, nơi vốn là sân nhà của các bộ phim đến từ châu Âu.

%28Left+to+Right%29+Actor+Sean+Penn%2C+Jessica+Chastain+and+Brad+Pitt+attend+The+Tree+Of+Life+premiere+during+the+64th+Annual+Cannes+Film+Festival+at+Palais+des+Festivals+on+May+16%2C+2011+in+Cannes%2C+France..jpg

3 diễn viên chính của bộ phim tại Cannes 2001

Bộ phim ‘The Tree of Life’ do Galaxy phát hành, sẽ được công chiếu rộng rãi toàn quốc kể từ ngày 12/08/2011

Theo Galaxy
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Ðề: The Tree of Life(2011)-Cây Đời: khởi chiếu 12/8

có bác Brad Pitt chắc sẽ hấp dẫn đây, có thêm Agelia nữa cho đủ bộ :D
 

misaly

New Member
The tree of life - Bố mẹ là tất cả

185483_263975383619527_100000212014763_1215364_7207197_n.jpg



Có khi nào bạn đang làm việc và nhớ về gia đình, nhớ về những ngày lúc còn là trẻ thơ, nhớ về lần đầu cãi lại bố mẹ??? Điều này có lẽ đến thật tự nhiên vào một lúc nào đó, có thể là khi bạn đã sai lầm khi không nghe theo lời bố mẹ hay là khi mất đi người thân thì ta mới cảm nhận được điều đó... Và mình tin chắc rằng The Tree Of Life là một bộ phim đặt biệt dành cho những ai đã từng hư hỏng, đã từng cãi lời bố mẹ và dành cho những ai đang giận bố mẹ hiện tại.

184099_263975010286231_100000212014763_1215359_2965758_n.jpg



The Tree Of Life nói về cuộc sống bình lặng của một gia đình có ba con trai sống tại bang Texas, nước Mỹ vào những năm 1950. Cũng như bao gia đình khác, họ luôn chăm sóc hết mực cho những đứa con của mình, người bố thì luôn mong con của mình sau này sẽ thật mạnh mẽ, người mẹ thì luôn thấu hiểu những suy nghĩ của con. Dường như xuyên suốt bộ phim là hồi tưởng của người con cả Jack về quá khứ. Jack đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống: từ tuổi thơ hồn nhiên, tuổi thiếu niên nổi loạn, và tuổi trưởng thành lạc lối giữa xã hội hiện đại. Jack lớn lên trong sự giằng xé giữa hai tính cách trái lập, một bên là người cha đại diện cho những tình cảm ức chế của con người; bên kia là người mẹ dịu dàng, mềm mỏng đầy tình thương. Điều làm thay đổi cuộc sống của anh chính là cái chết của người em ở tuổi 19, anh luôn lạc lõng giữa thế giới, luôn tìm kiếm nguồn cội thực sự của sự sống nhưng có lẽ sự tự nhiên đã từng có sẽ không thể trở về.
Mở đầu phim là một hình ảnh tưởng chừng vô nghĩa nhưng khi bạn đã theo dõi tiếp tục những hình ảnh tiếp theo thì bạn sẽ dần hiểu ra. Mỗi hình ảnh mà đạo diễn Terrence Malick sử dụng đều chứa đựng những điều thay cho lời nói. Và ông không chỉ muốn nói những vần đề riêng trong một gia đình mà ông muốn nói đến những điều ở phạm vi rộng lớn.

198700_263974703619595_100000212014763_1215354_7971566_n.jpg



Xứng tầm một phim đoạt giải thưởng cao nhất tại LHP Cannes, The Tree Of Life thực sự là một đại tiệc về thị giác và thính giác. Bạn sẽ được thưởng thức những khung hình đẹp nhất, từ những hình ảnh giản dị, những hình ảnh kỹ xảo đẹp mắt đến những cảnh quay cực kì khổ công và điều làm mình không thể bỏ qua bất kì cảnh nào vì nhạc nền của phim cứ vang lên, nó như thôi thúc và làm cho bộ phim có một sức hút rất riêng. Nhưng không phải chỉ có nhiêu đó, điều mà đạo diễn Terrence Malick muốn gửi vào bộ phim mới thực sự chiếm được cảm tình của những nhà phê bình. Mình và nhiều bạn khác sau khi xem phim này đều có những cảm nhận khác nhau nhưng đều có một điểm chung là tất cả chúng mình đều thực sự đã khóc. Chúng mình khóc vì tìm thấy chính mình trong phim, rằng chúng mình đã từng có một thời như vậy.

