THE TERMINAL
DRAMA - 2004
Một phim của Spielberg & Tom Hanks
Điều đầu tiên phải nói là khi nhìn vào bộ phận dàn dựng của Terminal, người xem sẽ tự hỏi mình ra làm sao hai nhân vật như Spielberg và Tom Hanks lại có thể tạo nên một bộ phim như vậy. Phong cách của Spielberg luôn là sự cầu kỳ và mang nặng sự sáng tạo độc đáo trong từng cảnh quay, khiến cho người xem đầu tiên choáng ngợp trong sự hoành tráng của dàn dựng nhưng thông suốt bộ phim, ông không để mất đi cái gọi là triết lý câu chuyện.
The Terminal làm năm 2004 là hoàn toàn ngược hẳn với suy nghĩ thông thường của Spielberg, nó là một bộ phim đơn giản nhất trong mọi sự đơn giản, cast chỉ khoảng 7-8 người, cảnh quanh cũng lại chỉ là một cái terminal nho nhỏ. Nhưng cái đáng nói ở bộ phim này lại là những ý nghĩa xét trong một phạm trù khá lớn mà nó chuyển tải đến người xem - người Mỹ và phần còn lại.
Không khó để hiểu một cốt truyện đơn giản của bộ phim, một người thuộc thế giới ....Liên Xô cũ đến với Hoa Kỳ và rơi vào tình trạng dở khóc dở cười. Nhưng trong thời gian "sinh sống tại Terminal", Navorski đã có những hành động"egoless", tức là hoàn toàn không vị kỷ hoàn toàn vì người khác, rồi thì không bao giờ quay lưng lại với tổ quốc của mình mặc dù đã có lúc ông ta được trao cơ hội. (Khi Dixon gợi ý rằng Navorski có thể nhập cảnh vào Mỹ nếu chịu nói rằng ông ta sợ hãi sự bất ổn trong nước, ở Krakozia quê hương mình).
Với những người xem phim và làm phim thông thường, hoặc ngay cả đối với những sinh viên điện ảnh như cá nhân người viết thì những câu chuyện kể trên hoàn toàn là một mô típ thường thấy và nó không đưa ra được một luận điểm lớn hơn xuay quanh một loạt những cơ sở nền tảng vốn đã được hiểu khá rộng trước đó. Nhưng đúng là xem Tom Hanks cần thiết sự kiên trì, đôi lúc là sự suy nghĩ rất sâu từ kinh nghiệm sống thì mới hiểu hết được cái gì mà mình chưa nắm bắt được hết từ bộ phim.
Có hai điểm lớn trong triết lý nhân sinh của the Terminal là rất đáng ghi nhận. Lúc đầu, khi định viết một review ở trên này, người viết đã nghĩ đến The Curious Case of Benjamin Button (một dạng Forrest Gump kiểu mới) nhưng nếu review Benjamin Button thì cùng một triết lý nhưng sẽ bị chèn thêm khá nhiều bởi các yếu tốc kỹ thuật, mà thực sự là không muốn làm mọi người đâu đầu về những cái đó.