254600_263974943619571_100000212014763_1215358_2430823_n.jpg



Phim cũng là một bài học quý giá dành cho những khán giả xem phim. Với những thanh thiếu niên, bộ phim sẽ giúp bạn ôn lại kí ức tuổi thơ và biết trân trọng những gì đang có. Còn với những bà mẹ ông bố thì phim sẽ là một kinh nghiệm dạy con đáng giá, không phải lúc nào bắt ép con làm gì cũng là tốt, hãy lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ của chúng.


Nếu bạn mong chờ những cảnh gay cấn hồi hộp hay những câu thoại hài hước thì The Tree Of Life không phải là sự lựa chọn. Ngược lại nếu bạn yêu thích diễn xuất của cặp đôi Sean Penn và Brad Pitt và bạn là dân nghiện phim thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua The Tree Of Life. Hãy xem phim, hãy tìm lại chính mình qua phim và hãy chia sẻ điều đó với mọi người.
Còn đây là thông tin về các diễn viên chính trong phim:


Sean Penn trong vai Jack

262567_263974270286305_100000212014763_1215346_3976056_n.jpg



Con cả trong gia đình ba anh em trai, Jack lớn lên trở thành một kiến trúc sư thành đạt. Nhưng càng trưởng thành, anh càng thấy lạc lõng giữa thế giới của các cao ốc chọc trời xung quanh. Những hồi ức của tuổi thơ lạ lẫm là miền đất ông tìm lại, nhằm nhớ ra những cảm xúc, niềm tin và mối liên kết mà ông đã đánh mất từ lâu.


Brad Pitt trong vai Mr. O’Brien

262827_263974500286282_100000212014763_1215351_5956332_n.jpg



Một người cha hết mực yêu gia đình, nhưng đồng thời cũng là một người đàn ông độc đoán, với những cơn nóng giận khó kiềm chế, và tư tưởng rằng các con ông phải được rèn luyện thật sắt đá để đối phó với thế giới ngoài kia. Mâu thuẫn giữa ông và người con cả Jack chính là một trong những điểm nhấn xuyên suốt bộ phim.


Jessica Chastain trong vai Mrs. O’Brien

262517_263974170286315_100000212014763_1215344_4227037_n.jpg



Trung tâm ngọt ngào của dòng ký ức tuổi thơ trong Jack chính là mẹ anh, Mrs. O’Brien, người phụ nữ hội đủ những tính cách tốt đẹp. Dịu dàng, kiên nhẫn, đằm thắm, mềm mỏng và vị tha, Mrs. O’Brien thuộc tuýp người đặt quyền lợi của tất cả mọi người trước quyền lợi của bà, và sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì chồng, vì con. Đối nghịch với người bố gai góc và nóng nảy, 3 cậu trai nhà O’Brien nương tựa nhiều hơn vào người mẹ ấm áp nhân từ.


Phim chiếu ngày 12/8 tại các rạp:
TP. Hồ Chí Minh:Galaxy Tân Bình, MegaStar Hùng Vương.
Hà Nội: NCC, MegaStar Vincom.


nguồn: The tree of life - Bố mẹ là tất cả - YuMe.vn
 

misaly

New Member
The Tree of Life Buông nỗi đau ra, vì cuộc đời vẫn tiếp diễn.

Bài viết sau có thể cho bạn biết trước nội dung phim. Hãy cân nhắc nếu bạn muốn đọc !
Tôi, với vốn phim ít ỏi, chưa bao giờ xem một bộ phim nào mà chỉ nội lời thoại trong phim thì đã có thể viết được một bài review như The Tree of Life. Tuy nhiên, thật buồn, trí nhớ tôi quá ngắn để có thể cung cấp cho bạn những câu thoại đó. Tôi xin lỗi!
Và tôi muốn nói với tất cả những người tôi quen rằng “Hãy đi xem The Tree of Life ngay khi nó được công chiếu.” Bất kể người đó là ai, là fan của dòng phim gì.
Phim mở đâu với một câu nói trong sách Job: “Ngươi ở đâu khi ta tạo ra thế giới…khi các ngôi sao mai đang ca hát và những đứa con của Chúa đang hét trong vui sướng ?” Rồi hình ảnh một ánh sáng bí ẩn, không rõ hình dạng nhập lại, thành một ngọn lửa. Và bắt đầu những scene đầu tiên của đồng cỏ, vật nuôi, ánh nắng trong trẻo, những chân váy tơ tằm của những cô gái miền Texas… Một cô gái bắt đầu tâm sự (trong phim, khi các nhân vật xưng “con”, họ đang nói chuyện với Chúa): “Các xơ đã từng dạy con, trên thế giới chỉ có hai loại người. Những người theo tự nhiên và những người kính Chúa. Những người kính Chúa là những người vị tha, thiên về những điều tốt đẹp (tôi không thể nhớ chính xác lời thoại, xin lỗi). Những người theo tự nhiên chỉ muốn thỏa mãn chính họ, và muốn người khác thỏa mãn họ. Những người kính Chúa không bao giờ có một kết cục xấu.” Nhân vật nữ, bà O’Brien, nhận được điện tín, con trai thứ 2 của bà đã chết ở tuổi 19. Những đau khổ vùng vẫy trong gia đình họ, với câu hỏi gửi lên Chúa: “Người đã ở đâu?… Linh hồn con. Con trai con.” Một kết cục không đẹp dẽ, cho một niềm tin tưởng “Những người kính Chúa không bao giờ có một kết cục xấu” thực đẹp đẽ.
Những quang cảnh hiện đại. Jack, người con trai lớn, nay đã là một người đàn ông trung niên thành đạt, sở hữu một công ty kiến trúc, trong một cuộc gọi điện thoại về cho bố anh, ông O’Brien, thừa nhận rằng anh lúc nào cũng nghĩ đến người em trai đã mất của mình. Anh luôn lạc lõng trong thế giới của mình và luôn tự hỏi làm thế nào mẹ anh có thể vượt qua những nỗi đau đó. “Tìm em“, một tiếng nói thật nhỏ gọi Jack.
Tìm em.” Quay trở về, “tìm em“. Nhưng quay trở lại rất lâu, rất lâu, rất lâu trước khi họ sinh ra. Không, phim đã quay trở về trước khi vũ trụ sinh ra. Vũ trụ sinh ra, vụ nổ Big Bang, hành tinh hình thành… Kèm với những hình ảnh mang sắc đỏ choáng ngợp đó là những bài thánh ca liên miên vô tận, và những câu hỏi liên miên vô tận của Jack: “Người ở đâu? Người hiện hữu trong hình dạng nào?” và cứ thế. Và kì lạ, tôi đã khóc rất nhiều trong suốt gần 15 phút phim về sự ra đời của vạn vật ấy. Tôi không định rõ được cảm xúc cũng như lý do vì sao tôi lại khóc. Tôi chỉ biết, và chỉ nhớ được rằng, khi những đám mây đỏ và vàng hình thành cùng những bài thánh ca, mặt tôi đã căng ra và nóng lên, và tôi không thể không khóc. Tôi ôm mặt mà khóc nghẹn, không phải mếu máo, không phải “hu hu”, tôi đã run rẩy mà khóc. Là vì nỗi đau của sự mất mát bây giờ mới chạm được đến tôi hayđơn giản là lần đầu tiên tôi cảm nhận về một Đấng Bề Trên sâu sắc đến vậy. Tôi không thích dùng Anh-Việt lộn xộn trong một bài viết, nhưng tôi thật sự không biết dùng câu gì khác hơn: It touched me to my core.
Và rồi vũ trụ hình thành. Biển, sứa, cá, khủng long. Tôi chỉ biết nói, Đẹp! Không phải chưa bao giờ nhìn thấy thiên nhiên hùng vĩ, chỉ là dù trong bất cứ trường hợp nào, thiên nhiên vẫn đem lại cho ta sự choáng ngợp và bản chất của cái đẹp để khiến bản chất trong từng con người phải rung động.
Con người. Đôi vợ chồng trẻ O’Brien. Có con. Một đứa, hai đứa, rồi ba đứa. Quá trình cậu trai đầu tiên lớn lên, biết bò, chập chững đi, ngã chảy máu, bập bẹ nói, thấy lạ khi nhìn mẹ trong gương, giận (mà không biết vì sao mình giận) khi thấy mẹ chia sẻ tình cảm với cậu trai thứ hai. Trong trẻo quá! Tình yêu lúc này đây sao đẹp thế. Những cái ôm dịu dàng và những lời thì thầm yêu thương bao giờ cũng thuần khiết, nhưng những cái ôm, hôn và lời thì thầm dành cho một đứa bé lúc còn bé tẹo tèo teo vẫn cứ trong sáng hơn cả. Vì cậu Jack đã bắt đầu lớn, và ông bà O’Brien bắt đầu dạy con.