Mấy phim này có cùng cái triết lý về sự lựa chọn. Hãy tự hỏi bản thân bạn khi làm một việc bất kỳ khi đặt ra một sự lựa chọn thì nó dựa trên những cơ sở nào (rationale)? Nó có thể là tinh toán thiệt hơn (cost & benefit calculation là bản chất con người? theo các triết gia chính trị phương Tây nổi tiếng như Machiavelli hay Thomas Hobbs trong những kinh điển phẩm như The Prince hay Leviathan) hay lợi ích tương đối? Lợi ích tương đối là gì, là thà tôi chột một mắt nhưng hàng xóm mù cả hai mắt thì như thế tôi được lợi ích tương đối? Mình được ít nhưng kẻ khác cũng được ít hơn cũng là một cơ sở cho sự lựa chọn. Cái khái niệm sự lựa chọn của lòng vị tha là một câu chuyện nghe sẽ rất viển vông trong phần lớn cuộc sống thực chúng ta đang tồn tại. "Freedom of Choice" là điều không tưởng, Freedom of choice là triết lý kêu gọi con người ở một khía cạnh nguyên sơ - trước khi quyết định làm một điều gì đó, có thể là xấu hoặc có thể là tốt, nhưng nên nhớ bạn đã, đang và sẽ luôn có cơ hội để CHỌN và nó không bị ràng buộc. The Terminal nằm trong cái nghịch lý như vậy. Giới phê bình nếu nhìn từ khía cạnh yếm thế (cynical side) thì sẽ coi đây là một bộ phim "xem cho vui", và thậm chí cho rằng ...nó kêu gọi người nhập cư nên hướng về tổ quốc mình hơn là chăm chăm tìm kiếm cuộc sống mới ở Hoa Kỳ, và nếu hiểu theo khuynh hướng như vậy thì Navorski và the Terminal lại chỉ là công cụ media mang màu sắc chính trị mà thôi.
Nhưng có lẽ phần lớn chúng ta sẽ không nhìn bộ phim như vậy. The Terminal cho người xem sự xúc động về một người con có hiếu đối với người cha già đã mất, vì một chữ ký của một ngôi sao nhạc Jazz mà sẵn lòng đến Mỹ, đến một nơi đến ngôn ngữ còn không thông thuộc.
Trong Troy, khi Agamemnon kiên quyết không rút quân về và quyết tâm ở lại trả thù người em trai bị Hector giết trên chiến trường, coi đó là một sự sỉ nhục, Odysseus có nói rằng: "không có cái gì gọi là sự sỉ nhục người chết, ông ta chết rồi". Một khoảng khắc phản ánh cái gọi là hiện thực, làm gì và không nên làm gì. Nhưng Norvoski đã làm khác, làm vì người cha của mình dù ông không còn trên đời để chứng kiên mong muốn của mình được hoàn thiện. Và hơn thế nữa, toàn bộ những gì Navorski thể hiện trong bộ phim làm cho người xem hiểu vì sao ông ta có thể lựa chọn làm được điều như vậy. Vì sao:-? Nó là một cái nhìn hơi biện chứng về đạo đức. Bạn không thể ra ngoài hành xử như một người hùng, như một người vị tha mà ở nhà lại chưa thể làm những điều tương tự đối với gia đình. Triết lý nằm ở đó. Norvoski làm mọi thứ với bạn bè, với Amelia, với rất nhiều người thậm chí không hề quen biết tại một phi trường xa lạ, tại một quốc gia mới mẻ, và cả trong hoàn cảnh cừ khôi như thế chính là đặt trên nền cái quyết định của chính ông khi lên đường đến Mỹ. Cái tính nhân văn và "bản ngã con người" nằm ở chỗ đó. Cái tài tình trong việc thể hiện những góc độ sâu sắc đó bộ phim phải cảm ơn Tom Hanks. Không ai có thể vào vai Mr Navorski tốt hơn thế, từng hành động, từng cử chỉ lời nói mô tả cái thiện tâm của con người hết sức thành công.
Câu hỏi là liệu có sự mỉa mai nào trong đó? Liệu có thể là sự mỉa mai khi cho rằng người sống vì người khác, egoless như vậy thì thực ra chỉ là một sự ngô nghê "Navorski"? Phải vì tiền, vì quyền lực, vì danh lợi chứ. Không phải sự mỉa mai, mà Spielberg và Tom Hanks đã làm nên một nhân vật nổi bật lên như thế nào. Trong cả một khung cảnh bộ phim, Navorski hiện thân hoàn toàn khác biệt với những "nhân sinh" khác. Nó ca ngợi cái khía cạnh "con người" thì đúng hơn là một sự mỉa mai. Cuộc sống ngày mai vẫn lại tiếp diễn, và nó quá rộng, quá phức tạp để có thể bao quát cho hết. Cái tài, đồng tiền, vẻ đẹp bề ngoài hay có thể là tài lẻ là 4 thứ người đàn ông hấp dẫn người phụ nữ, ít nhất trong thời buổi hiện đại ngày nay. Nhưng cái cư xử đúng mực, cái cư xử thể hiện tình người, trung thành với những đạo lý cơ bản vẫn có những giá trị không thể phai nhạt, nó là sự thật thà, trung chính. Những thứ mà xã hội nào cũng sẽ không bao giờ coi nhẹ.
Tất cả điều đó làm nền cho ý nghĩa thứ hai và cũng là cuối cùng người viết đề cập ở đây - nghịch lý nước Mỹ. Dixon là nhân vật biểu trưng cho nước Mỹ hiện thực, Navorski là biểu trưng cho giá trị nhân loại muốn và thần tượng về mặt tâm hồn con người. Cái nghịch lý đó có được nhiều học giả Mỹ nhắc đến từ lâu và ngày càng được nói nhiều trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong hoàn cảnh ngày nay. Người Mỹ lập quốc với một lịch sử ngắn ngủi, tính ra mới được 200 năm, và trong suốt 200 năm ấy, để quản lý tập thể đa phần là những người tài trôi dạt, đa phần là những người mang khát vọng làm lại cuộc sống - tức là một cộng đồng khá đồng nhất về mặt tư duy thì tât nhiên xã hội trân trọng tài năng của con người, trân trọng cái gọi là nét riêng biệt, hay chủ nghĩa cá nhân. Từ đó để đảm bảo "nhiều cái tôi" tồn tại trong cả xã hội một cách có định hướng thì luật pháp ít nhiều lại phải có nhiều cái thoáng và nhiều sự "tự do". Hơn thế nữa là một xã hội những thứ tạm gọi là hệ qui chiếu hành vi con người tồn tại ở những cung bậc rất thấp.
Chính vì thế, phim Mỹ khi làm về các khía cạnh nhân văn đôi khi hơi có sự phóng đại. Vì đơn giản rằng, đó là những thứ họ mong muốn ở chính xã hội của mình mà không có được đúng mức do rất nhiều yêu tố khách quan của lịch sử tạo nên. Quay trở lại với Terminal, Norvoski là một khát vọng, là một nhân cách được xây dựng với ham muốn nhìn thấy những cá thể biết vì cộng đồng, hay nói đúng hơn Navorski có thể học ở Dixon mà ngược lại Dixon cũng có thể học ở Norvoski nhiều thứ, tình người và luật luôn có thể đan xen vì luật là xây dựng ra trên nền tảng định hình quan hệ giữa người và người cơ mà.
Hiến pháp nước Mỹ được xây dựng trên những công trình của của Alexis de Tocqueville hay L'spirit de Loix của Montesquieu bao hàm những topic về chính trị, xã hội nhưng cũng là những công trình rất lớn về xã hội học, nhân học. Và suy cho cùng, con người mới là trung tâm của văn hóa và cũng là chủ thể quyết định.Và hãy nhớ "Freedom of Choice" - bất cứ khi nào quyết định điều gì, bạn đã luôn có cơ hội để lựa chọn.
Lời cuối cho bộ phim tuyệt vời the Terminal chỉ là một điều đơn giản, cuộc sống vẫn liên tục tiếp diễn, nhưng có những lúc chúng ta chững lại và nhìn ra xung quanh, chúng ta hiểu được mình đang đứng ở chỗ nào, hiểu được mình đang đi trên những triết lý nào kể cũng không phải là điều đơn giản, nhưng chắc chắn có những thứ có thể chúng ta vì nhiều hoàn cảnh không làm được, nhưng trong thẳm sâu của suy nghĩ, bạn thực sự mong muốn mình có những sự nhân văn - có những cái tính cách tạm gọi - tính cách "Navorski".