Yêu thương chẳng bao giờ là sai. Mà…tôi cũng chẳng muốn bàn đến đúng và sai trong bô phim này. Các bạn có nhớ lời nói của cô gái, có lẽ chính là bà O’brien ở đầu phim khi chia loài người ra làm hai loại không? Chính ông bà O’Brien đang là ví dụ hình ảnh cho hai loại người đó. Họ có một điểm chung, là họ yêu con. Nhưng ở ông O’Brien (Brad Pitt) là một tình yêu thương nhuốm một chút màu sắc của cực đoan và tự luyến. Ông mong con trai mình mạnh mẽ, thành công. Ông dạy nó phải nghe lời ông trong mọi tình huống. Ông dạy nó đánh nhau. Mong nó tiếp bước những ước mơ mà mình bỏ dở. Khi dạy con, ta thường dạy nó những điều tốt đẹp, những chân lý. Nhưng đời đâu như là mơ. Khác với vợ, ông O’Brien đi làm, và đời…không như là mơ để ông sống đúng với những điều ông đã dạy. Và khi người ta lớn, người ta hay tự cho mình cái quyền quên đi những gì người ta được dạy khi còn nhỏ và khi người ta dạy con. Jack từng nói, trong những cảnh quay ông đùa giỡn thật vui vẻ với bọn trẻ: “Bố dạy bọn tôi không được nói dối, nhưng bố lại nói dối.” Ông dạy chúng không được ngắt lời, nhưng ông ngắt lời chúng khi nói. Ông phạt Jack hay đóng sập cửa, nhưng ông luôn đóng cửa cái “rầm”. Thỏa mãn bản thân, tất cả là để thỏa mãn bản thân. Dù yêu thương là có thật.





Đối lập với chồng, bà O’Brien trong sáng như một đứa trẻ và cô chỉ có tình yêu thương vô bờ dành cho những đứa con. Tôi vẫn không quên hình ảnh bà O’Brien trong chiếc váy vintage bay lơ lửng trên không trung, vời lời tâm của Jack về mẹ. Thiên thần, tôi đã nghĩ như thế. Kì lạt thật, tôi có thể kể ra nhiều biểu hiện chứng minh ông O’Brien là loại người “theo tự nhiên”, nhưng lại không thể làm thế với bà O’Brien. Tất cả những gì tôi có thể nhớ về cô là hình ảnh thiên thần đó và lúc cô đi dọc con đường về nhà sau đám tang của con trai, tự ôm lấy bản thân và hỏi “Linh hồn con. Con trai con… Người ở đâu?




Jack và R.L, cậu con trai thứ hai là một sự lựa chọn diễn viên tuyệt vời, hay diễn xuất tuyệt vời. Jack và R.L là hai bản sao của bố mẹ chúng. Ông O’Brien chủ yếu thân thiết với Jack, vì cậu là con trai cả. Vì thế, ở Jack ta có thể nhìn thấy những tia tối tăm trong đáy mắt và những cái nhíu mày. Jack luôn bị tắc ở giữa với hai luồng tư tưởng của cha và mẹ. Cậu ghét cách cha dạy mình nhưng cậu đang trở thành ông ấy. Rồi bắt đầu nổi loạn khi cha đi công tác xa nhà. Những nổi loạn của tuối mới lớn quen thuộc, rồi cũng có lúc kết thúc, nhưng nó phản chiếu lên gương mặt cậu những tia nhìn tối tăm. R.L thì khác, có lẽ do cậu chưa đủ lớn để cha câu “dạy” cậu chăng? hay cậu quá thân với mẹ khiến tâm hồn cậu cũng trong sáng như bà? Có lẽ tôi dùng nhiều từ “trong” trong bài viết này quá, nhưng đó là những gì tôi cảm nhận được từ bà O’Brien và R.L. Trong trẻo, hồn nhiên.