HDWonder
May 23rd 09
DRAMA - 2004
Một phim của Spielberg & Tom Hanks
Điều đầu tiên phải nói là khi nhìn vào bộ phận dàn dựng của Terminal, người xem sẽ tự hỏi mình ra làm sao hai nhân vật như Spielberg và Tom Hanks lại có thể tạo nên một bộ phim như vậy. Phong cách của Spielberg luôn là sự cầu kỳ và mang nặng sự sáng tạo độc đáo trong từng cảnh quay, khiến cho người xem đầu tiên choáng ngợp trong sự hoành tráng của dàn dựng nhưng thông suốt bộ phim, ông không để mất đi cái gọi là triết lý câu chuyện.
The Terminal làm năm 2004 là hoàn toàn ngược hẳn với suy nghĩ thông thường của Spielberg, nó là một bộ phim đơn giản nhất trong mọi sự đơn giản, cast chỉ khoảng 7-8 người, cảnh quanh cũng lại chỉ là một cái terminal nho nhỏ. Nhưng cái đáng nói ở bộ phim này lại là những ý nghĩa xét trong một phạm trù khá lớn mà nó chuyển tải đến người xem - người Mỹ và phần còn lại.
Không khó để hiểu một cốt truyện đơn giản của bộ phim, một người thuộc thế giới ....Liên Xô cũ đến với Hoa Kỳ và rơi vào tình trạng dở khóc dở cười. Nhưng trong thời gian "sinh sống tại Terminal", Navorski đã có những hành động"egoless", tức là hoàn toàn không vị kỷ hoàn toàn vì người khác, rồi thì không bao giờ quay lưng lại với tổ quốc của mình mặc dù đã có lúc ông ta được trao cơ hội. (Khi Dixon gợi ý rằng Navorski có thể nhập cảnh vào Mỹ nếu chịu nói rằng ông ta sợ hãi sự bất ổn trong nước, ở Krakozia quê hương mình).
Với những người xem phim và làm phim thông thường, hoặc ngay cả đối với những sinh viên điện ảnh như cá nhân người viết thì những câu chuyện kể trên hoàn toàn là một mô típ thường thấy và nó không đưa ra được một luận điểm lớn hơn xuay quanh một loạt những cơ sở nền tảng vốn đã được hiểu khá rộng trước đó. Nhưng đúng là xem Tom Hanks cần thiết sự kiên trì, đôi lúc là sự suy nghĩ rất sâu từ kinh nghiệm sống thì mới hiểu hết được cái gì mà mình chưa nắm bắt được hết từ bộ phim.
Có hai điểm lớn trong triết lý nhân sinh của the Terminal là rất đáng ghi nhận. Lúc đầu, khi định viết một review ở trên này, người viết đã nghĩ đến The Curious Case of Benjamin Button (một dạng Forrest Gump kiểu mới) nhưng nếu review Benjamin Button thì cùng một triết lý nhưng sẽ bị chèn thêm khá nhiều bởi các yếu tốc kỹ thuật, mà thực sự là không muốn làm mọi người đâu đầu về những cái đó.
Mấy phim này có cùng cái triết lý về sự lựa chọn. Hãy tự hỏi bản thân bạn khi làm một việc bất kỳ khi đặt ra một sự lựa chọn thì nó dựa trên những cơ sở nào (rationale)? Nó có thể là tinh toán thiệt hơn (cost & benefit calculation là bản chất con người? theo các triết gia chính trị phương Tây nổi tiếng như Machiavelli hay Thomas Hobbs trong những kinh điển phẩm như The Prince hay Leviathan) hay lợi ích tương đối? Lợi ích tương đối là gì, là thà tôi chột một mắt nhưng hàng xóm mù cả hai mắt thì như thế tôi được lợi ích tương đối? Mình được ít nhưng kẻ khác cũng được ít hơn cũng là một cơ sở cho sự lựa chọn. Cái khái niệm sự lựa chọn của lòng vị tha là một câu chuyện nghe sẽ rất viển vông trong phần lớn cuộc sống thực chúng ta đang tồn tại. "Freedom of Choice" là điều không tưởng, Freedom of choice là triết lý kêu gọi con người ở một khía cạnh nguyên sơ - trước khi quyết định làm một điều gì đó, có thể là xấu hoặc có thể là tốt, nhưng nên nhớ bạn đã, đang và sẽ luôn có cơ hội để CHỌN và nó không bị ràng buộc. The Terminal nằm trong cái nghịch lý như vậy. Giới phê bình nếu nhìn từ khía cạnh yếm thế (cynical side) thì sẽ coi đây là một bộ phim "xem cho vui", và thậm chí cho rằng ...nó kêu gọi người nhập cư nên hướng về tổ quốc mình hơn là chăm chăm tìm kiếm cuộc sống mới ở Hoa Kỳ, và nếu hiểu theo khuynh hướng như vậy thì Navorski và the Terminal lại chỉ là công cụ media mang màu sắc chính trị mà thôi.
Nhưng có lẽ phần lớn chúng ta sẽ không nhìn bộ phim như vậy. The Terminal cho người xem sự xúc động về một người con có hiếu đối với người cha già đã mất, vì một chữ ký của một ngôi sao nhạc Jazz mà sẵn lòng đến Mỹ, đến một nơi đến ngôn ngữ còn không thông thuộc.
Trong Troy, khi Agamemnon kiên quyết không rút quân về và quyết tâm ở lại trả thù người em trai bị Hector giết trên chiến trường, coi đó là một sự sỉ nhục, Odysseus có nói rằng: "không có cái gì gọi là sự sỉ nhục người chết, ông ta chết rồi". Một khoảng khắc phản ánh cái gọi là hiện thực, làm gì và không nên làm gì. Nhưng Norvoski đã làm khác, làm vì người cha của mình dù ông không còn trên đời để chứng kiên mong muốn của mình được hoàn thiện. Và hơn thế nữa, toàn bộ những gì Navorski thể hiện trong bộ phim làm cho người xem hiểu vì sao ông ta có thể lựa chọn làm được điều như vậy. Vì sao:-? Nó là một cái nhìn hơi biện chứng về đạo đức. Bạn không thể ra ngoài hành xử như một người hùng, như một người vị tha mà ở nhà lại chưa thể làm những điều tương tự đối với gia đình. Triết lý nằm ở đó. Norvoski làm mọi thứ với bạn bè, với Amelia, với rất nhiều người thậm chí không hề quen biết tại một phi trường xa lạ, tại một quốc gia mới mẻ, và cả trong hoàn cảnh cừ khôi như thế chính là đặt trên nền cái quyết định của chính ông khi lên đường đến Mỹ. Cái tính nhân văn và "bản ngã con người" nằm ở chỗ đó. Cái tài tình trong việc thể hiện những góc độ sâu sắc đó bộ phim phải cảm ơn Tom Hanks. Không ai có thể vào vai Mr Navorski tốt hơn thế, từng hành động, từng cử chỉ lời nói mô tả cái thiện tâm của con người hết sức thành công.
Câu hỏi là liệu có sự mỉa mai nào trong đó? Liệu có thể là sự mỉa mai khi cho rằng người sống vì người khác, egoless như vậy thì thực ra chỉ là một sự ngô nghê "Navorski"? Phải vì tiền, vì quyền lực, vì danh lợi chứ. Không phải sự mỉa mai, mà Spielberg và Tom Hanks đã làm nên một nhân vật nổi bật lên như thế nào. Trong cả một khung cảnh bộ phim, Navorski hiện thân hoàn toàn khác biệt với những "nhân sinh" khác. Nó ca ngợi cái khía cạnh "con người" thì đúng hơn là một sự mỉa mai. Cuộc sống ngày mai vẫn lại tiếp diễn, và nó quá rộng, quá phức tạp để có thể bao quát cho hết. Cái tài, đồng tiền, vẻ đẹp bề ngoài hay có thể là tài lẻ là 4 thứ người đàn ông hấp dẫn người phụ nữ, ít nhất trong thời buổi hiện đại ngày nay. Nhưng cái cư xử đúng mực, cái cư xử thể hiện tình người, trung thành với những đạo lý cơ bản vẫn có những giá trị không thể phai nhạt, nó là sự thật thà, trung chính. Những thứ mà xã hội nào cũng sẽ không bao giờ coi nhẹ.