Jack



R.L và bố



Hình như tôi đang đi quá xa cái tiêu đề tôi đã đặt cho bài viết. Tôi đã nghĩ đến chuyện thay đổi nó đấy chứ, nhưng không được. Vì nó là điều tôi thấm thía nhất khi xem phim. Dạo gần đây tôi cảm nhận rất rõ về việc cuộc sống dễ thay đổi như thế nào, dễ kết thúc như thế nào, và con người ta dù muốn hay không muốn sẽ rời bỏ quá khứ. Rõ lắm! Từ những thứ nhỏ nhất như việc tôi thôi không ngồi ở quán cà phê quen nữa mà đi ngồi đồng ở chỗ khác, cho tới một sự thật rằng cuộc sống của tôi và gia đình vẫn đang tiếp diễn bình thường dù một người trong gia đình đã mất vài tháng trước. Trong phim, sự chiều chuộng ông O’Brien với Jack và 2 cậu em không tồn tại mãi mãi khi ông bắt đầu nghiêm khắc dạy dỗ chúng; cuộc sống không tồn tại mãi mãi khi một người bạn của Jack chết đuối và cậu lại hỏi “Người ở đâu”; những thành công của ông O’Brien không tồn tại mãi mãi khi nhà máy đóng cửa và họ phải chuyển nhà; sự nghiêm khắc cực đoan cũng chấm dứt khi ông thất bại và nhận ra thất bại… Mọi thứ vẫn cứ thế tiếp diễn.
Không phải nỗi đau bám dính lấy bạn, mà bạn đang không chịu rời bỏ nó. Bám víu lấy nó như một sự cố gắng thể hiện lòng thương nhớ. Không đau nữa không có nghĩa là đã quên.



Con trai con… Con giao nó lại cho người”. Một kết thúc mở, vì những hình ảnh trừu tượng đan xen giữa quá khứ và hiện tại làm tôi cũng không rõ ai mới là người bám víu lấy nỗi đau, bà O’Brien trong sáng như thiên thần hay cậu con trai Jack. Nhưng tôi không buồn cố gắng suy nghĩ về câu trả lời rõ ràng làm gì, vì tôi nghĩ tôi đã đạt được cái tôi muốn có ở bộ phim. Một thấu cảm của riêng mình.





The Tree of Life là một bức tranh đẹp. Giờ đây khi ngồi nhớ lại, trong đầu tôi luôn hiện lên những tia nắng xuyên qua tán cây, những giọt sương, những chân váy mang phong cách vintage đung đưa trong gió, và dòng suối với mặt nước hiện rõ mồn một những con nòng nọc đang bơi hí hoáy. Có lẽ những hình ảnh đó là câu trả lời cho câu hỏi “Người ở đâu?” trong phim. Người ở mọi nơi. Và Người không chỉ cho đi, mà Người còn lấy đi. Tôi không nghĩ đó là tàn nhẫn. Hay nó cũng thực tàn nhẫn. Phải có mất mát, con người ta mới hoàn toàn hoàn hảo. Hoặc là khiếm khuyết một cách hoàn hảo. Người dạy ta những điều ấy, vì vậy không tàn nhẫn. Nhưng dạy bằng cách lấy đi những thứ quan trọng nhất, thật quá tàn nhẫn.



Tôi thật sự muốn xin lỗi các bạn, vì tôi biết bài viết này đang rất mông lung và mơ hồ. Tôi không cho các bạn một ý nghĩa rõ ràng, hay hướng các bạn đến một ý nghĩa phim rõ ràng. Bạn biết vì sao không, tôi đã nghĩ rằng bất cứ ai đi xem The Tree of Life sẽ rút ra một ý nghĩa cho riêng mình. Bất cứ ai! Và AI cũng sẽ rút ra được một ý nghĩa riêng! Như tôi đã nói ở đầu bài, tôi muốn nói với tât cả những người tôi quen bết rằng: “Hãy đi xem The Tree of Life”. Bất cứ ai. Dù bạn thích phim hành động, dù bạn sẽ ngủ trong lúc xem phim, dù bạn xem xong và nói “Cóc hiểu phim nói gì”, tôi vẫn tin một chút gì đó của phim đã đi vào trong bạn. Việc rút ra một ý nghĩa không còn là một hành động chủ động nữa, nó đã trở thành bị động mất rồi. Một chút gì đó của phim sẽ tự ăn vào, chui vào đầu bạn, dù bạn có đón nhận nó hay có cho phép nó làm điều đó hay không. Vì ý nghĩa của phim thật sự quá rộng lớn và nhiều tầng, sẽ có một tầng nào đó chạm vào bạn, dù bạn là bất cứ ai. Tôi đã nghĩ một năm nữa tôi sẽ xem lại bộ phim này, vì con người ta sẽ thay đổi phải không? Tôi tin tôi của một năm sau sẽ lại hiểu phim theo một cách khác.


Tôi 20 tuổi, hiểu được trong The Tree of Life rằng: “Let go of the pain, because life goes on.”



nguồn: [Review] The Tree of Life – Buông nỗi đau ra, vì cuộc đời vẫn tiếp diễn.
 
Bên trên