Tất cả điều đó làm nền cho ý nghĩa thứ hai và cũng là cuối cùng người viết đề cập ở đây - nghịch lý nước Mỹ. Dixon là nhân vật biểu trưng cho nước Mỹ hiện thực, Navorski là biểu trưng cho giá trị nhân loại muốn và thần tượng về mặt tâm hồn con người. Cái nghịch lý đó có được nhiều học giả Mỹ nhắc đến từ lâu và ngày càng được nói nhiều trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc trong hoàn cảnh ngày nay. Người Mỹ lập quốc với một lịch sử ngắn ngủi, tính ra mới được 200 năm, và trong suốt 200 năm ấy, để quản lý tập thể đa phần là những người tài trôi dạt, đa phần là những người mang khát vọng làm lại cuộc sống - tức là một cộng đồng khá đồng nhất về mặt tư duy thì tât nhiên xã hội trân trọng tài năng của con người, trân trọng cái gọi là nét riêng biệt, hay chủ nghĩa cá nhân. Từ đó để đảm bảo "nhiều cái tôi" tồn tại trong cả xã hội một cách có định hướng thì luật pháp ít nhiều lại phải có nhiều cái thoáng và nhiều sự "tự do". Hơn thế nữa là một xã hội những thứ tạm gọi là hệ qui chiếu hành vi con người tồn tại ở những cung bậc rất thấp.
Chính vì thế, phim Mỹ khi làm về các khía cạnh nhân văn đôi khi hơi có sự phóng đại. Vì đơn giản rằng, đó là những thứ họ mong muốn ở chính xã hội của mình mà không có được đúng mức do rất nhiều yêu tố khách quan của lịch sử tạo nên. Quay trở lại với Terminal, Norvoski là một khát vọng, là một nhân cách được xây dựng với ham muốn nhìn thấy những cá thể biết vì cộng đồng, hay nói đúng hơn Navorski có thể học ở Dixon mà ngược lại Dixon cũng có thể học ở Norvoski nhiều thứ, tình người và luật luôn có thể đan xen vì luật là xây dựng ra trên nền tảng định hình quan hệ giữa người và người cơ mà.
Hiến pháp nước Mỹ được xây dựng trên những công trình của của Alexis de Tocqueville hay L'spirit de Loix của Montesquieu bao hàm những topic về chính trị, xã hội nhưng cũng là những công trình rất lớn về xã hội học, nhân học. Và suy cho cùng, con người mới là trung tâm của văn hóa và cũng là chủ thể quyết định.Và hãy nhớ "Freedom of Choice" - bất cứ khi nào quyết định điều gì, bạn đã luôn có cơ hội để lựa chọn.
Lời cuối cho bộ phim tuyệt vời the Terminal chỉ là một điều đơn giản, cuộc sống vẫn liên tục tiếp diễn, nhưng có những lúc chúng ta chững lại và nhìn ra xung quanh, chúng ta hiểu được mình đang đứng ở chỗ nào, hiểu được mình đang đi trên những triết lý nào kể cũng không phải là điều đơn giản, nhưng chắc chắn có những thứ có thể chúng ta vì nhiều hoàn cảnh không làm được, nhưng trong thẳm sâu của suy nghĩ, bạn thực sự mong muốn mình có những sự nhân văn - có những cái tính cách tạm gọi - tính cách "Navorski".
HDWonder
May 23rd 09
Chỉnh sửa lần cuối: